Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư

Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh là văn bản ghi nhận những vấn đề mang tính nguyên tắc, tạo tiền đề để tiến tới giao kết hợp đồng chính thức. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn về Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh

Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh là một loại thỏa thuận giữa hai bên (song phương) trở lên (đa phương), nó thể hiện sự hội tụ ý chí giữa các bên, cho thấy một dòng hành động chung dự định.

Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư

Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh thường được sử dụng hoặc trong trường hợp các bên không ngụ ý cam kết pháp lý hoặc trong các tình huống mà các bên không thể tạo ra một thỏa thuận có thể thực thi về mặt pháp lý.

Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh

Dưới đây là mẫu biển bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh:

Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư

Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư

Quy định biên bản ghi nhớ như thế nào?

Trong quan hệ thương mại quốc tế, thuật ngữ biên bản ghi nhớ đã quá quen thuộc và được xem là một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có). Thời điểm lập Biên bản ghi nhớ là trước khi các bên thực hiện giao dịch chính hoặc trước khi các bên thoả thuận xong các nội dung của giao dịch chính. Thông thường biên bản ghi nhớ  được coi là bước đầu tiên hướng tới việc hình thành bất kỳ hợp đồng pháp lý nào. Nó thậm chí còn giúp các bên đi đúng hướng để hoàn thành công việc.

Trong hoạt động kinh doanh, phương thức của biên bản ghi nhớ sẽ bắt đầu từ việc mỗi bên sẽ lập một kế hoạch để xác định các giao ước mà doanh nghiệp đối tác cung cấp, những gì mà doanh nghiệp có thể cung cấp cùng những yêu cầu mà doanh nghiệp có thể cho đi và nhận lại và mục đích của biên bản ghi nhớ.

Sau đó, đại diện các bên sẽ gặp gỡ, trao đổi và đưa ra những thống nhất chung cho biên bản ghi nhớ. Sau khi các bên đã đưa ra những trao đổi và thống nhất các điều khoản thì hai bên sẽ ghi giao ước vào biên bản cuối cùng. Khi biên bản ghi nhớ cuối cùng được hoàn thành thì các bên sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng ghi nhớ.

Mối liên hệ giữa biên bản ghi nhớ và hợp đồng

Biên bản ghi nhớ thường được xem là giai đoạn đầu tiên trong việc hình thành hợp đồng chính thức sau này. Với mục đích hợp tác và thu lợi nhuận, các bên đàm phán với nhau để ký kết một hay nhiều biên bản ghi nhớ có tác dụng dẫn tới việc giao kết hợp đồng. Biên bản này cũng có một số tính năng tương tự như hợp đồng, nhưng bên cạnh đó cũng có những sự khác biệt đáng kể.

Nếu như hợp đồng là thỏa thuận được lập thành văn bản và có tính pháp lý cao, hợp đồng sẽ có những điều khoản cụ thể, chi tiết hơn các nội dung thỏa thuận chính mà các bên đã ký kết trong biên bản ghi nhớ.

Hợp đồng có tính ràng buộc và được pháp luật bảo hộ một cách chặt chẽ. Một hợp đồng phát sinh hiệu lực trong trường hợp các bên đồng ý rằng có một thỏa thuận. Muốn hình thành lên một hợp đồng thì đòi hỏi phái có một lời đề nghị, sự chấp nhận xem xét và một ý định chung để ràng buộc.

Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng hay không làm theo cam kết của hợp đồng, hay xảy ra tranh chấp có thể giải quyết bằng việc nhờ đến một bên thứ ba để đối chứng hoặc là đem ra tòa để kiện cáo và bên thua sẽ phả chịu phí tổn. Biên bản ghi nhớ sẽ giúp cho các bên cảm thấy an tâm hơn khi kí kết các hợp đồng quan trọng.

Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư

Nội dung biên bản ghi nhớ gồm những gì?

Đối với một biên bản ghi nhớ nó có thể trở thành một biên bản pháp lý nếu có các điều kiện như:

– Xác định được các bên tham gia vào giao ước.

– Biên bản phải nêu ra được nội dung và mục đích.

– Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước.

– Có đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp

Mẫu đơn xin cải chính giấy khai sinh mới nhất

Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ”Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 083310102. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tư vấn về dịch vụ luật, giấy tờ pháp lý, hành chính, tra cứu quy hoạch xây dựng,….., hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.

1. Biên bản ghi nhớ đã ký nó có giá trị pháp lý hay không? Điều luật nào quy định và nó có phát sinh nghĩ vụ đối với bên kia khi không hiện biên bản ghi nhớ không?

2. Nếu ký hợp đồng thì các điều khoản, nội dung đã thỏa thuận có được trái với biên bản thỏa thuận không? Hiêu lực, mối liên hệ giũa hợp đồng và biên bản ghi nhớ trước đó là như thế nào.

Em mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Trân trọng cảm ơn và kính chào luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Thứ nhất, về vấn đề hiệu lực của biên bản ghi nhớ theo Bộ luật Dân sự số năm 2015:

Biên bản ghi nhớ (tên viết tắt MOU) là văn bản thể hiện sự thỏa thuận (mutual accord) về một vấn đề (issuae) giữa hai hoặc nhiều bên. Biên bản ghi nhớ thường được coi là có tính ràng buộc, ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản ghi nhớ không đặt trên cơ sở một tuyên bố pháp lý cụ thể nào. Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản ghi nhớ phải:

1. Xác định được các bên tham gia vào giao ước;

2. Nêu ra nội dung và mục đích;

3. Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước;

4. Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

Hiện tại thì vẫn chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn áp dụng trong thực tế, khi các bên tham gia ký kết biên bản ghi nhớ thì chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, biên bản ghi nhớ sẽ có giá trị pháp lý như hợp đồng và vẫn được coi là chứng cứ khi kiện cáo.

Vì thế, các quy định trong biên bản ghi nhớ vẫn làm phát sinh nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên tham gia và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện. Do đó, trường hợp của bạn, trong biên bản ghi nhớ có đầy đủ các thông tin liên quan đến việc giao hàng và có quy định về thời gian ký kết hợp đồng chính thức thì khi đến thời hạn bên công ty ABC phải ký kết hợp đồng với bên bạn.Nếu công ty ABC không thực hiện đúng theo biên bản ghi nhớ thì sẽ phải bòi thường cho bên bạn.

Thứ hai, về mối liên hệ giữa hợp đồng và biên bản ghi nhớ

Các bên đàm phán có thể ký kết với nhau một hoặc nhiều thỏa thuận nhằm mục đích lập kế hoạch đàm phán, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên thống nhất hoặc ghi nhận những nguyên tắc cơ bản cho việc đàm phán và ký kết các hợp đồng cụ thể về sau.

Thông thường, bản hợp đồng sẽ quy định cụ thể, chi tiết hơn các nội dung thỏa thuận chính mà các bên đã ký kết trong biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu các bên có thỏa thuận khác và cùng đồng ý thay đổi điều khoản của biên bản ghi nhớ. Sự thay đổi này không làm phương hại đến lợi ích của các bên, hay bất kỳ bên thứ ba nào khác. Cũng như không trái với quy định của pháp luật thì các bên vẫn có quyền thay đổi nội dung của biên bản ghi nhớ.

Tuy nhiên, sự thay đổi này phải được chú thích rõ trong bản hợp đồng ký kết sau cùng, để tránh gây nhầm lẫn, khó khăn trong việc giải quyết khi thực hiện hay có tranh chấp phát sinh.

Và thông thường việc ký kết hợp đồng cuối cùng sẽ làm cho một số biên bản ghi nhớ đương nhiên hết hiệu lực.

Hợp đồng có tính ràng buộc và được pháp luật bảo hộ. Một hợp đồng phát sinh khi các bên đồng ý rằng có một thỏa thuận. Nói chung rằng muốn hình thành lên một hợp đồng thì đòi hỏi phái có một lời đề nghị, sự chấp nhận xem xét và một ý định chung để ràng buộc. Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng hay không làm theo cam kết của hợp đồng, hay xảy ra tranh chấp có thể giải quyết bằng việc nhờ đến một bên thứ ba để đối chứng hoặc là đem ra tòa để kiện cáo và bên thua sẽ phả chịu phí tổn. Biên bản ghi nhớ sẽ giúp cho các bên cảm thấy an tâm hơn khi kí kết các hợp đồng quan trọng.

2. Mẫu biên bản nghi nhớ mới nhất

Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu biên bản nghi nhớ để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng vào công việc thực tiễn của mình. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN GHI NHỚ

Số:……..20…./BB-HĐTV

 

Về việc: Thực hiện hợp đồng khảo sát, lập dự án đầu tư dự án: Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn xã ….,huyện …, tỉnh …

Hôm nay vào hồi 16 giờ 00 ngày …. tháng ….năm 20…

Tại Trụ sở UBND xã ………………… chúng tôi gồm:

Bên A : Ủy Ban Nhân Dân xã ……, huyện ........, tỉnh ......

Đại diện là : Ông: …………….. Chức vụ: Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ : Xã ……, huyện ……, tỉnh …….

Tài khoản : ......, Tại Kho bạc nhà nước huyện ......, tỉnh ……………....

Điện thoại : ......................... Fax : ...........................................

Bên B : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG ………………

Đại diện : Ông ………………………

Chức vụ : Tổng giám đốc

Địa chỉ : Số ….., liền kề….., phường ….., quận ….., Tp Hà Nội.

Mã số thuế : ……………………………………………………………………

Nội dung chi tiết: Hai bên cam kết thực hiện hợp đồng Số: ….../2014/HĐTV đã được ký kết giữa hai bên vào ngày….. tháng …. năm 20…... Do bên A không có khả năng tài chính trước mắt để chi trả hợp đồng tư vấn, khảo sát, lập dự án đầu tư dự án nêu trên . Khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được đầu tư đủ vốn theo giá trị được phê duyệt. Bên A sẽ giải ngân và thực hiện mọi điều khoản cam kết trong hợp đồng số /2014/ HĐTV.

Biên bản ghi nhớ này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản, biên bản này có hiệu lực đến ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

 

 

3. Phân biệt bản thỏa thuận, bản ghi nhớ, bản cam kết như thế nào?

Xin chào luật sư, Tôi xin hỏi khi nào dùng bản cam kết, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận. tôi rất mong muốn luật sư có thể giúp tôi hiểu được 3 loại văn bản nêu trên và công dụng của từng loại được không ạ?

Tôi xin chân thành cám ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Bản ghi nhớ (tên viết tắt MOU) là văn bản thể hiện sự thỏa thuận (mutual accord) về một vấn đề (issuae) giữa hai hoặc nhiều bên. Biên bản ghi nhớ thường được coi là có tính ràng buộc, ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản ghi nhớ không đặt trên cơ sở một tuyên bố pháp lý cụ thể nào. Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản ghi nhớ phải:

1. Xác định được các bên tham gia vào giao ước;

2. Nêu ra nội dung và mục đích;

3. Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước;

4. Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

Bản thỏa thuận cũng là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của các bên. Loại văn bản này thường thể hiện ý chí của một bên trong bản thỏa thuận và các bên còn lại mặc nhiên phải tuân theo.

Bản cam kết trên là một loại giao dịch dân sự, cụ thể, đó là hành vi pháp lý đơn phương vì nó thể hiện ý chí tự ràng buộc với bản cam kết đó của người viết cam kết. Do đó, người có quyền có quyền yêu cầu người cam kết thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh. Nếu phát sinh thiệt hại cho phía người có quyền do người cam kết không thực hiện nghĩa vụ dân sự đã cam kết thì người cam kết phải bồi thường.

 

4. Mẫu biên bản ghi nhớ làm việc

Trả lời

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-o0o—

 

BIÊN BẢN GHI NHỚ LÀM VIỆC

Số: …/BBGNLV/ …

 

Hôm nay, ngày… tháng… năm ……, tại địa chỉ ……, chúng tôi gồm:

Bên A: CÔNG TY …

Địa chỉ: ……

Mã số thuế: ……

Điện thoại: ……

Tài khoản ngân hàng: ……

Người đại diện: ……….Chức vụ: …

Bên B: CÔNG TY ……

Địa chỉ: ……

Mã số thuế: ……

Điện thoại: ……

Tài khoản ngân hàng: ……

Người đại diện: ……….Chức vụ: …

Sau khi thỏa thuận và nhất trí, Hai Bên ký kết Biên bản ghi nhớ làm việc với các điều khoản sau:

Điều 1. Mục tiêu

Hai bên cùng nhau hợp tác làm việc …. vì lợi ích của hai bên.

Điều 2: Các hình thức hợp tác

Các bên thỏa thuận với nhau về hình thức hợp tác

Điều 3: Nội dung chương trình hợp tác

Những nội dung hợp tác được liệt kê cụ thể trong những Phụ lục của Biên bản ghi nhớ này. Những lĩnh vực này có thể sẽ được cập nhật và thay đổi theo thời gian thông qua những Phụ lục được hai bên ký kết.

Điều 4. Xem xét sửa đổi

Hai Bên cùng thỏa thuận thời gian đánh giá định kỳ các hoạt động và việc thực thi Biên bản ghi nhớ này cùng các Phụ lục kèm theo.

Điều 5: Điều khoản cuối cùng

– Biên bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày.. tháng … năm …. Được lập thành … bản gốc có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản làm căn cứ pháp lý.

– Biên bản ghi nhớ này sẽ hết hiệu lực sau 5 năm kể từ ngày ký. Hai Bên có thể xem xét để ký kết một thỏa thuận khác.

ĐẠI DIỆN BÊN AĐẠI DIỆN BÊN B

 

5. Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác

Trả lời

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-o0o—————-

 

BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC

Số: …/BBGNHT/…

 

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật thương mại năm 2005;

– Căn cứ chức năng, khả năng và nhu cầu của hai bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … , tại địa chỉ … chúng tôi gồm có:

Bên A: CÔNG TY ……

Địa chỉ: ……

Mã số thuế: ……

Điện thoại: ……

Tài khoản ngân hàng: ……

Người đại diện: ……….Chức vụ: …

Bên B: CÔNG TY ……

Địa chỉ: ………

Mã số thuế: ……

Điện thoại: ……

Tài khoản ngân hàng: ……

Người đại diện: …Chức vụ: ………

Hai Bên đã thỏa thuận và nhất trí lập Biên bản ghi nhớ các nội dung hợp tác với các điều khoản sau:

Điều 1. Các điều khoản chung

Hai Bên cùng có quan hệ hợp tác với nhau với phương trâm cả hai cùng có lợi.

  • Hai Bên sẽ thực hiện giao dịch bằng Đơn đặt hàng đối với từng lô hàng cụ thể. Chi tiết hàng hóa, số lượng, giá cả, giao hàng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác (nếu có) sẽ được chỉ rõ trong các Đơn đặt hàng tương ứng.
  • Các bản sửa đổi bổ sung Biên bản này phải được lập thành văn bản và có sự đồng ý xác nhận của cả hai bên.

Điều 2. Hàng hóa

  • Hàng hoá căn cứ danh mục sản phẩm của bên A từng thời điểm và được phép lưu hành tại Việt Nam.
  • Hàng hóa do bên A cung cấp đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng và các thông số kỹ thuật của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất.
  • Trị giá, chi tiết, số lượng hàng hoá được thể hiện trên hoá đơn của bên A phát hành cho bên B theo từng đơn hàng.
  • Nếu Bên A cung cấp hàng hóa không đúng chủng loại, chất lượng với thỏa thuận mua hàng hay hàng hóa bị lỗi do nhà sản xuất thì Bên B có quyền yêu cầu đổi/trả lại hàng.
  • Bên B được độc quyền phân phối một hay một số model sản phẩm trong phạm vi địa lý nhất định…

Điều 3. Đặt hàng và Giao nhận hàng hóa

  • Hai bên thực hiện các giao dịch bằng Đơn đặt hàng bao gồm các chi tiết: Mã hàng hóa; Chi tiết hàng hóa; Số lượng, giá cả; Địa điểm giao nhận hàng; Phương thức vận chuyển; Điều kiện thanh toán…
  • Chỉ giao hàng khi được xác nhận là Bên B đã đạt được thỏa thuận thanh toán.
  • Hai Bên thỏa thuận Hàng hóa có thể giao một lần hay nhiều lần.

Điều 4. Giá cả và phương thức thanh toán, đối chiếu công nợ

– Các doanh nghiệp là bạn hàng của bên A sẽ được hưởng mức giá dành riêng cho từng khách hàng theo chính sách giá của Bên A. Căn cứ vào doanh số hàng tháng mà Bên B đạt được Bên A sẽ áp dụng chính sách giá khác nhau cụ thể:

  • Nếu Bên B đạt đủ doanh số từ ….. triệu đồng/tháng trở lên thì sẽ được hưởng mức giá và tỷ lệ chiết khấu dành riêng cho đại lý cấp 1.
  • Trường hợp doanh số tháng đạt dưới .. đồng thì Công ty …….. sẽ áp dụng mức giá khác nhau cho từng đối tượng khách hàng.

– Các chính sách chiết khấu/giá trị đơn hàng và chính sách chiết khấu/tổng doanh số/tháng sẽ được áp dụng tùy theo giá trị từng đơn hàng và tổng doanh số đạt được trong từng tháng. Các quy định cụ thể, chi tiết sẽ được nêu rõ trong file chính sách bán hàng trong từng thời kỳ.

– Các thay đổi về giá sẽ được bên A thông báo trước bằng văn bản.

– Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản sau khi Bên A xác nhận đơn đặt hàng của Bên B.

Điều 5: Điều kiện và thời gian bản hành

– Điều kiện bảo hành:

  • Trên mỗi thiết bị đều có tem bảo hành, thiết bị được bảo hành căn cứ vào thời gian ghi trên tem.
  • Không bị biến dạng do cơ học, bị bóp méo, trầy xước, nứt vỡ, va đập cơ khí hoặc cháy nổ, rỉ mạch do chập điện hoặc do bảo quản không tốt trong quá trình quý khách sử dụng.
  • Hư hỏng được xác định do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất.

– Các trường hợp không được bảo hành miễn phí

  • Tên bảo hành trên sản phẩm bị rách, bôi xoá, cạo sửa hoặc không đúng mẫu;
  • Sản phẩm đã hết thời hạn được bảo hành.
  • Sản phẩm không được lắp và sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, không tuân theo những chỉ dẫn trong sổ tay hướng dẫn.
  • Sử dụng sai hiệu điện thế, điện nguồn không ổn định, công suất quá tải, các mối nối điện và ổ cắm điện tiếp xúc không tốt….
  • Sản phẩm trong tình trạng bị mã khoá bảo vệ hoặc người sử dụng tự ý nạp phần mềm khác.

– Thời hạn bảo hành: …..

Điều 6. Trách nhiệm của các bên

6.1. Trách nhiệm của Bên A

– Cung cấp bản sao các hồ sơ pháp lý doanh nghiệp và sản phẩm cho bên B khi cần.

– Đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng chủng loại, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất.

– Định kỳ cung cấp cho Bên B các thông tin về sản phẩm như: Danh mục và Catalogue sản phẩm hiện có, giá cả sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng…vv.

– Căn cứ vào đặt hàng của bên B và tồn kho của bên A, bên A giao hàng và hoá đơn đến địa điểm bên B chỉ định tại kho của bên B trong thời hạn mà hai bên thỏa thuận. Nếu vì lý do không mong muốn mà không đáp ứng được thời hạn giao hàng, bên A phải thông báo cho bên B.

– Nhận hàng hoá hoàn trả nếu hàng hoá không đạt yêu cầu do lỗi bên A.

– Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng.

6.2. Trách nhiệm của Bên B

– Cung cấp bản sao các hồ sơ pháp lý doanh nghiệp của bên B

– Không mua, bán, phân phối, lưu trữ, vận chuyển các hàng nhái, hàng giả hoặc bất kỳ sản phẩm, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên A.

– Bán và phân phối sản phẩm bên A theo giá bán lẻ thỏa thuận, giao hàng nhanh và thuận tiện đến khách hàng. Hợp tác góp phần thúc đẩy doanh số bán sản phẩm của bên A trong phạm vi khu vực địa lý quy định.

– Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng và trong Quy chế đại lý.

Điều 7: Cung cấp và trao đổi thông tin giữa hai Bên

– Để lập hồ sơ Bạn hàng, hai bên cung cấp cho nhau các thông tin sau: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ giao dịch chính thức; Vốn; Tên tài khoản; Số tài khoản; Tên ngân hàng;…

– Thống nhất trao đổi thông tin thông qua các Đại diện liên lạc.

– Phải có thông báo bằng văn bản nếu có sự thay đổi về thông tin liên quan đến quá trình giao dịch của hai bên.

Điều 8: Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ Hợp đồng trước thời hạn

– Bên A có quyền dừng giao hàng khi Bên B đã sử dụng hết hạn mức tín dụng hoặc Bên B chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ quá hạn được ký kết trong Thỏa thuận tín dụng giữa hai Bên.

– Nếu Bên nào muốn chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo trước cho Bên kia và hai Bên phải có xác nhận bằng văn bản, đồng thời hai bên tiến hành quyết toán hàng hóa và công nợ.

– Nếu Bên nào đơn phương hủy bỏ Hợp đồng làm thiệt hại đến quyền lợi kinh tế của Bên kia thì bên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia.

Điều 9. Cam kết chung

– Hai Bên cam kết thực hiện đúng những điều ghi trên Hợp đồng này.Trong trường hợp một trong hai Bên cố ý vi phạm các điều khoản của Hợp đồng này sẽ phải chịu trách nhiệm tài sản về các hành vi vi phạm đó.

– Nếu có tranh chấp hai bên cùng nhau cố gắng bàn bạc tìm ra các biện pháp giải quyết trên tinh thần hòa giải, có thiện chí và hợp tác. Trường hợp không thống nhất được cách giải quyết thì sẽ đưa vụ việc ra Tòa án Kinh tế, toàn bộ chi phí xét xử do Bên thua chịu.

– Bản ghi nhớ có hiệu lực kể từ ngày… tháng … năm. Được lập thành … bản gốc có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN AĐẠI DIỆN BÊN B

 

 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.