Làm landing page là gì

Landing page là gì? Cách xây dựng landing page có tỷ lệ chuyển đổi cao

03-08-2020
Đoàn Thị Thúy Huyền

Khi tìm hiểu về Marketing Online [đặc biệt là website] bạn được nghe nhiều về Landing page, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ Landing page là gì? Trong bài viết này, GOBRANDING sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về Landing page và cách xây dựng Landing page nhằm thuyết phục khách hàng thực hiện chuyển đổi.

Nội dung chính

  • 1. Landing page là gì?
    • Vậy cụ thể Landing page là gì?
    • So sánh Landing page và Website
  • 2. Các loại Landing page phổ biến
    • 2.1. Landing page thu thập khách hàng tiềm năng
    • 2.2. Landing page bán hàng
    • 2.3. Landing page chuyển đổi trung gian
    • 2.4. Landing page cung cấp thông tin hữu ích
  • 3. Landing page trong SEO
  • 4. Các yếu tố giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Landing page
    • 4.1. Màu sắc
    • 4.2. Nội dung thuyết phục, khớp với quảng cáo
    • 4.3. Bằng chứng thực tế
    • 4.4. Chỉ thu thập thông tin cần thiết
    • 4.5. Call To Action đúng vị trí, đúng mục tiêu khách hàng
    • 4.6. Lời cam kết
  • Kết luận

1. Landing page là gì?

Nhầm lẫn mà nhiều người gặp phải khi nghĩ về Landing page là họ cho rằng nó chỉ là các trang dùng với mục đích bán hàng. Chẳng hạn như bên dưới:

Ví dụ về Landing page là trang chủ của website GOBRANDING.

Tuy nhiên thực chất Landing page có thể là bất kỳ trang nào trên website như trang giới thiệu, trang blog, trang liên hệ, tùy vào mục đích cuối cùng mà người sử dụng muốn hướng đến.

Vậy cụ thể Landing page là gì?

  • Land có nghĩa là đáp, đổ bộ xuống một nơi nào đó.
  • Page là một trang độc lập trên website.

Landing page còn gọi là Trang đích vì đây là trang được xây dựng để đáp ứng mục đích cuối cùng mà bạn muốn khách hàng thực hiện, hoặc bất kỳ mục tiêu tiếp thị nào khác.

Chẳng hạn trang được gắn link trong Email Marketing, trang được sử dụng để quảng cáo trên Google, trang được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm [SEO], là một Landing page.

Khi nhấn vào vùng khoanh đỏ bạn sẽ được dẫn tới một trang cụ thể, trang này được gọi là Landing page.

Tóm lại:

Landing page là một trang độc lập trên website được sử dụng [lựa chọn] để phục vụ cho hoạt động tiếp thị. Đây là trang đầu tiên được truy cập vào sau khi người dùng nhấp vào liên kết trong quảng cáo, Email Marketing hoặc kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google,

Ví dụ: GOBRANDING muốn thu hút khách hàng truy cập vào Landing page //gobranding.com.vn/content-marketing-la-gi/ thông qua kết quả tìm kiếm trên Google, bằng cách làm SEO với từ khóa content marketing là gì. Sau một thời gian được tối ưu, khi người dùng search từ khóa content marketing là gì Landing page đã xuất hiện ở vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Lúc này doanh nghiệp có thể liên tục thu hút được một lượng truy cập lớn.

Nội dung trên website được chọn làm Landing page để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

So sánh Landing page và Website

Không quá khó để tìm thấy sự khác biệt khi so sánh giữa Landing page và Website. Bởi như định nghĩa GOBRANDING đã đưa ra ban đầu, Landing page chỉ là một trang duy nhất trên website [được gắn với một URL]. Trong khi đó, Website lại chứa tất cả các URL [bao gồm cả URL của Landing page và các URL khác].

Ví dụ: Để dễ hình dung hãy tưởng tượng Website như tấm bản đồ Việt Nam và Landing page là một địa điểm bất kỳ trên đó [tỉnh/thành phố]. Tùy vào từng mục đích, bạn sẽ chọn một nơi làm điểm dừng chân cuối cùng để thỏa mãn ý định của mình.

Cụ thể, hãy xem qua bảng so sánh Landing page và Website dưới đây để thấy rõ hơn về sự khác biệt của cả hai:

Yếu tốLanding pageWebsite
Số URLMột Landing page chỉ chứa duy nhất một URLMột website bao gồm nhiều URL khác nhau
Thông tinMột Landing page chỉ cung cấp thông tin cụ thể về một chủ đề có liên quan đến sản phẩm, thông tin liên hệ, giới thiệu, thông tin liên quan trong ngành,Một website là tập hợp của tất cả các chủ đề liên quan đến doanh nghiệp và các thông tin liên quan trong ngành.

2. Các loại Landing page phổ biến

Dựa theo mục tiêu tiếp thị, Landing page thường được chia làm các loại sau:

2.1. Landing page thu thập khách hàng tiềm năng

Landing page thu thập khách hàng tiềm năng được sử dụng với mục đích thu thập các thông tin cơ bản như tên, số điện thoại, email của khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, tùy vào từng ngành nghề hay dịch vụ mà doanh nghiệp có thể yêu cầu thêm các thông tin khác như website, địa chỉ, nhu cầu, Sau khi thu thập, những thông tin này sẽ được sử dụng cho các mục đích Marketing khác như chạy Email Marketing, quảng cáo,

Đặc điểm nhận biết:Landing page thường đi kèm với một lợi ích mà khách hàng nhận được sau khi đăng ký như nhận ebook, tài liệu, quà tặng, mã giảm giá, vé tham gia hội thảo, khóa học miễn phí,

Cấu trúc thường gặp:

  • Tiêu đề của Landing page.
  • Đoạn nội dung giới thiệu về lợi ích và giá trị khách hàng nhận được.
  • Form thu thập thông tin khách hàng.
Mẫu Landing page thu thập khách hàng tiềm năng.

2.2. Landing page bán hàng

Landing page bán hàng hướng đến một mục tiêu duy nhất là thuyết phục khách truy cập để lại thông tin mua hàng ngay trên Landing page đó.

Đặc điểm nhận biết:nội dung Landing page tập trung vào duy nhất một sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp. Thông qua việc đưa ra các thông tin như đặc điểm nổi bật, lợi ích, phản hồi khách hàng, giá cả, thành tựu, nhằm tạo niềm tin tối đa, hấp dẫn khách truy cập mua hàng hoặc thực hiện chuyển đổi.

Cấu trúc thường gặp:

  • Tiêu đề Landing page.
  • Nội dung giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ.
  • Đặc điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ.
  • Lợi ích mang lại cho khách hàng.
  • Bằng chứng thực tế từ các khách hàng đã sử dụng.
  • Cam kết từ doanh nghiệp.
  • Bảng giá.
  • Thông tin liên hệ.
Mẫu Landing page bán hàng.

Lưu ý: Các nội dung bên trên có thể được sắp xếp lại hoặc bổ sung thêm vài thông tin khác, tùy vào ý đồ của người tạo Landing page hoặc từng lĩnh vực kinh doanh.

2.3. Landing page chuyển đổi trung gian

Landing page chuyển đổi trung gian được sử dụng với mục đích cung cấp thông tin và dẫn dắt người dùng chuyển hướng đến mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được.

Đặc điểm nhận biết:Trên Landing page chỉ sử dụng thông tin và nút kêu gọi hành động [hoặc liên kết] để chuyển hướng người dùng sang một trang khác, không sử dụng form đăng ký trực tiếp.

Cấu trúc thường gặp:Loại Landing page này thường khá đơn giản, chỉ bao gồm thông tin, hình ảnh để mô tả sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp dạng Landing page này trên các trang mô tả sản phẩm, sau đó dẫn về giỏ hàng hoặc mua ngay.

Mẫu Landing page chuyển đổi trung gian.

2.4. Landing page cung cấp thông tin hữu ích

Landing page cung cấp thông tin hữu ích thường là các trang blog có nội dung cung cấp thông tin cho người đọc, nhằm mục tiêu tiếp cận khách hàng tiềm năng và phát triển thương hiệu một cách nhanh chóng hơn.

Ví dụ: Giả sử khi làm SEO tổng thể cho một website có 400 trang, thì số lượng Landing page thuộc loại thu thập khách hàng tiềm năng, bán hàng và chuyển đổi trung gian thường rất ít [chiếm khoảng 3-5% số lượng trang trên website]. Ngược lại, các Landing page cung cấp thông tin hữu ích lại rất nhiều.

Vì vậy, nguồn traffic organic [truy cập tự nhiên từ các công cụ tìm kiếm] của website chủ yếu đến từ các bài blog [chứa các từ khóa thông tin]. Cho nên việc làm SEO cho các Landing page thông tin hữu ích sẽ nhanh chóng đưa thương hiệu phát triển rộng rãi, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Đặc điểm nhận biết: Các trang cung cấp nội dung là văn bản, hình ảnh nhằm phân tích chuyên sâu về một chủ đề cụ thể nào đó.

Cấu trúc thường gặp: Landing page thông tin hữu ích giống với cấu trúc của một bài viết thông thường, bố cục được chia thành nhiều phần tương ứng với từng ý khác nhau.

Ví dụ: Tất cả các bài blog trên website của GOBRANDING được xuất bản bởi các chuyên gia SEO và Marketing Online. Những trang blog được chọn để tối ưu SEO lên trang nhất Google hoặc đặt liên kết trong Email Marketing, được xem là các Landing page. Nhằm mục đích cung cấp thông tin hữu ích theo từng chủ đề riêng thông qua hoạt động từ dịch vụ SEO và Email Marketing.

Mỗi loại Landing page sẽ có từng đặc điểm riêng. Vì vậy tùy vào mục tiêu của mỗi hoạt động tiếp thị [SEO, Email Marketing, Google Ads,] bạn hãy lựa chọn cho mình loại Landing page phù hợp.

3. Landing page trong SEO

Landing page trong SEO là trang khách xem đầu tiên sau khi tìm kiếm trên Google.

Trong SEO, Landing page là trang đầu tiên được ghé thăm trên website sau khi tìm kiếm từ khóa trên Google.

Mỗi từ khóa làm SEO sẽ có một landing page riêng. Vì khi được search, người search có nhu cầu tìm kiếm khác nhau, do đó nội dung dành cho họ cũng phải khác nhau.

Mỗi Landing page thường được tối ưu cho chuyển đổi để hướng đến một mục đích nhất định mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng thực hiện. Tuy nhiên, muốn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên Landing page trước tiên nó phải tiếp cận được đúng khách hàng đang có nhu cầu. Vì vậy tối ưu hóa trang đích trên các công cụ tìm kiếm [SEO Landing page] là việc làm cần thiết, mang lại những lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp như:

  • Landing page được cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng tìm kiếm, thu về nhiều lượng truy cập hơn.

Ví dụ: Một website có hơn 90% từ khóa lên top Google, thì lượng truy cập đến từ Organic Search có thể cao hơn rất nhiều lần so với những nguồn khác.

SEO website giúp doanh nghiệp mang lại lượng truy cập bền vững.
  • Khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy Landing page của bạn khi họ cần, từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
  • Tối ưu SEO cho Landing page giúp tăng điểm chất lượng cho trang, và khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho Landing page này sẽ giúp tối ưu được chi phí, mang lại hiệu quả tốt hơn.

SEO Landing page là một cuộc đua dài hạn. Vì vậy muốn trang đích mang lại giá trị bền vững trong thời gian dài, bạn cần tập trung tối ưu SEO cho Landing page ngay từ bây giờ.

4. Các yếu tố giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Landing page

Niềm tin là yếu tố tác động lớn đến quyết định thực hiện chuyển đổi của khách hàng trên Landing page. Vì vậy thiết kế Landing page không chỉ chú trọng vào sự hấp dẫn và lôi cuốn, mà bạn phải tạo được độ tin cậy cho khách hàng khi truy cập vào.

Muốn làm được điều này, trước tiên bạn cần xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai. Sau đó nghiên cứu sở thích, hành vi của họ để xây dựng các yếu tố trên Landing page phù hợp, tạo được niềm tin mãnh liệt về sản phẩm, dịch vụ.

Dưới đây GOBRANDING sẽ liệt kê ra các yếu tố giúp bạn xây dựng niềm tin trên Landing page, tăng tỷ lệ chuyển đổi, ngoài những yếu tố này bạn có thể lược bỏ hoặc bổ sung thêm các yếu tố khác sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

4.1. Màu sắc

Màu sắc của Landing page tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, khả năng ra quyết định của khách hàng. Chưa kể đến việc khi truy cập vào Landing page lần đầu, màu sắc chính là yếu tố để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng họ chứ không phải hình ảnh, nội dung hay bất kỳ yếu tố nào khác.

Vậy làm sao để chọn tông màu phù hợp, xây dựng được niềm tin với khách hàng?

Trước tiên bạn phải hiểu được thị trường mục tiêu của mình. Bởi khi xét về khía cạnh nhân khẩu học, ở mỗi độ tuổi, giới tính, ngành nghề, sẽ có những sở thích riêng biệt. Cho nên khi lựa chọn được màu chủ đạo cho Landing page, màu sắc sẽ đánh đúng thị hiếu của họ, làm tăng niềm tin về thương hiệu.

Ví dụ:

      • Thị trường mục tiêu là các khách hàng nữ độ tuổi từ 17 22 nên sử dụng màu sắc tươi sáng, trẻ trung như hồng, vàng, cam,
      • Hoặc đối với thị trường mục tiêu là nam giới ở độ tuổi trung niên, là các chủ doanh nghiệp thì nên lựa chọn các gam màu trầm tính hơn như xanh lam, đen, nâu,

Sau đó nguyên tắc thứ hai khi lựa chọn màu sắc cho Landing page là tạo cho khách hàng sự thân thuộc bằng cách đồng bộ màu sắc của Landing page tương xứng với màu của thương hiệu. Bởi niềm tin thường có xu hướng tăng với những điều vốn dĩ đã quen thuộc hơn là những thứ mới hoàn toàn. Hơn nữa, màu thương hiệu thường thể hiện phần nào tính cách của doanh nghiệp, nên khi đưa vào Landing page giúp khách hàng ghi nhớ và ấn tượng sâu sắc hơn.

Ví dụ về cách sử dụng màu sắc trên Landing page.

4.2. Nội dung thuyết phục, khớp với quảng cáo

Bạn có thể dẫn dắt khách hàng dạo chơi trên website bằng bất kỳ nội dung nào, nhưng khi đến trang đích nhất định phải sử dụng nội dung mang tính thuyết phục cao nhất, tạo niềm tin mãnh liệt nhất về sản phẩm, dịch vụ. Để làm được điều này, trên Landing page bán hàng bạn phải:

  • Sử dụng những từ ngữ mang tính thúc giục hành động, tạo cảm giác thôi thúc cho người mua.
  • Nội dung nên tập trung vào những đặc điểm vượt trội mà sản phẩm mang lại cho người dùng. Hay những lợi điểm bán hàng độc nhất [USP Unique Selling Point] để giúp thương hiệu của mình trở nên nổi bật hơn.

Ví dụ: Lợi điểm bán hàng độc nhất của dòng kem Blizzard thuộc Dairy Queen chính là kem úp ngược.

USP của Dairy Queen là dòng kem úp ngược.
  • Cung cấp nội dung đúng nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm.
  • Giải quyết được các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải khi sử dụ ng sản phẩm, dịch vụ.
  • Đừng quên chọn lọc từ ngữ sử dụng sao cho phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu của mình.
Sử dụng các từ ngữ tạo cảm giác thôi thúc khách hàng trên Landing page.

Bên cạnh đó, với những Landing page được sử dụng để quảng cáo bạn cần đảm bảo xây dựng nội dung bên trong trang đích và nội dung được quảng cáo phải khớp với nhau. Đây chính là mấu chốt để khách hàng có nên đặt niềm tin vào doanh nghiệp của bạn không. Vì chẳng ai đủ can đảm để mua hàng tại nơi đánh lừa mình ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.

Ví dụ:Bạn muốn mua giày chính hãng hiệu Nike, khi tìm kiếm trên Google bạn nhận được kết quả quảng cáo của một số Landing page. Sau đó bạn nhấp vào Landing page đầu tiên để mua sản phẩm, nhưng kết quả nhận được lại là hình ảnh và thông tin của các mẫu giày khác. Bây giờ dù nội dung, hình ảnh, màu sắc trong Landing page có hấp dẫn cỡ nào cũng khó lấy lại niềm tin từ khách hàng, và cơ hội để bán được sản phẩm rất thấp.

4.3. Bằng chứng thực tế

Thay vì cố gắng đưa ra những lý lẽ để thuyết phục khách hàng Hãy mua sản phẩm đi, thì tại sao bạn không sử dụng những bằng chứng thực tế nhất để chứng minh sản phẩm mình tốt thật sự. Bởi bất kể người mua hàng nào cũng luôn muốn nghe, hoặc tìm hiểu về những phản hồi khách hàng để lại sau khi dùng sản phẩm. Và dù lời quảng cáo của bạn có hấp dẫn đến mức nào, cũng khó mà vượt qua được những bằng chứng thực tế đó.

Tạo niềm tin bằng cách đưa ra những bằng chứng về khách hàng đã sử dụng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều rằng bằng chứng thực tế là một yếu tố quan trọng để tạo niềm tin, nhưng không phải ai cũng tin tưởng tuyệt đối vào những gì bạn đưa ra. Họ có thể kiểm chứng lại thông tin của bạn bằng nhiều cách. Cho nên bắt buộc những gì bạn đưa ra cho khách hàng thấy trên Landing page phải là thông tin chính xác nhất, tuyệt đối không lừa dối khách hàng bởi những bằng chứng giả mạo.

4.4. Chỉ thu thập thông tin cần thiết

Trên Landing page bán hàng, yêu cầu người dùng để lại thông tin liên hệ là điều bắt buộc phải có. Tuy nhiên bạn cần hiểu một điều rằng, thêm một bước trên Landing page là tạo thêm một khoảng cách với khách hàng. Cho nên, biểu mẫu đăng ký thông tin liên lạc chỉ nên yêu cầu những thông tin thật sự cần thiết như họ tên, số điện thoại, email. Hoặc trong một số trường hợp, bạn có thể thêm 1 hoặc 2 yêu cầu khác vào form đăng ký.

Bên cạnh đó, việc yêu cầu quá nhiều thông tin từ người truy cập sẽ khiến họ nghi ngờ về mức độ tin cậy đối với doanh nghiệp bạn. Lúc này họ bắt đầu nảy sinh những câu hỏi như: Tại sao tôi phải nhập thông tin này? Thông tin này có thật sự cần thiết khi tôi muốn mua sản phẩm? Những thông tin không liên quan như thế được sử dụng với mục đích gì? Và hàng loạt nghi vấn khác được đặt ra với doanh nghiệp của bạn.

Cho nên với những thông tin không quá quan trọng, bạn nên hạn chế yêu cầu người dùng phải điền đầy đủ trên form đăng ký. Vì nó thật sự mạo hiểm nếu bạn muốn thu thập thật nhiều thông tin từ khách hàng của mình.

Ví dụ về mẫu form liên hệ trên website GOBRANDING chỉ yêu cầu khách hàng điền những thông tin để có thể liên hệ lại và phục vụ cho dịch vụ SEO.

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.
Gửi yêu cầu

4.5. Call To Action đúng vị trí, đúng mục tiêu khách hàng

Call To Action [CTA] sẽ giúp bạn thôi miên khách hàng thực hiện hành động trên Landing page. Nhưng nếu quá lạm dụng nó sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về việc bạn đang cố tình bắt buộc họ thực hiện hành động. Điều này làm cho Landing page mất đi tác dụng của nó là: thuyết phục khách hàng bằng những giá trị, lợi ích thực sự.

Cách trình bày CTA thường được áp dụng ở nhiều hình thức như text, nút bấm, hình ảnh, Tuy nhiên, dù ở bất kỳ hình thức nào thì mỗi Landing page chỉ nên có từ 1 3 CTA. Và bạn cần lựa chọn vị trí đặt các nút này sao cho hợp lý, tạo cảm giác tự nhiên nhất như:

  • Đầu trang Landing page.
  • Khoảng ở giữa Landing page.
  • Cuối mỗi Landing page.

Bên cạnh đó, thông điệp kêu gọi hành động đặt trong mỗi Call To Action cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa vào. Bởi lẽ nếu CTA không phù hợp, không tạo được niềm tin sẽ rất khó để họ nhấn vào mục tiêu bạn mong muốn. Lúc này các thông tin, giá trị bạn đưa ra ban đầu gần như vô nghĩa. Cho nên tùy vào khách hàng mục tiêu của mình, bạn sẽ lựa chọn phong cách ngôn ngữ như chuyên nghiệp, vui vẻ hay bắt kịp xu hướng,

CTA đặt ở đầu trang chủ trên website của GOBRANDING.

4.6. Lời cam kết

Sau cùng, với tất cả những lý lẽ mà bạn cho là thuyết phục khách hàng, với những hình ảnh, số liệu, bằng chứng xác đáng, bạn cần đưa ra thêm một lời cam kết để củng cố lại niềm tin trong họ, đảm bảo những điều bạn nêu ra bên trên là sự thật.

Ví dụ: Trên Landing page báo giá SEO của GOBRANDING, sau những thông tin về giá cả, lợi ích khách hàng sẽ nhận được khi làm SEO bạn còn được cam kết đảm bảo các yếu tố không tăng giá trong suốt một năm triển khai dịch vụ SEO.

GOBRANDING cam kết không tăng giá trong suốt một năm triển khai dịch vụ SEO.

GOBRANDING vừa giúp bạn biết được những yếu tố giúp tăng niềm tin trên Landing page. Tùy vào ngành nghề, dịch vụ của doanh nghiệp mà bạn có thể đưa thêm các thông tin khác như:

  • Số liệu trong ngành.
  • Chứng nhận từ bên thứ ba.
  • Đánh giá của khách hàng.
  • Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành.

để giúp Landing page trở nên đáng tin cậy hơn.

Kết luận

Landing page là trang bạn muốn khách truy cập đầu tiên trong các hoạt động Marketing của mình. Vì vậy muốn bán được hàng trên website, bạn không thể thiếu Landing page, đặc biệt là Landing page bán hàng. Việc xây dựng một Landing page bán hàng không chỉ dừng lại ở yếu tố đẹp mắt, mà cần tạo được niềm tin cho khách hàng. Hãy cùng GOBRANDING xây dựng một Landing page bán hàng hấp dẫn, giúp bạn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi dựa trên những yếu tố xây dựng niềm tin bên trên.

GOBRANDING giúp bạn tối ưu Landing page theo đúng tiêu chuẩn của Google. Từ đó nhanh chóng cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng tìm kiếm

Nhận tư vấn
phát triển website với SEO

Vui lòng check để đảm bảo thông tin ở trên là chính xác.
Gửi yêu cầu
Viết content trên website như thế nào để tăng liên hệ mua hàng? SEO từ khóa là gì? Cách chọn từ khóa SEO hiệu quả

Tags: #chuẩn SEO #dự án SEO #giải đáp SEO #SEO căn bản

Số lượng share: 0

Có thể bạn quan tâm

6 Thách Thức Quảng Cáo Có Thể Đối Mặt Vào Năm 2022
SEO Offpage là gì? 23 kỹ thuật SEO Off-page cập nhật mới nhất
Xu hướng hành vi người tiêu dùng trên Internet

Video liên quan

Chủ Đề