Một trường phổ thông có 3 lớp 7, tổng số học sinh của hai lớp 7A và 7B là 85 học sinh

Bài tập ôn hè môn Toán lớp 7 gồm hai phần: đại số và hình học, giúp các bạn học sinh ôn tập và rèn luyện kiến thức môn Toán.

Đây là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh vừa hoàn thành xong chương trình học lớp 7 và đang ôn tập hè chuẩn bị lên lớp 8. Sau đây, mời các bạn cùng tải về trọn bộ tài liệu để ôn luyện nhé! Chúc các bạn học tốt.

Bạn đang xem: Bài tập ôn hè môn Toán lớp 7

A. PHẦN ĐẠI SỐ

Bài 1. Thực hiện phép tính:

Bài 2. Thực hiện phép tính

Bài 3. Tìm x

Bài 4. Tìm số tự nhiên có 3 chữ số, biết số đó là bội của 18 và các chữ số của nó tỉ lệ theo 1: 2: 3.

Bài 5. Một trường phổ thông có 3 lớp 7, tổng số học sinh của hai lớp 7A và 7B là 85 học sinh. Nếu chuyển 10 học sinh 7A sang 7C thì số học sinh 3 lớp tỉ lệ thuận là 7; 8; 9. Tính số học sinh của mỗi lớp

Bài 6. Trên cùng môt hê truc toa đô, vẽ đồ thi các hàm số sau:

Bài 7. Cho các đa thức:

a] Tính f [x] – g[x] + h[x].

b] Tìm x sao cho f [x] – g[x] + h[x] = 0.

Bài 8. Cho các đa thức: f [x] = x3 – 2x + 1; g[x] = 2x2 – x3 + x – 3

a] Tính f [x] + g[x]; f[x] – g[x].

b] Tính f [x] + g[x] tại x = -1; x = -2.

Bài 9. Cho đa thức: A = -2xy2 + 3xy + 5xy2 + 5xy + 1.

a] Thu gọn đa thức A.

b] Tính giá tri của A tai

Bài 10. Cho 2 đa thức: f[x] = 9 – x5 + 4x – 2x3 + x2 – 7x4; g[x] = x5 – 9 + 2x2 + 7x4 + 2x3 – 3x

a] Tính tổng h [x] = f[x] + g[x].

b] Tìm nghiệm của đa thức h[x].

Bài 11. Tìm đa thức A, biết: A + [3x2y – 2xy3] = 2x2y – 4xy3

Bài 12. Cho các đa thức: P[x] = x4 – 5x + 2x2 + 1; Q[x] = 5x + x2 + 5 – 3x2 + x4

a] Tìm M[x] = P[x] + Q[x].

b] Chứng tỏ M[x] không có nghiệm.

Bài 13. Tìm nghiệm của đa thức

1] 4x + 9

2] -5x + 6

3] x2 – 1

4] x2 – 9

5] x2 – x

6] x2 – 2x

7] x2 – 3x

8] 3x2 – 4x

……………

B. PHẦN HÌNH HỌC

Bài 1. Cho góc nhọn xOy, điểm H nằm trên tia phân giác của góc xOy. Từ H dựng các đường vuông góc xuống hai cạnh Ox và Oy [A thuộc Ox và B thuộc Oy].

a] Chứng minh tam giác HAB là tam giác cân.

b] Gọi D là hình chiếu của điểm A trên Oy, C là giao điểm của AD với OH. Chứng minh BC vuông góc với Ox.

c] Khi góc xOy bằng 600, chứng minh OA = 2OD.

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông ở C, có góc A bằng 600, tia phân giác của góc BAC cắt BC ở E, kẻ EK vuông góc với AB [K thuộc AB], kẻ BD vuông góc với AE [D thuộc AE]. Chứng minh:

a] AK = KB.

b] AD = BC.

Bài 3. Cho tam giác ABC cân tại A và hai đường trung tuyến BM, CN cắt nhau tại K. Chứng minh:

a] ΔBNC = ΔCMB

b] ΔBKC cân tại K.

c] BC < 4.KM.

Bài 4. Cho tam giác ABC vuông tại A có BD là phân giác, kẻ DE vuông góc với BC [E thuộc BC]. Gọi F là giao điểm của AB và DE. Chứng minh rằng:

a] BD là đường trung trực của AE.

b] DF = DC.

c] AD < DC.

c] AE // FC.

Bài 5. Cho tam giác ABC vuông tại A, góc B có số đo bằng 600. Vẽ AH vuông góc với BC tại H.

a] So sánh AB và AC; BH và HC?

b] Lấy điểm D thuộc tia đối của tia HA sao cho HD = HA. Chứng minh rằng hai tam giác AHC và DHC bằng nhau.

c] Tính số đo của góc BDC?

Bài 6. Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ trung tuyến AM. Từ M kẻ ME vuông góc với AB tại E, kẻ MF vuông góc với AC tại F.

a] Chứng minh:

b] Chứng minh AM là trung trực của EF.

c] Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với AB tại B, từ C kẻ đường thẳng vuông góc với AC tại C, hai đường thẳng này cắt nhau tại D. Chứng minh rằng ba điểm A, M, D thẳng hàng.

………………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề