Ngành Kinh tế và Quản lý xây dựng

Bên cạnh người kỹ sư thiết kế, thi công thì người lập kế hoạch, quản lý, giám sát các nguồn nhân lực, vật lực cũng đóng vai trò không thể thiếu trong sự ra đời của mọi công trình. Chính vì thế, lĩnh vực Xây dựng không chỉ là câu chuyện của kỹ thuật mà còn có “sức mạnh mềm” thuộc về các ngành “tưởng lạ mà quen” như Kinh tế xây dựng hay Quản lý xây dựng.

Tìm hiểu một chút về các ngành học rất có thể sẽ mang đến thêm cho bạn những lựa chọn tiềm năng, bởi trong xu thế phát triển lĩnh vực Xây dựng tại Việt Nam hiện nay thì phát triển nguồn nhân lực về Kinh tế xây dựng, Quản lý xây dựng cũng là yêu cầu cấp thiết.

Gia tăng nhu cầu “sức mạnh mềm” trong nhóm ngành Xây dựng hiện nay

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững hướng đến năm 2030. Điều này trở thành động lực mạnh mẽ cho nhóm ngành Xây dựng tại Việt Nam phát triển một cách chủ động; đồng thời cũng đòi hỏi một lực lượng lớn nhân lực trình độ cao nhằm triển khai đề án, phục vụ tốt nhất nhu cầu nhà ở của con người - đặc biệt là ở các đô thị lớn, khi dân số ngày càng tăng nhanh. Yêu cầu về các dự án “xanh”, các công trình công cộng hay các tòa nhà phức hợp cũng khiến nhu cầu nhân lực ngành Xây dựng gia tăng mạnh mẽ.

Trong bối cảnh đó, các ngành Quản lý xây dựng, Kinh tế xây dựng là những ngành nghề cung cấp lực lượng nhân sự tham gia vào quá trình phát triển dự án ngay từ khi “trên giấy” - cụ thể là trong các khâu khảo sát, thẩm định, định giá, đấu thầu,... cho đến khi quản lý, giám sát triển khai, đánh giá nghiệm thu dự án. Với nhu cầu nhân lực tăng cao cùng với yêu cầu được đào tạo bài bản, chuẩn mực, “quyền lực” của các kỹ sư Kinh tế xây dựng, Quản lý xây dụng chắc chắn là không thể phủ nhận.

Kinh tế xây dựng, Quản lý xây dựng: “Sức mạnh mềm” của những công trình “khủng”

Nếu các ngành Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông thiên về hướng kỹ thuật thì Kinh tế xây dựng, Quản lý xây dựng là những ngành đòi hỏi năng lực tính toán, quản lý nhằm đảm bảo một công trình vừa đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, vừa phù hợp định mức kinh tế.

Sinh viên nhóm ngành này được trang bị kiến thức nền tảng về xây dựng trước khi đi sâu vào kinh tế, quản lý...

Cụ thể, với ngành Kinh tế xây dựng, ngoài kiến thức nền tảng về xây dựng, bạn sẽ được học chuyên sâu về định mức kinh tế, định giá công trình, lập và thẩm định dự án, lập và đánh giá hồ sơ đấu thầu,... Ngoài ra thì một ngành học mang yếu tố “kinh tế” như Kinh tế xây dựng không thể thiếu khối kiến thức về kế toán, phân tích kinh tế, đấu thầu, chiến lược và kế hoạch hóa trong xây dựng.

Trong khi đó, ngành Quản lý xây dựng là ngành trực tiếp “chịu trách nhiệm” lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức thực hiện và quản lý tất cả các khâu trong quá trình thực hiện dự án - từ đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công đến bàn giao nghiệm thu, thanh quyết toán công trình,... Như thế, Quản lý xây dựng và Kinh tế xây dựng đều không phải là những ngành “vòng ngoài” như nhiều người thường hình dung, mà là những mắc xích không thể thiếu để làm nên thành công của mọi công trình xây dựng.  

Chọn bệ phóng vững chắc, nâng cơ hội thành công ngay từ trên giảng đường

Cùng với niềm yêu thích của bản thân thì một môi trường học tập năng động, trẻ trung, hiện đại sẽ là chiến lược thông minh giúp các bạn trẻ yêu thích nhóm ngành Xây dựng nói chung và các ngành Kinh tế xây dựng, Quản lý xây dựng nói riêng có một khởi đầu và nền tảng vững chắc để theo đuổi, chinh phục đam mê của mình.

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM [HUTECH] - một trong những địa chỉ uy tín đào tạo nhóm ngành Xây dựng hiện nay

Với phương pháp giảng dạy hiện đại, không chỉ cung cấp nền tảng chuyên môn vững vàng, mà còn tạo điều kiện để các bạn sinh viên tích lũy những kinh nghiệm nghề nghiệp ngay từ trên giảng đường, cùng với trang thiết bị học tập hiện đại, môi trường học chuyên nghiệp, các trường Đại học uy tín như trường Đại học Công nghệ TP.HCM [HUTECH], trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM,... sẽ là những địa chỉ phù hợp để bạn lựa chọn thực hiện mong muốn trở thành người nắm giữ “quyền lực mềm” và phát huy hiệu quả nhất “quyền lực” ấy, giữ vai trò không thể thiếu được trong sự phát triển lĩnh vực Xây dựng tại Việt Nam.

Thông tin xét tuyển ngành Kinh tế xây dựng, Quản lý xây dựng ở một số trường ĐH:

- Trường Đại học HUTECH: Xét tuyển các tổ hợp A00 [Toán, Lý, Hóa], A01 [Toán, Lý, Anh], C01 [Toán, Văn, Lý], D01 [Toán, Văn, Anh] theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc Xét  tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên; hoặc Xét tuyển kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG HCM; hoặc kỳ thi tuyển sinh riêng của HUTECH.

- Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM: Xét tuyển các tổ hợp A00 [Toán, Lý, Hóa], A01 [Toán, Lý, Anh], D01 [Toán, Văn, Anh] theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc Xét tuyển học bạ với điểm TB của từng môn theo tổ hợp 3 năm lớp 10, 11, 12 từ 6.0 điểm trở lên.

P.V

Kinh tế xây dựng là ngành học như nào? Có những trường nào đào tạo? Học ngành này ra trường có thể làm những công việc gì ắt hẳn là những câu hỏi nhiều bạn đang thắc mắc về ngành Kinh tế xây dựng. Toàn bộ những điều đó mình sẽ chia sẻ ở phần dưới bài viết này nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Kinh tế xây dựng là gì?

Kinh tế xây dựng [tiếng Anh là Economic Construction] là một ngành học thuộc lĩnh vực kinh tế, Kinh tế xây dựng là ngành học đào tạo những kiến thức về kinh tế học nhưng chuyên sâu hơn trong xây dựng. Ngành học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức về quản lý và tính toán chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng giúp sinh viên nắm được những kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu như:

  • Biết cách tư vấn cho các dự án đầu tư công trình xây dựng lớn, nhỏ
  • Biết cách lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật
  • Biết cách định giá và quản trị chi phí trong xây dựng
  • Biết cách hạch toán trong xây dựng
  • Biết cách lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu
  • Biết các triển khai và quản lý các dự án đầu tư công trình xây dựng

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kinh tế xây dựng

Nhằm giúp các bạn tìm hiểu xem trường nào học ngành Kinh tế xây dựng tốt hơn, mình đã tổng hợp những trường tuyển sinh và đào tạo ngành Kinh tế xây dựng trong năm 2022.

Các trường tuyển sinh ngành Kinh tế xây dựng năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Các khối thi ngành Kinh tế xây dựng

Các khối xét tuyển ngành Kinh tế Xây dựng bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối C01 [Toán, Lý, Văn]
  • Khối D01 [Toán, Văn, Anh]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng

Mời các bạ tham khảo qua khung chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng của trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM nhé.

Nội dung chương trình chi tiết như sau:

I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Đại số
Giải tích 1
Xác suất thống kê
Toán kinh tế
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác–Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Tiếng Anh 5
Tiếng Anh 6
Anh văn xây dựng 1, 2
Tin học cơ bản
Kỹ năng mềm 1, 2
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A. Kiến thức cơ sở ngành
Kinh tế vi mô
Kinh tế vĩ mô
Hình họa – Vẽ kỹ thuật xây dựng
Quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng
Nguyên lý thống kê
Nguyên lý kế toán
Vật liệu xây dựng
Trắc địa đại cương
Thực tập trắc địa
Địa chất – cơ học đất – nền móng
Cơ học xây dựng
Máy xây dựng
Thiết kế đường bộ
Thi công đường bộ
Thiết kế cầu
Thi công cầu
Kiến trúc
Kết cấu bê tông cốt thép 1
Kỹ thuật thi công 1
B. Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc
Kinh tế xây dựng
Tài chính doanh nghiệp xây lắp
Định mức kỹ thuật và định giá sản phẩm xây dựng
TKMH Định mức kỹ thuật và định giá sản phẩm xây dựng
Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
TKMH Lập và thẩm định dự án đầu tư
Tổ chức điều hành sản xuất trong xây dựng
TKMH Tổ chức điều hành sản xuất trong xây dựng
Kế hoạch và chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng
TKMH Kế hoạch và chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng
Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp xây dựng
TKMH Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp xây dựng
Đấu thầu trong hoạt động xây dựng
Đo bóc và quản lý khối lượng công trình xây dựng
Thực tập chuyên đề
Học phần tự chọn [tối thiểu 4 tín]
Quản trị doanh nghiệp
Marketing xây dựng
Điều tra kinh tế kỹ thuật và quy hoạch giao thông vận tải
Thị trường chứng khoán
Quản lý dự án xây dựng
Kế toán doanh nghiệp xây dựng
C. Khóa luận tốt nghiệp
Thực tập tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
[Các sinh viên không làm luận văn tốt nghiệp học thay thế 8 tín chỉ và được chọn 1 trong các nhóm học phần sau]
Nhóm 3: Kiểm toán xây dựng
Tin học trong quản lý xây dựng
Lý thuyết kiểm toán
Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng
Đồ án Kiểm toán dự án xây dựng
Nhóm 4: Quản lý khối lượng công trình xây dựng
Tin học trong quản lý xây dựng
Quản lý hợp đồng trong xây dựng
Quản lý thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng
Đồ án quản lý khối lượng
Nhóm 5: Quản lý bất động sản
Thị trường bất động sản
Định giá bất động sản
Môi giới và kinh doanh bất động sản
Đồ án quản lý bất động sản
Nhóm 6: Mô hình thông tin công trình
Đại cương mô hình thông tin công trình
Phần mềm ứng dụng trong hệ thống thông tin công trình
Mô hình thông tin công trình trong quản lý dự án xây dựng
Đồ án ứng dụng mô hình thông tin công trình
III. KHỐI KIẾN THỨC ĐIỀU KIỆN
[Không tính vào điểm tích lũy nhưng yêu cầu phải đạt để ra trường]
A. Giáo dục quốc phòng – an ninh
Đường lối quân sự của đảng
Công tác quốc phòng an ninh
Quân sự chung và kỹ chiến thuật bắn súng AK
Hiểu biết chung về quân binh chủng
B. Giáo dục thể chất
Lý thuyết GDTC
Điền kinh
Bơi 1 [50m]
Bơi 2 [200m]
Bóng chuyền
Bóng đá
Bóng rổ
Bóng bàn
Cờ vua

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành Kinh tế xây dựng

Sau khi các bạn hoàn thành chương trình học ngành Kinh tế xây dựng ở phía trên, các bạn sẽ có đủ kiến thức chuyên môn để có thể bắt đầu thử việc và dần dần thăng tiến lên những cấp độ dưới đây. À mà khoan, đừng vội nghĩ tới các vị trí quản lý, sếp, boss… các thứ nhé bởi vì bạn chỉ mới vừa ra trường và chưa có một chút kinh nghiệm làm việc gì phải không nào?

Các công việc và vị trí làm việc ngành Kinh tế xây dựng các bạn có thể tham khảo như sau:

  • Cán bộ tại các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng từ cấp địa phương tới trung ương
  • Cán bộ quản lý xây dựng của nhà nước về đầu tư xây dựng
  • Quản lý doanh nghiệp xây dựng, đấu thầu, quản lý công trường các công ty kinh doanh về xây dựng và bất động sản
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích dự án đầu tư, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư công trình xây dựng
  • Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng
  • Tham gia công tác giảng dạy chuyên về ngành Kinh tế xây dựng tại các trường đại học, cao đẳng
  • Nghiên cứu sinh và tiếp tục học cao lên

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề