Nền tảng tư tưởng lý luận là gì


NCS.Trần Thiên Tú
Phó Trưởng khoa Lý luận cơ sở

​Trong giai đoạn hiện nay, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang hết sức nỗ lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn đã và đang tìm mọi cách chống phá thành quả cách mạng, mà trước hết là chống phá, xuyên tạc nền tảng tư tưởng hòng gây hoang mang, dao động về hệ tư tưởng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Hiểu đúng về nền tảng tư tưởng, trước hết, đó là cách chúng ta nhận thức rõ hơn về cơ sở lý luận để nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, về con đường cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn; cũng từ đó, chúng ta có căn cứ để nhìn nhận và có phương pháp chống lại các luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch.
​Hiện nay, không ít người, trong đó có cả cán bộ, đảng viên còn mơ hồ về nền tảng tư tưởng, về diễn biến hòa bình. Trong bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân hàng năm, ai cũng có thể viết một cách máy móc là: lập trường chính trị vững vàng, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, … nhưng đôi khi, họ không biết rõ mình đang đứng trên lập trường chính trị nào, đâu là cơ sở lý luận để chúng ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, một số thuật ngữ liên quan đến hệ tư tưởng nền tảng như: chủ nghĩa Mác – Lênin, mác xít, Lê nin nít, … vẫn chưa được hiểu rõ và hiểu đúng. Bài viết sẽ bước đầu tìm hiểu những quan niệm cơ bản về các khái niệm này.
​Chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; Trên cơ sở nhu cầu và mục đích nghiên cứu, đã có nhiều cách tiếp cận về Chủ nghĩa Mác – Lênin trên những phương diện [góc độ] khác nhau, theo đó, có năm cách tiếp cận cơ bản sau đây:

-Xét từ góc độ đối tượng [nó nghiên cứu cái gì, phục vụ cho ai]: là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người.
-Xét từ góc độ chủ thể sáng tạo và phát triển [ai làm nên nó]: là hệ thống quan điểm và học thuyết đó được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và sự phát triển, vận dụng vào thực tiễn của V.I. Lênin.
-Xét từ góc độ mối quan hệ [giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại và với thực tiễn]: là hệ thống quan điểm và học thuyết được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại.
-Xét từ góc độ vai trò, chức năng: là hệ thống quan điểm và học thuyết đó đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến cho sự sáng tạo trong nhận thức khoa học [nghiên cứu phát hiện và sáng tạo ra cái mới] và thực tiễn cách mạng [thực tiễn cải biến cái cũ, sáng tạo cái mới],
-Xét từ góc độ cấu tạo [nó gồm có những cái gì]: Chủ nghĩa Mác - Lênin có ba bộ phận lý luận cơ bản hợp thành, đó là:
+Triết học Mác - Lênin;
+Kinh tế chính trị học Mác - Lênin;
+Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Qua năm cách tiếp cận trên, chúng ta có một cái nhìn khá toàn diện về Chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó, cách tiếp cận theo các góc độ đối tượng, chủ thể sáng tạo và cấu tạo được sử dụng phổ biến, thông dụng nhất – được nhiều người biết đến nhất. Theo cách đó, có thể hiểu:
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người; học thuyết này được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và được V.I. Lênin vận dụng và phát triển trong thực tiễn. Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, đó là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
​Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản, có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, mà thống nhất thành một hệ thống.
​Triết học là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
​Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
​Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác - Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa - bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
​Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất - đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người [tức là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản].
​Như vậy, từ những vấn đề được nêu trên, chúng ta có thể thấy ở chủ nghĩa Mác – Lênin là sự thống nhất của ba thuộc tính: tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn cao cả. Tính khoa học thể hiện ở học thuyết là sự kế thừa của các thành tựu khoa học; bản thân học thuyết cũng đã thể hiện đó là một hệ thống lý luận mang tính logic, khoa học và nội dung chứa đầy những dự báo khoa học về tương lai. Tính cách mạng thể hiện trong việc học thuyết đã chỉ ra con đường đấu tranh, chống lại bảo thủ lạc hậu, chống lại chế độ áp bức bóc lột để hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Tính nhân văn thể hiện ở trong quan điểm về con người, về cuộc sống con người và việc xây dựng một chế độ mới trên cơ sở giải phóng con người khỏi khổ đau, áp bức.
​Khi đề cập đến Chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta thường bắt gặp các thuật ngữ liên quan, đó là Mác - xít, Lê - nin - nít,… những thuật ngữ này cũng cần được hiểu một cách thấu đáo, tránh nhầm lẫn chúng với nhau cũng như hiểu sai nghĩa của chúng.
Marxist [mác xít] và Marxism:
​Thuật ngữ Marxist [ phiên âm cũng như diễn đạt bằng tiếng Việt: Mác – xít] có thể hiểu trên hai nghĩa dựa trên từ loại của nó. Xét từ góc độ là tính từ, nó có nghĩa là liên quan đến hoặc hỗ trợ một lý thuyết xã hội, chính trị và kinh tế trên cơ sở các tác phẩm của ​Karl Marx [dịch từ tiếng Anh: Adj: relating to or supporting a social, political, and economic theory that is based on the writings of Karl Marx]. Ví dụ: Anh ấy có tư tưởng mác xít, nghĩa là: Tư tưởng anh ấy có những điểm giống Mác, tư tưởng đó có xu hướng theo và ủng hộ Mác [tư tưởng ấy có thể về lĩnh vực xã hội, chính trị hoặc kinh tế].
​Xét từ góc độ là danh từ, Mác – xít có nghĩa là người ủng hộ một lý thuyết xã hội, chính trị và kinh tế dựa trên các tác phẩm của Karl Marx [dịch từ tiếng Anh: Noun: a supporter of a social, political, and economic theory based on the writings of Karl Marx]. Ví dụ: Những người mác xít, nghĩa là những người đi theo, ủng hộ, bảo vệ học thuyết của Mác.
​Thuật ngữ Marxism là một danh từ, có nghĩa là một lý thuyết xã hội, chính trị và kinh tế dựa trên ý tưởng và các tác phẩm của Karl Marx [dịch từ tiếng Anh: Noun: a social, political, and economic theory based on the ideas and on the writings of Karl Marx]. ​Như vậy, có thể hiểu, Marxism là học thuyết của Mác hay chủ nghĩa Mác.
​Các cách hiểu đối với thuật ngữ: Leninist [Lê nin nít] và Leninism cũng tương tự như cách hiểu của Marxist và Marxism.
​Trên cơ sở trình bày một cách ngắn gọn, đơn giản nhất về một số khái niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, hi vọng bài viết sẽ giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về học thuyết lý luận này, góp phần vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, chống lại sự chống phá của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay.

.

Cập nhật lúc: 20:33, 06/12/2020 [GMT+7]

Hiểu một cách đơn giản, nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận và là cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng Đảng, về nguyên tắc hoạt động của Đảng, về định hướng phát triển của Đảng, về mục tiêu đấu tranh cách mạng của Đảng... Một đảng chính trị [chính đảng] nhất thiết phải có một nền tảng tư tưởng riêng của nó và không được tách rời nền tảng tư tưởng đó, trừ khi muốn biến nó thành một đảng hay một tổ chức khác.

Trong tác phẩm Làm gì [năm 1902], Lênin đã viết: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”. Và, một chính đảng có thể trở thành một loại hình tổ chức khác [một CLB, một hội đoàn…] nếu không có một nền tảng tư tưởng vững chắc. Riêng với Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng ta vừa mang tính cách mạng vừa có tính khoa học sâu sắc.

Từ ngày ra đời, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Chủ nghĩa Lênin theo Hồ Chí Minh chính là học thuyết cách mạng của Lênin dựa trên sự kế thừa, vận dụng và phát triển học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăngghen khởi xướng. Tính “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất” không chỉ đúng trong hoàn cảnh của những thập niên đầu thế kỷ XX mà còn đúng với giai đoạn hiện nay.

Cũng trong Đường kách mệnh, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng một câu của Lênin: Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động… Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong. Người chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.

Chính vì vậy, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã nhấn mạnh, Đảng ta luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh… Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, để xây dựng và phát triển đất nước không còn con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa, mà trên thực tế con đường này đã khẳng định sự thành công rõ nét, thể hiện qua các thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thành tựu của công cuộc đổi mới. Do đó, nền tảng tư tưởng đã được Đảng xác định sẽ tiếp tục soi sáng đường đi tới cho cách mạng Việt Nam.

Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII [tháng 1-1994], Đảng ta đã chỉ ra những thách thức, những nguy cơ lớn đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Những thách thức đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Không chỉ vậy, hiện nay, nhiều biểu hiện suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra khá phức tạp. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã nhận định: “Những hạn chế, khuyết điểm [...] làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”.

Do đó, nhiệm vụ đầu tiên và hết sức quan trọng là phải quán triệt trong hệ thống chính trị về vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, để mọi cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng đắn về công tác này, đồng thời tránh lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Trên thực tế, theo TS Lương Ngọc Vĩnh, trong một bài viết trên Tạp chí Tuyên giáo, số tháng 2-2020, “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, không thể bằng một vài chiến dịch, cuộc vận động mà có thể thành công. Để giành thắng lợi, đòi hỏi trước tiên là phải có nhận thức đúng mục tiêu, đối tượng, từ đó xác định đúng nội dung, phương thức đấu tranh phù hợp. Điều quan trọng nhất là phải có quyết tâm chính trị và niềm tin vào chiến thắng, không nôn nóng nhưng cũng không chủ quan, tuyệt đối không để xảy ra “bệnh thành tích” và “bệnh hình thức” trong quá trình thực hiện”.

Cuộc đấu tranh này là nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ các thành quả của Đảng, bảo vệ con đường đấu tranh cách mạng của Đảng, nhằm đem lại lợi ích của tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến trình cách mạng của thế giới. Do đó, không thể xem đây là công việc của các cơ quan chuyên trách [chẳng hạn, Hội đồng Lý luận Trung ương, các ban tuyên giáo cấp ủy…], của cấp ủy, của các cơ quan truyền thông… mà phải là trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả các cán bộ, đảng viên.           

N.M.H

Video liên quan

Chủ Đề