Mua đuổi trong chứng khoán là gì năm 2024

Thị trường tăng rất tốt hôm nay khi các trụ điều chỉnh mạnh thời gian qua đã quay đầu tăng. Dù vậy sự đồng thuận vẫn chưa hoàn toàn trong nhóm blue-chips, điểm tốt là chỉ số được nâng đỡ sẽ hỗ trợ tâm lý giao dịch. Độ rộng làn tỏa tích cực phiên này thể hiện một tâm lý mạnh mẽ.

Thanh khoản khớp lệnh HSX và HNX giảm nhẹ 10%, tụt xuống dưới mức 20k tỷ dù giá cổ phiếu tăng nhiều (khối lượng giảm 13%). Với đà tăng như hôm nay, cơ hội tăng tiếp là có và thanh khoản có thể tiếp tục giảm xuống.

Với cả trăm cổ phiếu tăng giá 2% trở lên, sức mua nâng giá phiên này khá ấn tượng. Bên mua đuổi giá lên cao, nhất là từ sau 2h. Thay đổi về biên độ chỉ có sau khi các trụ lên giá nhanh: VIC, VHM, TCB, HPG bùng nổ từ khoảng 2h trở đi. Đây là một hiệu ứng tích cực vì thể hiện kéo trụ có thể kích thích tâm lý mạnh hơn.

Một điểm đáng lưu ý là đà tăng giá trong buổi chiều thực ra không có thanh khoản bùng nổ. HSX chỉ giao dịch thêm khoảng 9,5k tỷ mà thôi, thấp nhất 14 phiên. Hiệu ứng rút lệnh bán và đẩy trụ là động lực chính cho giá lên cao, chứ không hẳn là dòng tiền sôi sục mạnh mẽ.

Dù sao thị trường tăng mạnh như vậy về giá là vẫn rất tốt. Ngày mai là phiên đáo hạn phái sinh, thị trường có thể còn tăng thêm. Việc FED họp thì không còn gì bất ngờ. Việc mua đuổi giá lúc này không hẳn là rủi ro cao nhưng sẽ bất lợi. Quan điểm là nên tạm thời dừng mua, nếu đủ khéo thì có thể trading một phần trong vài phiên tới.

Hiện thị trường vẫn chỉ đang dao động trong vùng biên độ khá rộng để tạo mặt bằng cao. Cơ hội để vượt lên đỉnh cao mới cần hội tụ các yếu tố kỳ vọng mới hơn. Trong quá trình tích lũy, việc tăng giảm hàng ngày là bình thường, không cần phải sốt ruột như thể người khác mua hết cổ phiếu. Ở mặt bằng giá cao như hiện tại, nếu không điều chỉnh đủ nhiều thì cũng cần đi ngang một thời gian dài cho quen mắt và quan điểm số đông chấp nhận mức định giá như vậy.

Thị trường cơ sở hôm nay khiến giao dịch phái sinh buổi sáng rất khó chịu. Mặc dù VN30 va chạm chuẩn xác và phản ứng tốt quanh mốc 1223.xx, tạo 2 đáy, nhưng độ nảy kém. Chỉ số bò lên quá chậm để tới 1232.xx và trong quá trình này basis đảo âm nhiều lần nên việc chốt Long hiệu quả không cao. Nhịp đánh thốc qua 1232.xx lại gần sát giờ hết phiên liên tục nên trừ phi đóng trước khi vào đợt ATC thì còn tốt, không thì thậm chí mất hết.

Mua đuổi trong chứng khoán là gì năm 2024
VN30 lên chậm nên trading F1 hôm nay khó.

Với quán tính hôm nay và ngày mai đáo hạn, thị trường cơ sở có thể tiếp tục tăng nhưng biên độ kém hơn. Hiện F2 cũng đang chiết khấu nhẹ dù nước ngoài đảo kỳ hạn Long ròng nhiều. Có thể tạm nghỉ phái sinh.

VN30 chốt hôm nay tại 1234.57. Cản gần nhất ngày mai là 1240; 1245; 1252; 1257. Hỗ trợ 1232; 1223; 1216; 1208; 1198.

“Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể đánh giá mức độ thanh khoản của một cổ phiếu qua khối lượng dư mua dư bán.

Một mã cổ phiếu dư quá nhiều phản ánh lượng cung - cầu không cân bằng. Nếu dư bán nhiều hơn dư mua nghĩa là cổ phiếu đang có cung lớn hơn cầu. Đây đôi khi có thể là dấu hiệu cổ phiếu sẽ xuống giá.

Tôi cho rằng thị trường tuần này sẽ tích lũy đi ngang, có thể đi lên nhẹ không có nhiều biến động xấu vì hiện đã vượt ngưỡng kháng cự quan trọng là 1.380, ngưỡng kháng cự hiện tại là 1.420 điểm. Điểm số sẽ đi từ từ chứ không tăng vọt được. Bởi vì dòng tiền trên thị trường hiện rất yếu, chỉ còn nhà đầu tư cá nhân, trong đó có F0 mua ròng, còn lại các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) và tổ chức trong nước đều bán ròng, tự doanh có mua nhưng số lượng quá nhỏ. Chỉ có nhà đầu tư cá nhân, F0 là chủ đạo trên thị trường lúc này. Nếu như vậy, giá ngày càng lên cao, dòng tiền phập phù thì việc đẩy lên mạnh là khó.

Có thể nhìn thấy sự phân hóa thị trường rõ, thị trường đi lên nhưng nhiều nhà đầu tư than phiền danh mục giảm đi, không biết khi nào đi “về bờ”. Nên chỉ nhìn vào chỉ số để đánh giá danh mục đầu tư của các nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay là không đủ, độ chính xác kém vì sự phân hóa thị trường mạnh, trong bối cảnh dòng tiền chỉ tập trung vào nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng.

Nếu như trước, chỉ có NĐTNN bán ròng suốt 2 năm qua nhưng nhà đầu tư tổ chức trong nước vẫn mua, nhưng hiện tổ chức trong nước cũng bán. Các quỹ ETF mua ròng suốt 2 năm qua, trong 1-2 tháng gần đây cũng bán ròng.

Thanh khoản tháng này cũng ở mức thấp nhất trong 2021. Chính vì vậy việc chỉ số lên chỉ có một số nhóm hỗ trợ là chính. Không như năm trước chỉ số đi lên, nhà đầu tư mua mã nào cũng thắng, cũng lời.

Bối cảnh thị trường hiện nay, các nhà đầu tư nên hạn chế việc sử dụng margin trong giao dịch của mình. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng không nên mua đuổi. Năm ngoái có nhiều mã tăng mạnh, nhà đầu tư mua đuổi lời chút đỉnh nhưng năm nay mua đuổi rất dễ bị rủi ro.

Ngoài hạn chế dùng đòn bẩy, nhà đầu tư nên cơ cấu danh mục đầu tư, tập trung vào một số nhóm ngành chứ không nên dàn trải. Nhiều nhà đầu tư có danh mục đầu tư tới 30- 40 mã, thậm chí 60-70 mã. Đây là lỗi chung của nhiều nhà đầu tư mới, và một phần nhà đầu tư cũ. Họ bị tâm lý tham, không mua sợ cổ phiếu tăng hoài, sợ mất sóng nên gom nhiều.

Với cổ phiếu ngân hàng, tôi thấy hầu hết đã đạt đỉnh của năm nay, một số ít mã ngân hàng đang loanh quanh trên đỉnh. Nhà đầu tư cần lưu ý, không chỉ đỉnh năm nay, nhiều cổ phiếu ngành này đã 3 năm liên tục phá đỉnh, mới điều chỉnh 2-3 tháng nay. Các nhà đầu tư dồn vào thì khả năng kiếm lời là thấp. Ngay trong trường hợp không xuống, nếu lên thì tỷ lệ so với nhóm khác cũng không bằng.

Ngay cả nhóm chứng khoán lên sau nhóm ngân hàng, một số mã đã chững lại, nhưng vẫn có những mã tốt hơn ngân hàng vì sóng chứng khoán chạy sau. Nói tóm lại tài chính ngân hàng có xu hướng yếu hơn. Với cổ phiếu bất động sản khá hơn 2 ngành kia tuy nhiên có sự phân hoá.

Triển vọng nằm ở ngành năng lượng, trong đó dầu khí là nhiều vì giá dầu ở mức cao nên hỗ trợ nhiều. Kinh tế mở của trở lại dù có thể chậm nhưng dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng nhiều hơn nên sẽ hỗ trợ nhóm ngành năng lượng nhiều hơn so với nhóm đã tăng quá nhiều, kể cả trong dịch vẫn tăng mạnh.

(*) Lược trích ý kiến của ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK Maybank KimEng Việt Nam trong bài "Tâm điểm chứng khoán: Dò sóng năng lượng ra sao?"/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Mua đuổi bán đuổi là gì?

“Mua đuổi” trong kỹ thuật được gọi bằng cái tên Pullback. So với việc “mua đuổi” thông thường, khi bạn vội vàng tìm mọi cách để có được cổ phiếu khi giá đang trong đà tăng mạnh, thì Pullback là giai đoạn tạm thời mà giá đi ngược với xu hướng chính đã được thiết lập trước đó.

Dự định trong chứng khoán là gì?

1. Bí ẩn Của 'Đu Đỉnh' 'Đu Đỉnh' là thuật ngữ được sử dụng khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu/coin ở giai đoạn giá đang tăng cao, với hy vọng giá sẽ tiếp tục leo lên để mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, ngay sau đó, giá cổ phiếu bắt đầu giảm và không có dấu hiệu hồi phục.

Điểm mua pullback là gì?

Điểm mua pullback là thời điểm mà giá chứng khoán giảm nhẹ sau giai đoạn tăng, tạo cơ hội mua vào trong xu hướng chính. Điều này thường được xác định bằng các chỉ báo kỹ thuật hoặc theo quan sát biểu đồ giá. Nhà đầu tư thường tìm kiếm điểm mua pullback để tận dụng cơ hội mua vào giá thấp hơn trước khi giá tăng trở lại.

Initial Share Price là gì?

Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tiên và được hình thành dựa trên mối quan hệ cung – cầu của thị trường.