Mẹ cho con bú bị sốt uống thuốc gì

Cảm là căn bệnh vô cùng phổ biến và dễ chữa. Tuy nhiên, bị cảm khi đang cho con bú có thể khiến nhiều mẹ lo lắng và băn khoăn, đặc biệt là về việc sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm.

Uống thuốc khi đang cho con bú là điều không được khuyến khích do ở giai đoạn này, mẹ uống thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé thông qua sữa mẹ. Thế nhưng, nếu mẹ bị cảm khi đang cho con bú thì phải làm sao? Nếu uống thuốc trong giai đoạn này đâu là là thuốc trị cảm cúm an toàn cho cả mẹ và bé? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để có thêm một số thông tin hữu ích bạn nhé.

Mẹ bị cảm có nên cho con bú?

Mẹ đang cho con bú bị cảm vẫn có thể tiếp tục cho bé bú và điều này vô cùng an toàn. Bệnh cảm thường ảnh hưởng đến xoang, gây nhức đầu và dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu. Khi cơ thể khi phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh, nó sẽ tấn công thông qua các kháng thể. Các kháng thể này cũng sẽ được chuyển qua cho con thông qua sữa mẹ để bảo vệ bé khỏi các mầm bệnh. Vì vậy, mẹ bị cảm vẫn nên cho con bú, không những vậy, đây còn là cách để bảo vệ trẻ.

Tuy nhiên, nếu mẹ có các triệu chứng cảm nặng chẳng hạn như ho, hắt hơi nhiều thì mẹ nên ngưng cho con bú khoảng vài ngày. Lúc này, bạn hãy tự vắt sữa rồi nhờ người khác cho bé bú. Khi thấy đỡ hơn thì mẹ có thể cho bé bú lại nhưng phải đeo khẩu trang nhằm tránh việc lây lan mầm bệnh sang con qua đường hô hấp.

Đang cho con bú uống thuốc trị cảm cúm được không?

Nếu đang cho con bú bị cảm, mẹ vẫn có thể dùng thuốc nhưng cần chọn thuốc phù hợp cho mẹ đang cho con bú. Có rất nhiều loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú an toàn, ít gây phản ứng phụ cho bé. Dưới đây là danh sách các loại thuốc cảm cho mẹ cho con bú:

1. Acetaminophen/Paracetamol

Phụ nữ cho con bú bị cảm cúm có thể sử dụng paracetamol hoặc acetaminophen để điều trị cảm. Acetaminophen là hợp chất làm giảm đau và hạ sốt. Acetaminophen có thể đi vào sữa mẹ nhưng không làm hại trẻ sơ sinh. Đây là một loại thuốc không kê toa cho các bà mẹ đang cho con bú.

Ibuprofen khá là an toàn cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là loại thuốc kháng viêm không steroid [NSAIDS], giúp giảm đau và hạ sốt. Thuốc này được dùng để điều trị nhức đầu, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang và cúm. Ibuprofen có thể đi vào sữa mẹ nhưng không ảnh hưởng đến con nhưng lại không được khuyến cáo cho những người bị loét dạ dày và hen suyễn.

3. Thuốc trị cảm cúm có thành phần Dextromethorphan

Thuốc dextromethorphan an toàn cho những bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn, tiểu đường, bệnh gan hoặc viêm phế quản mãn tính thì nên tránh dùng thuốc này.

4. Bromhexine và guaifenesin

Bromhexine và guaifenesin là thuốc được lựa chọn để điều trị triệu chứng ho khan trong cảm cúm và cho tác dụng an toàn với cả mẹ và bé. Thuốc giúp điều trị ho cũng như hạ huyết áp.

5. Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị trong trường hợp cảm lạnh và xoang. Thuốc được cho là an toàn với cả mẹ và trẻ. Các tác dụng phụ rất hiếm và tự biến mất mà không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, vì là kháng sinh nên bạn không nên tùy tiện sử dụng mà phải có sự chỉ định của bác sĩ.

6. Thuốc trị cảm cúm chứa Kẽm gluconat

Đây là hợp chất được sử dụng trong nhiều loại thuốc điều trị cảm lạnh và cảm cúm và thường được tìm thấy ở các chai xịt thông mũi hoặc viên uống dạng nén. Bạn chỉ nên sử dụng 12 mg/ngày và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

7. Chlorpheniramine và hydroxyzine

Đây là thuốc được dùng để điều trị sổ mũi, nghẹt mũi hoặc viêm mũi dị ứng. Chlorpheniramine và hydroxyzine đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, mẹ và bé có thể bị các tác dụng phụ như đau bụng, khó chịu và buồn ngủ. Các triệu chứng này không quá nghiêm trọng và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Một vài điểm cần lưu ý ngoài việc dùng thuốc trị cảm cúm

Trong khi sữa mẹ truyền các kháng thể thì các tác nhân bên ngoài như không khí lại có khả năng mang các mầm bệnh đến cho con yêu. Do đó, các mẹ phải thận trọng khi cho bé bú:

1. Rửa tay trước khi chơi với con

Bạn nên sử dụng xà phòng để khử trùng, rửa tay sạch nhằm loại bỏ các mầm bệnh có thể lây sang con trước khi đụng vào bé.

2. Đeo khẩu trang khi cho con bú

Đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa sự lây truyền các mầm bệnh thông qua không khí nếu như bạn vô tình hắt hơi hoặc ho trong thời gian cho bé bú.

3. Hạn chế gần gũi với con

Tránh hôn con khi bạn bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, hạn chế việc âu yếm và hãy đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào những thắc mắc khi dùng thuốc trị cảm cúm trong giai đoạn cho con bú.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hạ sốt tự nhiên được hiểu là hạ sốt không cần dùng thuốc, là phương pháp cần thiết đối với phụ nữ đang cho con bú trực tiếp.

  • 3 sai lầm khi chăm sóc trẻ F0 bị sốt khiến con nguy hiểm tính mạng, BS chỉ ra 6 cách hạ sốt đúng giúp bé nhanh dứt cơn, không lo tác dụng phụ
  • Không thể uống thuốc vì có tiền sử dị ứng, tôi phải làm sao để hạ sốt khi bị Covid-19?
  • Trẻ F0 uống hạ sốt quá liều dẫn đến mê sảng: Chuyên gia chỉ rõ sai lầm của không ít mẹ và cách xử lý SỐT LÂU KHÔNG HẠ khi mắc Covid-19

Đôi khi việc bị sốt do cảm lạnh, tắc sữa,... ở phụ nữ đang cho con bú là không thể tránh khỏi. Rất nhiều bà mẹ lo lắng tới việc dùng thuốc hạ sốt khi cho con bú bởi thành phần của một số loại thuốc có thể đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng tới em bé.

Hướng dẫn cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú

Nguyên tắc quan trọng khi hạ sốt cho mẹ đang cho con bú ưu tiên các cách giảm sốt tự nhiên trừ trường hợp thực sự cần thiết sẽ sử dụng thuốc hạ sốt an toàn cho mẹ và bé. Nếu gặp phải các triệu chứng kèm theo dưới đây, bạn bắt buộc cần tới sự trợ giúp của bác sĩ:

- Tiêu chảy liên tục dẫn tới mất nước

- Sốt cao liên tục không hạ, không đáp ứng với các thuốc hạ sốt

- Sốt rét, ớn lạnh

- Mệt mỏi, chân tay mất sức

- Buôn nôn, nôn.

1. Vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý

Mẹ sau sinh đang cho con bú nếu bị sốt điều đầu tiên là cần vệ sinh đường hô hấp thường xuyên. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý súc họng hàng ngày khoảng 3 - 4 lần cho tới khi hạ sốt.

Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở mẹ đang cho con bú [Ảnh: Internet]

2. Hạ sốt bằng nước chanh - mật ong ấm

Một trong những cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú chính là sử dụng nước chanh và mật ong ấm. Hỗn hợp nước chanh và mật ong giàu vitamin C, vitamin B1, axit citric, các axit hữu cơ… vừa có tác dụng hạ sốt vừa giúp bổ sung nước, điện giải cũng như nâng cao hệ miễn dịch.

3. Ăn cháo hành và lá tía tô

Cháo hành và lá tía tô là món ăn có tính ấm giúp giảm sốt và tiêu đờm phù hợp với cả mẹ sau sinh hay trẻ nhỏ. Để ngon miệng và đảm bảo đủ chất hơn, bạn có thể thêm thịt nạc băm hoặc trứng.

Lưu ý, nên ăn cháo khi còn nóng, ăn mỗi ngày 1 lần và ăn trong 3 ngày liên tiếp để đạt được hiệu quả.

Ngoài ra, nếu mẹ không ăn được lá tía tô thì có thể thay bằng gừng cũng có tác dụng giúp mẹ giải cảm, tăng sức đề kháng và hạ sốt hiệu quả.

4. Uống nhiều nước

Khi bị sốt, cơ thể sẽ dễ bị mất nước, dẫn tới suy nhược vì thế mà khi mẹ sau sinh bị sốt nên uống nhiều nước bao gồm cả nước lọc, nước trái cây hay nước canh. Uống nước đúng và đủ sẽ giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, chống lại vi khuẩn/virus gây bệnh và phục hồi sức khoẻ tốt hơn.

Nên ưu tiên các phương pháp hạ sốt tự nhiên với phụ nữ đang cho con bú [Ảnh: Internet]

Một vài loại trà thảo mộc cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể và lành tính với mẹ đang cho con bú bị sốt như trà gừng, trà chanh, trà hoa cúc,... mẹ có thể tham khảo để sử dụng cho phù hợp. Lưu ý không nên uống các loại trà có nồng độ caffein cao.

5. Thuốc hạ sốt

Nếu mẹ đang cho con bú mà bị sốt muốn uống thuốc thì cần có chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ bởi hầu như bất kì loại thuốc nào có trong máu của mẹ sẽ chuyển vào sữa ở một mức độ nào đó.

Hơn nữa chức năng gan và thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng thải độc chỉ bằng 10% so với người lớn. Chính vì thế mà uống thuốc hạ sốt khi đang cho con bú là một phương pháp không được khuyến khích.

Đọc thêm:Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Lưu ý gì khi dùng thuốc?

Tuy nhiên với những trường hợp bất khả kháng thì nếu nhiệt độ từ 38.5 độ C trở lên bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Efferalgan, Panadol để hạ sốt và vẫn có thể cho con bú. Nói cách khác, các loại thuốc chúa thành phần là paracetamol và không chứa cafein sẽ an toàn hơn để hạ sốt cho mẹ đang cho con bú.

Nếu muốn sử dụng thuốc hạ sốt khi cho con bú tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ [Ảnh: Internet]

6. Bổ sung dinh dưỡng

Sốt sau sinh có thể khiến mẹ mệt mỏi vì thế cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong đó nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt đỏ, các loại rau có lá màu xanh đậm, hoa quả họ cam quýt,...

Đọc thêm:Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? 4 tác hại khôn lường của mì tôm tới sức khỏe phụ nữ sau sinh

Ngoài những cách hạ sốt kể trên thì mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt; giữ gìn phòng ốc sạch sẽ và thông thoáng.

Mẹ uống thuốc hạ sốt có cho con bú được không?

Tuỳ vào từng mức độ ảnh hưởng của thuốc hạ sốt mà mẹ sẽ cần xem xét có cho con bú được không. Một số nhóm thuốc như Metronidazol, cloramphenicol, tetracyclin,… thì mẹ sẽ phải ngừng cho con bú.


//afamily.vn/huong-dan-cach-ha-sot-cho-me-dang-cho-con-bu-va-luu-y-20220310155819262.chn

Mẹ uống thuốc bao lâu thì có thể cho con bú lại?

Video liên quan

Chủ Đề