Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến

Khi nhắc đến Quang Dũng, ấn tượng của người đọc thường gắn liền với vần thơ Tây Tiến hào hùng mà cũng rất đỗi hào hoa, một trong những thành tựu của thơ ca kháng chiến nói riêng, thơ ca Việt Nam nói chung. Vẫn bắt nguồn từ cảm hứng chung về binh đoàn võ trang Tuyên truyền Biên khu Lào – Việt [đoàn binh Tây Tiến] ấy nhưng khi đọc cuốn hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của Quang Dũng, người đọc vỡ òa cảm xúc trong những trang văn xuôi ngồn ngộn thông tin, tư liệu văn nghệ và lịch sử quý giá.

Cuốn hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” [Đoàn Võ trang Tuyên truyền Biên khu Lào Việt] của tác giả Quang Dũng.

Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa, chiến sĩ quả cảm. Ngoài thơ, ông còn thể nghiệm mình trên nhiều lĩnh vực, mảng sáng tác khác như: Văn xuôi [truyện, ký], hội họa... Nhưng tên tuổi của Quang Dũng được nhiều người biết đến qua bài thơ “Tây Tiến”, sáng tác vào mùa xuân năm 1948. Với sự kết hợp tài tình giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, bài thơ đã trở thành khúc ca bi tráng phản ánh chân thực cuộc sống, chiến đấu gian khổ, sự hy sinh anh dũng và vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến. Nhưng có lẽ, những trải nghiệm nhuốm màu khói lửa chiến tranh, ngùn ngụt ý chí chiến đấu, ăm ắp, mênh mang tình đồng chí, đồng đội trong những tháng ngày ông tham gia chiến đấu với vai trò là một thành viên của binh đoàn Tây Tiến đã khiến ông cảm thấy như vẫn còn nặng nợ. Đó là lý do thôi thúc ông hoàn thành tập hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” [1952] chỉ mấy năm sau khi bài thơ “Tây Tiến” ra đời.

“Đoàn binh Tây Tiến” thuật lại một cách sinh động, chi tiết năm tháng chiến đấu oanh liệt, hào hùng của những con người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Quang Dũng đã rất tỉ mỉ, chu đáo bày tỏ quan điểm của mình khi đặt bút viết “thêm một vài dòng” cùng độc giả: “Những tên người trong truyện này, đều là tên thật cả. Những sự ghi chép đây, tác giả chép nguyên sự thực”. Lần giở từng trang hồi ký, men theo dòng hồi ức, tác giả mong muốn gợi lại một câu chuyện cũ – khi mà đoàn võ trang Tuyên truyền Biên khu Lào – Việt được thành lập, hạt nhân là một số chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô cũng là lúc tiếng súng kháng chiến toàn quốc mới bắt đầu nổ, công tác chính trị của bộ đội hồi đó nặng ở phần tuyên truyền cho quần chúng tham gia kháng chiến, hiểu mục đích kháng chiến, công tác chính trị còn ở trạng thái đang thành hình... Hơn hết, “đoàn binh Tây Tiến” cho ta biết thêm về sự tồn tại, tham gia tích cực của đoàn nhạc binh trong Đoàn Võ trang ngày ấy; đồng thời, khẳng định thêm mối quan hệ, truyền thống gắn bó giữa bộ đội ta và bộ đội Lào, qua một trung đội Pa Thét Lào được cử tham gia vào Đoàn Võ trang. Tây Tiến là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đi làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào, lập những chiến công hiển hách góp phần vào việc đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược khỏi ba nước Đông Dương. Họ chính là “đại diện cho danh dự người quân nhân trước con mắt nhận xét của dân chúng”. Và nhiệm vụ của đoàn binh ấy là “đi tới những miền chưa có bóng cờ của quân đội Việt Nam, gây cơ sở, gây cảm tình với Nhân dân ở những nơi mà quân đội của khu chúng ta sắp phải hoạt động”.

Đoàn Võ trang lên đường làm nhiệm vụ trong một ngày “gió bấc cuối mùa bỗng nổi lên”, những chiếc lá bàng đỏ như máu ào ào rụng nốt. Tiếng súng cùng những đoàn tản cư từ Hà Nội lũ lượt tiến vào. Khu Hà Nội sẽ chuyển về đây. Khu Tây Tiến chiều nay sẽ lên đường. Ngoài đường hối hả, huyên náo bởi “lũ lượt dân chúng đã phá vườn, đốt nhà bước theo con đường vất vả mà cả dân tộc đang phải can đảm dấn bước...”. Trong cái không khí hối hả, khẩn trương ấy, Đoàn Võ trang cũng rộn rịp hẳn lên. Uyển cưới vợ trong gấp gáp, “cố chạy sang làng Đa Phúc, đặt được buồng cau vào nhà vợ, nói được mươi câu, chỉ kịp đỏ mặt nhìn người vợ chưa cưới được độ nhai giập nửa miếng giầu rồi về ngay”. Anh y tá Huệ biết rằng chuyến này đi lâu và xa nên ra chợ mua trữ mấy lưỡi dao cạo. Trung đội trưởng Hoàng Diệu gửi vội một lá thư và kèm 10 đồng bạc cho em đang học ở trường thiếu sinh quân... Những vụn vặt đời thường như thế mà thấy thương những người chiến sĩ ấy đến quặn thắt lòng. Cứ thế, những chàng trai đầy bản lĩnh, nhiệt huyết và phừng phừng một tình yêu đất nước lặng lẽ bước vào cuộc chiến tranh khốc liệt với danh xưng đầy tự hào: “Đoàn Võ trang Tuyên truyền của khu Tây Tiến”.

Sự khốc liệt của chiến tranh là điều có thể lường trước. Điều khiến những người chiến sĩ cảm thấy thương nhớ nhất trên suốt đường hành quân chính là tình cảm yêu thương, đùm bọc, chở che thân tình, ấm áp, chu đáo của bà con dành cho đoàn: “Từng nụ cười mẹ hiền thăm hỏi, từng đôi mắt âu yếm của chị em săn sóc... Những câu nói, những bàn tay rắn chai của anh em tự vệ phố... Tất cả đã đem lại cho người bộ đội thấy gia đình mình là nơi đây, thấy thấm thía tình đồng bào”. “Quân với dân như cá với nước”, để đáp lại tình cảm sâu sắc, chân thành ấy, những người lính của Đoàn Võ trang luôn kề vai sát cánh, không chỉ giúp đào hầm trú ẩn phòng khi giặc tràn tới mà chăm lo cả đời sống tinh thần cho bà con thông qua hoạt động tuyên truyền, “dân vận” thiết thực, bổ ích... Họ là niềm tin, là chỗ dựa tinh thần và cũng là người “chế biến” những món ăn tinh thần hấp dẫn cho bà con, xua đi nỗi lo đau đáu, thấp thỏm về chiến tranh. Có điều gì linh thiêng, kỳ diệu hơn khoảnh khắc quân dân nhất tề nghiêm trang đứng dưới lá cờ Tổ quốc, đồng lòng hát vang điệu Quốc ca. Dẫu rằng, giọng đồng bào Thái hát sai hẳn đi, nhưng chính vì điều đó mà khiến cho linh hồn của bài hát càng thêm thấm thía, cảm động. Người chiến sĩ của Đoàn Võ trang là thế. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn thấy ánh lên nét mơ màng, lãng mạn: “Dừng lại đầu dốc, thở mạnh hương thơm của những loài hoa thầm nở từ rừng sâu phảng phất bay ra, người ta có thể quên một phút cây súng đang cầm ở tay mà tưởng mình đang sống ở một đời thanh bình”. Những khúc hát hành quân vang dậy núi rừng.

Chiến trường miền Tây rộng mênh mông; những mũi dùi của địch chọc tứ phía, quân tiếp viện của địch đông gấp ba quân số những đơn vị đang chiến đấu ở khu miền Tây. Người chiến sĩ ở miền Tây phải chống chọi với hai kẻ thù cùng lúc, đó là quân địch và muỗi rừng. Thương binh mỗi lúc một đông lên mà bông băng, thuốc men từ lâu đã thiếu. Một cái cáng nằm, anh em cũng phải san sẻ cùng nhau. “Những thiếu thốn của lúc ban đầu xây dựng biên khu, những trận sốt không đủ ký ninh uống; một viên ký ninh vàng thường đêm pha loãng vào một cốc nước... chia nhau uống một hớp để lừa cơn”... Thiếu thốn là thế nhưng quân và dân ta vẫn luôn đoàn kết một lòng, kiên gan bền chí chống chọi với kẻ thù dẫu chỉ còn chút hơi tàn để hít thở: “Rừng và núi luôn luôn lặng lẽ chứng kiến những phút gan lì ấy của chiến sĩ miền Tây”. Anh em trung đội vẫn quyết tâm nằm lại, chia nhau phục kích giặc ở những gốc cây với quyết tâm cao nhất: “Chúng ta quyết cả giặc và ta đều chết ở đây”. Chẳng điều gì có thể lý giải được sự kiên gan bền chí của những người lính ấy, chỉ biết rằng nỗ lực của họ cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng: “Năm lần xung phong, năm lần giặc phải chạy tụt xuống”, sau thấy “đì đẹt tiếng súng xa dần...”. Những người chiến sĩ đã gần như sức cùng lực kiệt vì bệnh tật, đói rét... đã chiến thắng lũ giặc khỏe mạnh, được trang bị vũ khí tối tân. Đó là chiến thắng của niềm tin, ý chí, nghị lực chiến đấu kiên cường: “Giặc không thể nào chiếm đoạt được lòng tin tưởng của đồng bào. Giặc không thể nào mê hoặc được người dân, khi mà người dân đã được chúng ta đem lẽ phải, đem sự thực nói cho biết...”.

Đoàn Võ trang chia tay nhau, mỗi đơn vị được cử đi làm nhiệm vụ khác nhau. Nhưng những tháng ngày vất vả cùng nhau trong công tác, những tháng ròng trên đỉnh núi, những kỷ niệm chung của Đoàn Võ trang với đồng bào... sống mãi trong hồi ức của đồng chí, đồng đội. Từ đồng bằng Phủ Quốc cho đến đỉnh Pha Luông, từ dọc sông Luồng cho đến đầu sông Mã, đồng bào sẽ chẳng thể nào quên được kỷ niệm mà binh đoàn ấy để lại, “nhớ cái ánh lửa trại chiếu sáng hai lá cờ Lào – Việt, cái tiếng nhạc dâng lên như dòng sông của đội nhạc” tha thiết ngân vang. Họ, những con người đi “chẳng tiếc đời xanh”. Dẫu ở đâu, họ vẫn luôn nêu cao tinh thần quyết tâm, ý chí phấn đấu và tình yêu đất nước, quê hương, quần chúng Nhân dân sâu nặng như thế cho đến hơi thở cuối cùng. Những nhân vật được nhắc đến trong cuốn hồi ký này đã sống và chiến đấu nhiệt thành để cùng nhau viết nên khúc ca hào hùng về cuộc đời người lính viễn chinh: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Bài và ảnh: Nguyên Linh

Bài làm

Những bức tượng đài về con người Việt Nam trong kháng chiến không chỉ được viết bằng những trang sử hào hùng mà còn bằng những áng thơ văn tuyệt đẹp. Họ khổ đau nhưng vẫn ngời sáng sức mạnh và niềm tin. Dù có mất mát đau thương nhưng điều cuối cùng ở lại là sự kiên định với lí tưởng và hi sinh vì cuộc sống. Sự hi sinh của những người lính đã sống vì Tổ quốc đã được Quang Dũng tái hiện chân thực trong bài thơ “Tây Tiến”:

  • “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
  • Gục lên súng mũ bỏ quên đời
  • Chiều chiều oai linh thác gầm thét
  • Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Và:

  • “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
  • Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
  • Áo bào thay chiếu anh về đất
  • Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ cùng quân đội Lào bảo vệ vùng biên giới Việt-Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Quang Dũng viết về người lính Tây Tiến không chỉ bằng con mắt quan sát mà còn bằng chính những trải nghiệm thực tế bởi ông cũng là một người lính Tây Tiến năm xưa. Cuối năm 1948, ông phải rời quân đoàn đi làm nhiệm vụ khác, nỗi nhớ về Tây Tiến và núi rừng, con người Tây Bắc đã giúp ông viết lên bài thơ. Bài thơ được viết lên bằng nỗi nhớ, được họa bằng hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và hoang sơ, hiểm trở và hình ảnh con người thành trung tâm với những nét hào hoa, lãng mạn mà thật cao đẹp. Đặc biệt, tầm vóc của con người được khắc họa đẹp nhất, ấn tượng nhất qua những hi sinh, mất mát.
Gian nan bao giờ cũng được xem là ngọn lửa thử vàng. Trước những dãi dầu thân xác trong dằng dặc thời gian là hình ảnh:

  • “Anh bạn dãi dầu không bước nữa
  • Gục lên súng mũ bỏ quên đời
  • Chiều chiều oai linh thác gầm thét
  • Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình

Hai câu thơ đầu là bức họa ấn tượng về người lính. Hai tính từ “dãi dầu” đã đủ để làm hiện về bao vất vả, nhọc nhằn của những cuộc hành quân. “Không bước nữa” có thể là những giây phút hiếm hoi người lính buông mình vào giấc ngủ; nhưng cũng có thể là một thực tế đau xót là người lính đã ngã xuống và không thể bước cùng đồng đội. Sự hy sinh là có đấy và Quang Dũng không bao giờ né tránh hiện thực. Nhưng hiện thực trong mắt ông không bao giờ chỉ giản đơn và tẻ nhạt. Một loạt các từ mang tính chủ động: “không bước nữa”, “bỏ quên đời” làm cho câu thơ trở nên gân guốc, rắn rỏi; giọng thơ ngang tàng; khó khăn trở nên nhẹ tênh và con người hiện lên với tâm thế chủ động, ung dung trước những khó khăn gian khổ, thậm chí là hi sinh mất mát. Sau này, ta cũng được gặp giọng điệu ngang tàng ấy trong những câu thơ rất lính của Phạm Tiến Duật: “Không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo” [“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”]. “Thác gầm thét, cọp trêu người” là những hình ảnh nhân hóa làm tăng thêm sự hoang sơ, dữ dội, bí hiểm của núi rừng Tây Bắc. “Chiều chiều, đêm đêm” là những trạng ngữ chỉ thời gian lặp lại miên viễn, vĩnh hằng. Sức mạnh của thiên nhiên ngự trị nơi đây không phải chỉ có một chiều, một đêm mà là “chiều chiều, đêm đêm”. Nhưng đó cũng là thời gian của những cuộc hành quân Tây Tiến. Vì thế mà hai câu thơ miêu tả cái thâm u, bí ẩn của rừng núi miền Tây Bắc càng khiến chân dung người chiến sĩ thêm cao lớn, mạnh mẽ.
Sau đó, Quang Dũng còn một lần nữa nhắc tới sự hi sinh của những người lính:

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về những người không chịu thua số phận

  • “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
  • Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
  • Áo bào thay chiếu anh về đất
  • Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Câu thơ là một trong những bức tượng đài bi tráng nhất của người lính Việt Nam. Nơi viễn xứ, những con người ấy chỉ còn là áo vải mong manh. Cái bi, cái mất mát trong chiến tranh là chẳng thể nào chối bỏ. Vì thế, Nguyễn Duy từng đúc kết một cách đau xót: “Kì quan nào chẳng hắt bóng xót xa” [“Đứng trước tượng đài Kiev]. Nhưng bi mà không hề lụy. Câu thơ sử dụng hệ thống những từ Hán Việt: “biên cương” “viễn xứ”, “chiến trường”, “áo bào”, “độc hành” làm cho không khí trở nên trang giọng, lời thơ trầm lắng, giọng thơ trầm hùng, bi tráng. Lại một cách nói chủ động: “chẳng tiếc đời xanh” khẳng định khí thế ngang tàng của những bậc nam nhi coi cái chết nhẹ tựa hồng mao. Hình ảnh “áo bào” gợi về bóng dáng những Kinh Kha bên bờ sông Dịch: “Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn” cùng biện pháp nói giảm nói tránh càng làm cho người lính hiện lên cao đẹp. Cái chết đối với họ, đơn giản chỉ là sự trở về khi mình đã sống và chiến đấu hết mình trong một tâm thế ung dung, nhẹ nhàng. Trước đây, khi nhắc đến những câu thơ này của Quang Dũng, người ta thường thấy ở đó những biểu hiện tiêu cực của “mộng rớt”, “buồn rớt” hay “yêng hùng tư sản”. Cái khẩu khí của nhà thơ, của những anh bộ đội Tây Tiến ấy, thực ra, vô cùng đáng trọng. Nó là biểu hiện quyết tâm của những con người yêu giống nòi, sẵn sàng đổ máu hi sinh vì những lẽ sống lớn lao. Họ không phải nạn nhân, những con tốt đen vô danh vô nghĩa trên bàn cờ trận mạc mà là những “chủ thể đầy ý thức của lịch sử”, biết sống đẹp từng giây phút, biết ước mơ, hi vọng và khi cần thì sẵn sàng hiến dâng. Những câu thơ của Quang Dũng thực sự ngang tầm vóc với các chiến sĩ đã bỏ mình vì nghĩa lớn. Sự ra đi của họ lại được cất lên thành khúc “độc hành” của sông Mã đầy uy nghiêm và trang trọng. Tầm vóc con người đã sánh ngang tầm vũ trụ. Một bài thơ hay không bao giờ là sự giản đơn, tĩnh tại mà luôn có sự vận động trong chính bản thân chủ thể của nó. Thiên nhiên trong hai đoạn thơ đi từ dữ dội đến hào hùng, thiêng hóa, từ hình ảnh của những khó khăn thử thách thành nền để tôn vinh và thiêng hóa con người. Người lính từ đối đầu để chinh phục thiên nhiên, vượt qua thử thách đến hòa hợp để làm trung tâm trong bức tranh thiên nhiên. Bút pháp thơ đều từ tả thực kết hợp với bút pháp sử thi, hào hùng, cảm hứng bi tráng nhưng ở mỗi đoạn lại có những thay đổi và độc đáo riêng. Những câu thơ đem cho chúng ta có một phong vị rất riêng: vừa dung dị, vừa bay bổng, không đẽo gọt cầu kì mà có khi vẫn mới lạ một cách đáng ngạc nhiên.

Những câu thơ của Quang Dũng không chỉ đơn giản là câu chữ mà như là những khúc tráng ca hào hùng, là những bức tượng đài trường tồn về những con người bất tử mà dẫu cho lịch sử đã sang trang, những chiến tuyến đã hạ xuống nhưng nó vẫn không thôi làm ám ảnh và xúc động cho bạn đọc nhiều thế hệ.

Xem thêm:  Kể lại một buổi sinh hoạt lớp

Video liên quan

Chủ Đề