Mang thai bao nhiêu tuần thì buồn đi vệ sinh

9 tháng 10 ngày là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể xuất hiện những vấn đề sức khỏe khiến mẹ lo lắng. Làm thế nào để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh cho cả mẹ và bé? Dưới đây là 5 dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần nhận biết và đi khám ngay để được chăm sóc y tế kịp thời.

Mang thai bao nhiêu tuần thì buồn đi vệ sinh
Mẹ bầu cần chú ý các dấu hiệu bất thường để đi khám ngay

1. Đau đầu dữ dội, nhìn mờ, chóng mặt, đau thượng vị

Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ bầu mắc tiền sản giật còn kèm theo tăng huyết áp và tiểu đạm. Tiền sản giật nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu nên đến bệnh viện khám ngay để được điều trị kịp thời.

2. Ra huyết âm đạo khi mang thai

Ra huyết âm đạo có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kì. Khi thấy âm đạo ra huyết, mẹ bầu cần để ý lượng huyết, màu sắc để có thể cung cấp thông tin cho bác sĩ tốt hơn.

Ra huyết âm đạo có thể gợi ý một số bệnh trong thai kỳ như:

- Thai ngoài tử cung: ra huyết âm đạo kèm đau bụng dưới và trễ kinh

- Dọa sẩy thai hoặc sẩy thai: ra huyết âm đạo trong tháng đầu thai kì kèm đau trằn bụng

- Nhau bong non: ra huyết âm đạo trong những tháng cuối thai kì kèm những cơn co dữ dội. Đây là một tình trạng cấp cứu trong sản khoa, gây nguy hiểm tính mạng cho mẹ và bé

3. Giảm cử động thai

Hầu hết mẹ bầu sẽ nhận biết cử động thai nhi từ tuần 24 trở đi. Mỗi thai nhi sẽ có kiểu hoạt động và số lần cử động khác nhau. Mẹ bầu là người trực tiếp cảm nhận rõ nét điều này. Vì thế, khi cảm thấy cử động thai của con giảm đi, mẹ bầu thường rất lo lắng.

Một số yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến cảm nhận về cử động thai như:

- Bánh nhau nằm ở mặt trước tử cung

- Lưng của bé nằm ở phía trước thay vì nằm ngửa

* Cách đếm cử động thai:

- Mẹ bầu nên chọn đếm cử động thai vào 1 thời điểm nhất định trong ngày và sau bữa ăn

- Cần đi tiểu để làm trống bàng quang trước khi đếm

- Đặt tay lên bụng để cảm nhận và đếm số đợt cử động của thai nhi trong vòng 1 giờ.

- Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.

- Nếu có ít hơn 4 cử động thai, mẹ bầu nên tiếp tục đếm trong 1 hoặc 2 giờ tiếp theo. Nếu trong 2 giờ thai có ít hơn 10 cử động, nghĩa là có giảm cử động thai.

* Nên làm gì nếu cảm thấy có giảm cử động thai?

Ở bất kỳ thời điểm nào, nếu cảm thấy có giảm cử động thai, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra. Việc chăm sóc thai kỳ tiếp theo sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai.

Một số xét nghiệm đánh giá sức khỏe thường quy được thực hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ:

- Non-stress test

- Siêu âm kiểm tra thai

- Lượng nước ối

- Siêu âm Doppler mạch máu thai

Các kiểm tra này thường cho biết tình trạng sức khỏe em bé có đang ổn hay không. Nếu có bất kỳ bất thường nào đáng lo ngại, các bác sĩ sẻ thảo luận để đưa ra phương pháp can thiệp tốt nhất.

* Nên làm gì khi chưa từng cảm nhận được bất kỳ một cử động thai nào cho đến 24 tuần?

Mẹ bầu đến bệnh viện để được kiểm tra nhịp tim thai và siêu âm đánh giá thêm các bất thường khác.

4. Buồn nôn và nôn nhiều

Một số mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn ít. Nhưng cũng có một số khác cảm thấy buồn nôn kéo dài và nôn nhiều lần trong ngày. Mẹ bầu bị nôn nghén cần điều trị để ngăn chặn nôn mửa, cân bằng nước và điện giải. Trong một số trường hợp cần thiếu, mẹ bầu phải nhập viện để theo dõi.

Thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp giảm nôn và buồn nôn. Có thể áp dụng những gợi ý sau đây:

- Bổ sung vitamin tổng hợp.

- Ăn nhẹ với bánh mì khô hoặc bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường

- Tránh bụng đói khi di chuyển

- Uống nước nhiều lần

- Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu

- Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì ba bữa chính

- Uống trà gừng

5. Ối vỡ sớm

Ối vỡ sớm là khi màng ối bị rách trước khi bắt đầu chuyển dạ. Nếu màng ối bị vỡ ở tuổi thai nhỏ hơn 37 tuần thì được gọi là ối vỡ non. Ổi vỡ sớm và ối vỡ non xuất hiện ở khoảng 3% số phụ nữ mang thai, nghĩa là trong 100 bà bầu thì sẽ có 3 người xuất hiện hiện tượng này.

Khi xảy ra ối vỡ sớm thì môi trường vô trùng xung quanh bé bị phá vỡ. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ sinh non. Dấu hiệu của vỡ ối là khi có một dòng nước trào ra từ âm đạo hoặc cảm thấy âm đạo ẩm ướt. Nước chảy ra sẽ dao động từ mức rỉ rả hoặc cả một dòng.

6. Những lưu ý để mẹ bầu có 1 thai kỳ an toàn, khỏe mạnh:

Một số lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu có 1 thai kỳ khỏe mạnh và an toàn:

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp

- Thường xuyên lắng nghe thay đổi cơ thể, cử động thai nhi

- Điều quan trọng nhất là mẹ bầu nên tuân thủ các mốc khám thai định kỳ. Đặc biệt là các mẹ bầu có nhiều bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường…

Hiện tại, BVQT Phương Châu tiếp nhận khám thai cho các mẹ bầu từ những tháng đầu thai kỳ đến khi vượt cạn. Tương ứng với mỗi mốc khám thai sẽ có những hạng mục khám và xét nghiệm đầy đủ. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe với sự đồng hành của bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm. Bên cạnh được cung cấp kiến thức chăm sóc thai kỳ, mẹ bầu có thể an tâm vì những vấn đề sức khỏe sẽ được quản lý toàn diện.

Quý mẹ bầu có thể tham khảo những mốc khám thai quan trọng tại đây.

Để đăng ký khám và lựa chọn khung giờ khám phù hợp, quý mẹ bầu có thể liên hệ:

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU

Địa chỉ: 300, Nguyễn Văn Cừ nối dài, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Tổng đài 1900 54 54 66 (nhấn phím 1) sẵn sàng hỗ trợ các thông tin cần thiết ----

Tài liệu tham khảo:

https://www.rcog.org.uk/globalassets/documents/patients/patient-information-leaflets/pregnancy/pi-your-babys-movements-in-pregnancy.pdf