Mẫu bảng kê mua vào 2022

Bảng kê hóa đơn đầu vào là chứng từ kê khai dịch vụ, hàng hóa mua vào. Bảng kê hóa đơn đầu vào bao gồm các thông tin sau: thông tin người nộp thuế (tên người nộp thuế, mã số thuế), thông tin hóa đơn (số hóa đơn, ngày tháng năm lập hóa đơn), thông tin người bán, doanh số mua chưa có thuế… 

Nội dung bài viết

  • 1. Nguyên tắc lập bảng kê hóa đơn đầu vào 
  • 2. Hướng dẫn lập bảng kê hóa đơn đầu vào mẫu mới nhất – Mẫu số 01-2/GTGT
    • 2.1 Các hóa đơn được và không được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT
    • 2.2 Hướng dẫn lập bảng kê hóa đơn đầu vào 

1. Nguyên tắc lập bảng kê hóa đơn đầu vào 

Mẫu bảng kê mua vào 2022

Căn cứ Khoản 2, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC:

“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT”. 

Do đó:

  • Doanh nghiệp cần hạch toán riêng thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ. 
  • nếu doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì hàng tháng phân bổ tạm thời số thuế GTGT vào được khấu trừ trong tháng. Cuối năm, doanh nghiệp kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ vào tháng trước đó. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu vào của chi nhánh phụ thuộc 

2. Hướng dẫn lập bảng kê hóa đơn đầu vào mẫu mới nhất – Mẫu số 01-2/GTGT

2.1 Các hóa đơn được và không được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT

Hóa đơn chứng từ được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT bao gồm: 

  • Hóa đơn GTGT đủ điều kiện khấu trừ (bao gồm cả hóa đơn bị bỏ sót của các kỳ kê khai trước). 
  • Chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT của hàng hóa trong khâu nhập khẩu. 
  • Chứng từ thay thế cho hóa đơn GTGT cho các nhà đầu tư nước ngoài. 

Hóa đơn không được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT bao gồm: 

  • Hóa đơn bán hàng mua của doanh nghiệp kê khai hóa đơn trực tiếp. 
  • Hóa đơn không chịu thuế GTGT. 
  • Hóa đơn GTGT không đủ điều kiện khấu trừ theo quy định. 

2.2 Hướng dẫn lập bảng kê hóa đơn đầu vào 

Mẫu bảng kê mua vào 2022
Cách lập các chỉ tiêu trên bảng kê 01-2/GTGT

Bảng kê hóa đơn đầu vào có 3 phần chính chia theo điều kiện khấu trừ hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể:

Mục 1: “Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ”. 

  • Trường hợp doanh nghiệp bán hàng chịu thuế GTGT, toàn bộ hóa đơn mua vào hợp pháp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ghi vào mục này. 
  • Những hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ theo Thông tư 219/2013/TT-BTC không được kê khai vào đây. 

Mục 2: “hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ”. Doanh nghiệp chỉ kê khai hóa đơn các hàng hóa, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh mà  vừa chịu thuế vừa không chịu thuế vào mục 2. 

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa vừa chịu thuế GTGT vừa không chịu thuế GTGT thì:

  • Hàng hóa chịu thuế GTGT mà phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh thì kê vào mục 1 của bảng kê hóa đơn đầu vào. 
  • Các mặt hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhưng không chịu thuế không được kê khai trên phụ lục. Thay vào đó, nhập số tiền và tiền thuế vào chi tiêu 23,24 trên tờ khai. 
  • Sau khi kê khai tại PL 01-2, doanh nghiệp chuyển sang bên tờ khai, tính riêng số thuế GTGT đầu vào khấu trừ và không được khấu trừ để nhập sang các chỉ tiêu 23, 24, 25 của tờ khai.

Cách nhập các chỉ tiêu trên PL:

– [Cột 2]: Ghi số hóa đơn.

– [Cột 3]: Ghi ngày, tháng, năm trên hóa đơn.

– [Cột 4]: Ghi tên công ty bán hàng.

– [Cột 5]: Ghi MST công ty bán hàng.

– [Cột 6]: Ghi giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa có thuế, dòng tổng số ghi tổng cộng doanh số mua chưa có thuế GTGT.

Đối với hóa đơn mua vào đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp cần tính ra doanh số chưa có thuế GTGT. Công thức tính: 

Giá mua chưa có thuế GTGT = (Giá bán ghi trên hóa đơn) / (1 + Thuế suất)

– [Cột 7]: “Tổng số thuế GTGT đầu vào” – Ghi số tiền thuế GTGT.

– [Cột 8]: “Số thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ” – Ghi số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Lưu ý: Thông thường, giá trị [Cột 7] bằng [Cột 8], tuy nhiên nếu có trường hợp hóa đơn GTGT đầu vào k đủ điều kiện khấu trừ thì giá trị của [Cột 8] nhỏ hơn [Cột 7]. 

Mục 3: “Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế”.

Mục này thường không dùng để kê khai mà chuyển sang tờ khai riêng “Tờ khai GTGT cho dự án đầu tư (02/GTGT)”.

Trên đây là bài hướng dẫn lập bảng kê hóa đơn đầu vào 2022 mẫu số 01-2/GTGT. Trong quá trình thực hiện kế toán cần lưu ý, phân loại hóa đơn GTGT dựa theo các điều kiện trong 3 mục của bảng kê để lập bảng kê nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho việc báo cáo với cơ quan thuế.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay cần tư vấn kỹ hơn về hóa đơn điện tử EASYINVOICE, vui lòng liên hệ theo số Hotline:1900 33 69 – 1900 56 56 53. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng 24/7

EasyInvoice – Top 1 phần mềm hóa đơn điện tử kết nối thành công với Tổng cục Thuế 

Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice được xây dựng và phát triển bởi công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ và Thương mại SoftDreams.

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Tạo lập, phát hành, lưu trữ nhanh chóng và hiệu quả trên nền tảng website và mobile
  • Tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu và quản lý thủ công, 90% chi phí lưu trữ hóa đơn
  • Tích hợp với các phần mềm khác như: phần mềm kế toán, hóa đơn đầu vào, bán hàng…
  • Kết nối trực tiếp với Tổng cục Thuế thông qua 3 kênh MPLS VPN Layer 3 với tốc độ tới 50Mbps.
  • Bảo mật dữ liệu, an toàn tuyệt đối cho người dùng
  • Hỗ trợ 24/7 mọi thủ tục phát hành hóa đơn điện tử, xử lý khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm

 

Video hướng dẫn tạo lập và phát hành hóa đơn điện tử trên phần mềm EASYINVOICE

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYINVOICE

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Email: 

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Tags: