Làm giấy khai sinh mất bao lâu

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con là thủ tục bắt buộc đối với bố mẹ sau khi đứa trẻ được sinh ra. Theo quy định tại Điều 13 của Luật Hộ Tịch quy định: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con – cập nhật mới nhất

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con gồm các bước chính sau:

BƯỚC 1: Người đi đăng ký khai sinh [cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ] chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Giấy chứng sinh [do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp]. Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.

– Sổ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.

– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ [nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn]. Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

– CMND/Hộ chiếu Việt Nam [bản chính và bản photo] của cha mẹ hoặc người đi làm thay.

– Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh [có thể tìm trên mạng hoặc xin ở nơi làm thủ tục] [quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP].

BƯỚC 2: Nộp các giấy tờ trên tại UBND xã, phường, thị trấn [gọi tắt là UBND cấp xã] nơi người mẹ đăng ký thường trú [áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước].

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.

– Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác [nơi đăng ký tạm trú], thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.

– Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.

– Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

– Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân VN còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha hoặc mẹ là công dân VN cư trú ở trong nước còn người kia là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Hiện tại việc đăng ký khai sinh cho con vẫn được thực hiện theo quy định mới cập nhật ngày 01/01/2016 của Bộ tư pháp. Trong đó, các điểm mới cần lưu ý khi xét nghiệm ADN để làm giấy khai sinh cho bé:

1. Nếu cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì việc thử ADN để xác định cha con/ mẹ con là cần thiết và là một thủ tục bắt buộc.

2. Nếu cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, vào thời điểm đăng ký có hai trường hợp:

> Trường hợp 1: Nếu cha và mẹ chưa có giấy đăng ký kết hôn tại thời điểm sinh con và không có tranh chấp, thì kết hợp giải quyết việc nhận con và làm khai sinh theo thủ tục đăng ký hộ tịch. Kết quả ADN là căn cứ để việc nhận con và khai sinh được thuận tiện, nhanh chóng nhất.

> Trường hợp 2: Nếu việc cha nhận con có tranh chấp, thì cán bộ Tư pháp – Hộ tịch hướng dẫn người cha làm thủ tục nhận con tại Toà án nhân dân có thẩm quyền. Khi quyết định công nhận cha cho con của Toà án nhân dân có hiệu lực thì mới được tiến hành thủ tục làm giấy khai sinh cho con. Giấy giám định ADN trong trường hợp này là một thủ tục bắt buộc.

Như vậy việc xét nghiệm ADN huyết thống Cha Con là một thủ tục bắt buộc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài hoặc có sự tranh chấp. Trong trường hợp bình thường, kết quả xét nghiệm là một loại giấy tờ hỗ trợ cho việc nhận con được đảm bảo chính xác và thuận lợi.

>> Xem thêm: Bảng Giá Xét Nghiệm ADN Tại Hà Nội

Đăng ký khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt:

1. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: được thực hiện tại UBND cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. [UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.

2. Đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ: được thực hiện như quy định ở mục 1, trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

3. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ: UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của cha; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.

4. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ: Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định nêu trên và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

5. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam: UBND cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh

BƯỚC 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh.

Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, cán bộ Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.

Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày.

Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc. Thời gian nhận giấy khai sinh: từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần.

Chú ý: Thời Quá thời hạn quy định thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng [Khoản 1 Điều 10 Nghị định 60/2009/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp].

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay trong ngày, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã – Cơ quan phối hợp: Không

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh

– Lệ phí: Không

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Mẫu đơn, Tờ khai: Tờ khai đăng ký đăng ký khai sinh [Mẫu TP/HT-2012-TKKS.1]

Trung tâm Xét nghiệm ADN NOVAGEN
www.xetnghiemadnchacon.com

Hướng dẫn đăng ký lại khai sinh

Sửa giấy khai sinh mất bao lâu 2022? Giấy khai sinh ghi lại những thông tin về nhân thân và là giấy tờ quan trọng để đăng ký đi học của một đứa trẻ. Tuy nhiên vì rất nhiều lý do mà thông tin giấy khai sinh bị sai sót hoặc bị mất, gây nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy sửa giấy khai sinh mất bao lâu? Đăng ký lại khai sinh trong trường hợp nào? Thủ tục cải chính giấy khai sinh theo pháp luật hiện hành ra sao? Mời Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của HoaTieu.vn.

Cải chính hộ tịch là gì?

Thời gian sửa lại Giấy khai sinh được quy định trong Luật Hộ Tịch 2014

Theo quy định Khoản 12 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì việc chỉnh sửa những thông tin hộ tịch của cá nhân trong Sổ hộ tịch và trong bản chính Giấy tờ hộ tịch đã được đăng ký khi có sai sót gọi là cải chính hộ tịch.

Trường hợp Giấy khai sinh nếu có sai sót thì cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ thực hiện việc cải chính Giấy khai sinh.

Căn cứ Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch:

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Như vậy thời gian cải chính hộ tịch sẽ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ và việc thay đổi phù hợp với quy định của pháp luật.

Thời gian quy định trên là khá ngắn, trình tự tiến hành làm thủ tục hành chính này đã được tinh gọn để đảm bảo cho nhu cầu của người dân được hoàn thành nhanh chóng nhất có thể.

2. Đăng ký lại khai sinh trong trường hợp nào?

Giấy khai sinh là giấy tờ quan trọng nhất của một đứa trẻ kể từ khi khai sinh.

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Việc đăng ký lại Giấy khai sinh chỉ được thực hiện trong trường hợp đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất.

Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Do đó việc đăng ký lại khai sinh sẽ được thực hiện trong trường hợp người đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng bị mất Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch, trường hợp này người yêu cầu làm thủ tục này phải còn sống tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, nếu người này đã mất thì sẽ không được tiến hành đăng ký lại Giấy khai sinh.

Như vậy, nếu Giấy khai sinh có lỗi sai thì sẽ không được làm lại mà phải làm thủ tục cải chính Giấy khai sinh theo quy định tại tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

3. Thủ tục cải chính giấy khai sinh

Khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch quy định:

“Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch”.

Do Luật Hộ tịch cũng như các văn bản pháp luật liên quan không quy định về thành phần hồ sơ cho từng trường hợp cụ thể vì trên thực tế có rất nhiều các trường hợp sai sót mà mỗi trường hợp sai sót lại khác nhau, do vậy, khi có yêu cầu cải chính của công dân cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ xem xét nội dung yêu cầu cải chính sau đó sẽ hướng dẫn công dân nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung yêu cầu phải cải chính.

Như vậy, để thực hiện việc cải chính Giấy khai sinh thì cần liên hệ với cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết các thắc mắc về sửa giấy khai sinh mất bao lâu và đăng ký lại khai sinh trong trường hợp nào?, mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hành chính, Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật và Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Cập nhật: 04/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề