Lùi một bước biển rộng trời cao tiếng Trung

Cuộc đời vừa vất vả lại ngắn ngủi, nếu mỗi ngày đều phải tranh đoạt thì không những ta luôn trong trạng thái mệt mỏi mà hạnh phúc cũng chẳng thấy đâu. Khi đến tuổi trung niên, người ta mới phát hiện ra rằng, nhiều việc không tranh chấp sẽ tốt hơn, đặc biệt khi gặp ba loại người này.

1. Đừng tranh tiền tài với người yêu tiền

Đã là con người, mỗi người đều có lòng ham thích khác nhau. Người thì trọng tình cảm, có loại người lại thích tích lũy tiền tài, lấy tiền tài là tình yêu lớn nhất cuộc đời. Bọn họ cho rằng chỉ có tiền mới đem lại cảm giác an toàn. Những người như vậy sẽ coi tiền bạc là cuộc sống, cho nên khi tiếp xúc với những loại người như thế này, ta phải tuyệt đối tránh việc phải cùng họ tranh đoạt tài phú. Tranh đoạt chỉ đẩy ta vào thế “lưỡng bại câu thương” – đánh nhau tới chết, không màng thiệt hại, thậm chí còn mang tai họa đến cho chính mình.

Con người khi đến tuổi trung niên, không nên đặt lợi ích lên quá cao. Tiền tài không còn là mục tiêu hàng đầu như thời trẻ nữa. Đó chỉ là vật ngoài thân, không thể không có, nhưng mất đi thì vẫn có thể kiếm lại được. Chưa kể lúc này sự nghiệp cũng đã có chút thành tựu, gánh nặng kinh tế không còn nặng như trước nữa. Khi ấy, bản thân và gia đình khỏe mạnh, có thể sống một đời thanh thản, an lành mới là mục tiêu lớn nhất.

Lùi một bước biển rộng trời cao tiếng Trung

2. Không tranh chấp với những người sĩ diện

Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp những người coi sự tôn nghiêm của chính mình là thứ đáng quý nhất. Những người này có một đặc điểm lớn nhất là thích thể hiện, thích sĩ diện, chính là loại “khẩu thị tâm phi” – ngoài miệng nói là phải, trong lòng lại nói trái. Trước đám đông họ thích thể hiện tài năng và những điểm tốt của mình, phóng đại hoặc tô vẽ quá mức để nhận được sự trọng vọng của người đời.

Tuy nhiên, ta không thể tránh những người như vậy. Khi tiếp xúc với những người thế này, cần tuyệt đối tránh không làm họ xấu hổ, không động đến sự tôn nghiêm. Ta không nên mổ xẻ, đánh giá họ, nếu không tỏ ra tôn trọng được thì cứ giữ thái độ trung dung, ít tranh cãi, có vậy thì ta với người đó có thể hòa thuận với nhau.

Người xưa nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng”. Trong quan hệ giữa người với người, khi có mâu thuẫn xảy ra, nếu có thể dùng tấm lòng khoan dung để đối đãi với người khác thì sẽ có thể có được niềm vui biến chiến tranh thành hòa bình, biến vũ khí thành tơ lụa. Đối với lỗi lầm của người khác, tuy cần thiết phải uốn nắn, nhưng có thể khoan dung độ lượng với người khác từ đáy lòng, thì sẽ khiến cho thế giới tâm hồn của chính mình trở nên phong phú và tươi đẹp hơn.

Thứ nhất là “Học cách nhận sai”

Con người thường không dám nhận sai, bất cứ chuyện gì cũng đều đổ lỗi cho người khác, luôn cho rằng mình đúng. Thực ra, không nhận sai mới chính là một sai lầm to lớn. Đối tượng nhận sai có thể là bố mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, Thượng đế, thậm chí nhận sai với con cái hoặc với những người đối xử không tốt với mình. Suy cho cùng bản thân cũng chẳng mất gì, mà ngược lại còn cho thấy sự khoan dung độ lượng của bạn.

Thứ hai là “Học cách mềm dẻo”

Răng của con người thì cứng, miệng lưỡi thì mềm. Đến cuối cuộc đời, khi răng đã rụng hết thì miệng lưỡi vẫn còn. Vậy nên phải mềm dẻo, đời người mới có thể dài lâu, cứng quá thì ngược lại thường phải chịu thiệt.

Thứ ba là “Học cách nhẫn nhịn”.

Thế gian này chính là nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao; nếu có thể nhẫn được thì vạn sự đều có thể tiêu tan. Nhẫn chính là sẽ được xử lý, sẽ được hóa giải, dùng trí thông minh, năng lực để biến chuyện to hóa nhỏ, nhỏ hóa không có. Khi biết nhẫn, có thể thấy rõ được tiêu chuẩn tốt xấu, thiện ác của thế gian.

Thứ tư là “Học cách lắng nghe, thông hiểu người khác”

Thiếu đi lắng nghe, thông hiểu sẽ dẫn đến thị phi, tranh chấp và hiểu lầm. Điều quan trọng nhất chính là sự lắng nghe, thông hiểu, tìm hiểu lẫn nhau, thông cảm lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu xảy ra tranh chấp với nhau, mà không lắng nghe, thông hiểu người khác thì làm sao có thể hòa giải ?

Thứ năm là “Học cách buông”

Đời người giống như một chiếc va li da, khi dùng thì xách lên, khi không dùng thì bỏ xuống. Khi cần bỏ xuống nhưng lại không bỏ thì giống như luôn kéo theo hành lý nặng nề vậy, chẳng thể tự do tự tại. Năm tháng đời người có hạn, nhận sai, tôn trọng, bao dung mới có thể khiến người ta chấp nhận, biết buông bỏ mới có thể tự tại!Khi chịu tổn hại về vật chất danh lợi cá nhân hoặc do lợi ích cá nhân mà xảy ra mâu thuẫn với người khác, nếu có thể khoan dung độ lượng nhường một bước thì điều đó không phải là hèn nhát, mà ngược lại chính là thể hiện tấm lòng đại nhẫn vô cùng lớn lao.

Lùi một bước, nhường nhịn một bước không chỉ là một loại trí tuệ mà còn là một loại nhẫn nhịn và ý chí ngoan cường. Nhẫn trong một cái chớp mắt thôi có thể khiến con đường đời chật hẹp trở nên rộng lớn vô cùng.


***


Các bạn thân mến! Khi xem bộ phim Diên Hi Công Lược, nhân vật Phú Sát Hoàng hậu (Tần Lam thủ vai) có một câu thoại rất đắt giá: “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Nguyên cớ là do Cao Quý phi cậy có gia thế và sự sủng ái của Hoàng thượng mà hết sức ngang ngược, lấn lướt của Hoàng hậu. Vốn là người điềm đạm, ôn hòa, Hoàng hậu không lấy đó làm bực tức mà dựa vào một câu nói của cổ nhân để tự nhắc nhở mình cũng như giáo huấn nô tì trong Trường Xuân Cung.


Trong chương trình của tuần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của câu nói trên.


Lùi một bước biển rộng trời cao tiếng Trung


Người xưa nói: “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Khi đứng trước một vấn đề nào đó hay trước mâu thuẫn lợi ích thiết thân, nếu như có thể dùng khoan dung đối đãi với lỗi lẫm của người khác thì có thể khiến “vũ khí” hóa thành “tơ lụa”.


Đối với khuyết điểm của người khác, tất nhiên phải chỉ rõ nhưng không nên chỉ trích nặng nề. Nhưng nếu có thể lấy khoan dung độ lượng mà tha thứ cho người khác thì sẽ không chỉ cảm hóa được họ mà còn khiến thế giới tinh thần của bản thân biến đổi, càng thêm rộng mở hơn, phấn khích hơn.


“Lùi một bước biển rộng trời trong” là đạo lý mà ai cũng hiểu được nhưng lại thường quên mất trong cuộc sống hiện thực.


Thời cổ đại, Hồ Thường người huyện Thanh Hà và Địch Phương Tiến người huyện Nhữ Nam là bạn học kinh thư cùng nhau. Về sau, Hồ Thường là người được làm quan trước nhưng danh tiếng lại không tốt bằng Địch Phương Tiến. Vì thế mà trong lòng Hồ Thường luôn ghen ghét đố kỵ với tài năng của bạn mình.


Khi nói chuyện với những người khác, Hồ Thường luôn nói những lời không tốt về Địch Phương Tiến. Địch Phương Tiến sau khi biết chuyện này, nhưng không “ăn miếng trả miếng” mà lại nghĩ ra một cách là “lùi một bước”. Mỗi khi Hồ Thường triệu tập học trò, giảng giải kinh thư thì Địch Phương Tiến lại chủ động phái học trò của mình đến chỗ của Hồ Thường để thỉnh giáo ông về những điều còn thắc mắc rồi thật tâm ghi chép lại.


Một thời gian sau, Hồ Thường hiểu ra, đó là cách mà Địch Phương Tiến làm để cố ý tôn sùng mình. Vì vậy mà trong lòng ông tự thấy bất an, hổ thẹn. Sau này mỗi khi ở chốn quan trường, Hồ Thường không tham gia bàn luận, hạ thấp bạn nữa mà là tán dương, khen ngợi. Địch Phương Tiến thực sự có trí tuệ và đạo đức, bằng cách “lùi một bước” mà khiến cho bản thân ông và Hồ Thường hóa thù thành bạn.


Lùi một bước biển rộng trời cao tiếng Trung


Vào những năm Chính Đức, nhà Minh, Chu Thần Hào khởi binh phản kháng triều đình. Vương Dương Minh dẫn quân chinh phạt bắt được Chu Thần Hào, lập công lớn với triều đình. Nhưng lúc ấy, Giang Bân là người mà Hoàng đế sủng tín lại vô cùng ghen tị với công trạng của Vương Dương Minh. Ông ta cho rằng Vương Dương Minh muốn tranh danh vọng với mình liền tung tin đồn ở khắp nơi: “Ban đầu Vương Dương Minh và Chu Thần Hào là cùng một phe phái. Sau này nghe nói triều đình phái người đi chinh phạt nên mới bắt Chu Thàn Hào còn bản thân mình thì trốn thoát.”


Vương Dương Minh nghe xong những lời này, ông đã bàn với vị Tổng đốc Trương Vĩnh rằng: “Nếu như lúc này có thể lùi một bước, bỏ đi công trạng bắt Chu Thần Hào, thì sẽ tránh được những phiền toái không cần thiết. Nhưng nếu cố sức phản kháng lại, không thỏa hiệp thì đám người của Giang Bân sẽ giống như “chó bị dồn vào chân tường” mà làm ra những thủ đoạn “thương thiên hại lý””


Thế là, Vương Dương Minh giao Chu Thần Hào cho Trương Vĩnh, báo cáo lên Hoàng đế rằng, công lao bắt được Chu Thần Hào là của binh lính và quân của Tổng đốc. Về sau, đám người của Giang Bân không còn nghĩ cách gây phiền toái nữa.


Vương Dương Minh cáo bệnh đến chùa Tịnh Tử tĩnh dưỡng. Sau khi Trương Vĩnh trở lại triều đình đã ra sức ca ngợi lòng trung thành và nghĩa cử nhường công lao để tránh tai họa. Hoàng đế Chính Đức đã hiểu rõ hết thảy mọi chuyện không những không tin theo lời bịa đặt của Giang Bân mà còn hết lòng ca ngợi Vương Dương Minh. Vương Dương Minh vì “lùi một bước” mà đã tránh được tai họa không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người khác, bảo toàn đại cục.


Lùi một bước, nhường nhịn một bước không chỉ là một loại trí tuệ mà còn là một loại nhẫn nhịn và ý chí ngoan cường. Nhẫn trong một cái chớp mắt thôi có thể khiến con đường đời chật hẹp trở nên rộng lớn vô cùng.


Theo Secretchina/ Mai Trà biên dịch – Epoch Times Vietnam


Giọng đọc: Lan Phương

Thực hiện: Hằng Nga

Minh họa: Hương Giang