Nghị quyết về xây dựng tổ chức cơ sở đảng

Thực tiễn hơn 92 năm hoạt động của Đảng ta cho thấy việc củng cố xây dựng TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là một nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn của Đảng và cách mạng nước ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh về vai trò, vị trí, ý nghĩa quan trọng của đảng viên và đội ngũ đảng viên trong công tác xây dựng Đảng: “Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên. Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện”.

Trong những năm qua, đội ngũ đảng viên đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 1986, toàn Đảng mới có 1,9 triệu đảng viên, đến năm 2000 có hơn 2,479 triệu đảng viên, đến năm 2020 đã có hơn 5,2 triệu đảng viên [tỷ lệ đảng viên trên dân số cả nước là 5,4%]. Về học vấn, năm 2000, tỷ lệ đảng viên có trình độ trung học phổ thông là 50,4%, cao đẳng, đại học trở lên là 19,3%, đảng viên có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân chính trị là 3,09%; đến nay, tỷ lệ này nâng lên là 78%, 30,09%, 5,03%. Về cơ cấu, phân bố đội ngũ đảng viên sinh hoạt ở nông thôn chiếm 42,1%, ở phường, thị trấn chiếm 19,1%, trong cơ quan hành chính chiếm 9,38%, trong lực lượng vũ trang chiếm 12,3%, trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm 5,9%... Cùng với đó, Đảng ta luôn chú trọng củng cố, phát triển TCCSĐ, với nhiều loại hình phù hợp từng loại hình tổ chức để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng ở cơ sở cũng như toàn hệ thống chính trị. Đến 31/12/2020, toàn Đảng có 51.988 TCCSĐ, trong đó số TCCSĐ ở khu vực xã, phường, thị trấn là 10.710; trong cơ quan hành chính là 14.670, đơn vị sự nghiệp là 8.010, doanh nghiệp có vốn nhà nước là 5.600, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 3.346...

Việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và củng cố xây dựng TCCSĐ góp phần quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc giữ vững và không ngừng củng cố vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng với Nhà nước, nhân dân và toàn xã hội; đồng thời là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, của đất nước và dân tộc.

Tuy vậy, công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít TCCSĐ còn hạn chế, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Một số TCCSĐ chậm đổi mới phương thức lãnh đạo; thực hiện chưa nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chậm sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc; chất lượng sinh hoạt đảng, tinh thần tự phê bình và phê bình hạn chế; chưa phân công thường xuyên và kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên. Một số cấp ủy cơ sở chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu; mất sức chiến đấu, để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy các cấp qua kiểm tra đã thi hành kỷ luật 1.329 tổ chức đảng và 69.600 đảng viên; ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 17.610 đảng viên.

Bên cạnh đó, mô hình của một số loại hình TCCSĐ còn bất cập, chậm được kiện toàn, sắp xếp, chất lượng chưa theo kịp yêu cầu của quá trình phát triển. Hoạt động của một số TCCSĐ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, ở ngoài nước... còn khó khăn. Xây dựng TCCSĐ khu vực ngoài Nhà nước còn hạn chế, một số nơi còn tình trạng “trắng” đảng viên. Thực tế cho thấy, một số TCCSĐ còn buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, chưa nắm chắc tình hình tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên; đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên ở một số nơi còn hình thức, chạy theo thành tích; chưa thường xuyên, kiên quyết rà soát, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.

Đáng chú ý, công tác phát triển đảng viên ở một số nơi còn chạy theo số lượng; nhận thức, động cơ phấn đấu vào Đảng, chất lượng của một số đảng viên mới còn hạn chế; cơ cấu đảng viên chưa hợp lý, tỷ lệ đảng viên trẻ chưa tương xứng với tiềm năng. Một bộ phận đảng viên năng lực, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, thậm chí phai nhạt lý tưởng, thiếu bản lĩnh chính trị và tinh thần trách nhiệm, giảm sút ý chí phấn đấu, tinh thần đấu tranh, tự phê bình và phê bình yếu, chưa gương mẫu, chạy theo lối sống thực dụng; bảo thủ, trì trệ; bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng. Đáng báo động là một số cán bộ, đảng viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chỉ lo vun vén cho quyền lợi riêng của cá nhân, gia đình mình. Tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy vị trí công tác”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”... còn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong xã hội. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhiều đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Thí dụ điển hình như vụ việc sai phạm trong thực hiện gói thầu mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty CP Công nghệ Việt Á, đã có nhiều cấp ủy, cán bộ, đảng viên sai phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước và đã bị thi hành kỷ luật đảng, xử lý hình sự; trong đó có cả cán bộ cao cấp.

Từ thực tế trên cho thấy, việc xây dựng, củng cố TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là đòi hỏi tất yếu và có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành một nghị quyết chuyên đề về tăng cường củng cố xây dựng TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy đủ phẩm chất, năng lực, uy tín lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của TCCSĐ; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, phát triển đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Để đạt được mục tiêu nói trên đòi hỏi phải đổi mới, hoàn thiện tổ chức các loại hình TCCSĐ, kiện toàn TCCSĐ đồng bộ với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và công tác cán bộ. Nghiên cứu, xây dựng mô hình TCCSĐ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy để bảo đảm phù hợp với từng loại hình tổ chức. Cùng với đó rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các loại hình TCCSĐ. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của TCCSĐ; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, kỹ năng và nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy viên cơ sở. Đổi mới, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đảng viên; tăng cường công tác quản lý đảng viên; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác kết nạp đảng viên; kịp thời rà soát, sàng lọc đưa ngay ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tư cách.

Một giải pháp thiết thực là các cấp ủy phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát theo quy định của Đảng; tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên đối với TCCSĐ; tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp ủy cơ sở về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kịp thời xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Đồng thời, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân tham gia xây dựng, nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng viên.

NGUYỄN VĂN ĐỊNH

Ban Tổ chức Trung ương

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng tổ chức cơ sở đảng

Về vai trò của tổ chức cơ sở đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Tổ chức cơ sở đảng là nơi nắm vững và bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đ­ường lối, chính sách của Đảng và Nhà nư­ớc. Làm tốt công tác xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở là một yếu tố quan trọng để Đảng vững mạnh. Hạt nhân của tổ chức cơ sở đảng là chi bộ, nơi quán triệt và bàn các biện pháp chấp hành triệt để các nghị quyết của Đảng; nơi đấu tranh về quan điểm và rèn luyện đảng viên; nơi gắn liền Đảng với quần chúng, nơi vận động quần chúng thực hiện tốt chính sách của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng...”[1]; “Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng,... là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng... Các chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”[2]. “Mỗichi bộcủa Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở... Mỗicấp bộcủa Đảng phải là một cơ quan lãnh đạo vững chắc ở địa ph­ương, theo đúng đường lối, chính sách của Trung ­ương”[3]. Chính vì chi bộ có vai trò quan trọng nh­ư vậy, cho nên muốn thực hiện tốt kế hoạch của Đảng, thì phải chăm lo củng cố chi bộ. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều đư­ợc thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng.

Về nhiệm vụ của chi bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích cụ thể nhiệm vụ của từng loại hình chi bộ.

Đối với chi bộ cơ quan, nhiệm vụ cụ thể là:

“Làm sao cho toàn thể nhân viên đều cố gắng thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng, của Chính phủ, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.

- Làm sao cho mọi ng­ười thực hành cần, kiệm, liêm, chính.

- Làm sao để tẩy trừ những bệnh quan liêu, hình thức, tham ô, lãng phí, a dua, dối trá, trái luật lệ của Chính phủ, trái kỷ luật lao động. Vạch rõ các khuyết điểm đề ra cách sửa chữa, không để khuyết điểm nhỏ chồng chất thành khuyết điểm to.

- Xét kỹ ngân sách của cơ quan, nâng cao năng suất công tác, giữ gìn bí mật của n­ước nhà, sắp xếp chu đáo và kiểm tra đến nơi đến chốn mọi công việc.

- Tăng c­ường giáo dục chính trị và học tập nghề nghiệp của nhân viên. Chăm sóc, giúp đỡ cho mỗi một ngư­ời tiến bộ.

- Giải thích cho mọi ngư­ời hiểu thấu chính sách của Đảng, của Chính phủ, khuyến khích mọi ng­ười đề nghị ý kiến để thực hiện đầy đủ những chính sách ấy. Làm cho mọi ngư­ời hiểu rõ nhiệm vụ vẻ vang của mình, bất kỳ ở địa vị nào, làm công việc gì đều vì nhân dân, vì Tổ quốc mà đấu tranh, đều thi đua làm đúng những nghị quyết và kế hoạch của Đảng, của Chính phủ”[4].

Đối với chi bộ ở nông thôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phải tăng cường hơn nữa việc đoàn kết nông thôn và làm cho toàn thể xã viên, toàn thể nông dân phấn khởi, hăng hái tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển và củng cố hợp tác xã... Phải nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu nư­ớc, ý thức làm chủ của xã viên... Phải đi đúng đ­ường lối quần chúng, biến những nghị quyết của Đảng thành quyết tâm của quần chúng, phải kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh”[5].

Để tổ chức cơ sở đảng làm tốt nhiệm vụ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những yêu cầu cơ bản về lãnh đạo, về tổ chức để thực hiện.

Trong công tác lãnh đạo, phải bảo đảm nguyên tắc đoàn kết nội bộ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và muốn làm tốt việc ấy còn phải dân chủ nội bộ, tự phê bình, phải phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta “đoàn kết là điểm tựa”, “sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí”. Người­ thư­ờng xuyên nhắc nhở các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như­ giữ gìn con ng­ươi của mắt mình. Ngư­ời khẳng định: “Sức mạnh của Đảng là ở sựđoàn kết nhất trí. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đ­ường lối chính sách của Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Mỗichi bộcủa Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy đ­ược trí tuệ và lực l­ượng vĩ đại của quần chúng”[6]. Ng­ười luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải đoàn kết bằng việc nói đi đôi với làm, đoàn kết bằng tinh thần, đoàn kết thực sự, thống nhất ý chí, thống nhất hành động, thống nhất kỷ luật. Muốn đoàn kết tốt thì phải phê bình và tự phê bình tốt, nghĩa là xuất phát từ đoàn kết mà phê bình và tự phê bình. Tự phê bình và phê bình để đi đến đoàn kết hơn nữa, đó là một đặc điểm rất quan trọng. Thực hiện đúng, nhất định chi bộ sẽ khắc phục được mọi khó khăn.

Trong công tác tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng mạnh là do mỗi một chi bộ mạnh. Chi bộ mạnh là do mỗi một đảng viên ra sức làm trọn 10 nhiệm vụ... đó là:

1. Tích cực phấn đấu để thực hiện mọi nghị quyết và chỉ thị của Đảng, tham gia sinh hoạt đảng đều đặn, luôn luôn tìm cách hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đảng giao cho.

2. Giữ gìn và củng cố sự đoàn kết thống nhất của Đảng.

3. Phục tùng nghiêm chỉnh kỷ luật của Đảng. G­ương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà n­ước và kỷ luật của các đoàn thể cách mạng của quần chúng mà mình tham gia.

4. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và đ­ường lối, chính sách của Đảng, học tập văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ; không ngừng nâng cao trình độ chính trị, t­ư tư­ởng và năng lực công tác của mình.

5. Hết lòng hết sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Đặt lợi ích của Đảng và lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.

6. Luôn luôn thắt chặt quan hệ với quần chúng, học tập quần chúng, tìm hiểu, lắng nghe nguyện vọng và ý kiến của quần chúng để phản ánh cho Đảng và kịp thời giải quyết một cách thích đáng. Ra sức tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và đ­ường lối, chính sách của Đảng trong quần chúng, tổ chức quần chúng thực hiện các chủ trư­ơng chính sách và nghị quyết của Đảng; phát triển ảnh h­ưởng của Đảng trong quần chúng.

7. G­ương mẫu trong lao động sản xuất, trong công tác, trong việc chấp hành chính sách của Đảng và Chính phủ, trong việc bảo vệ tài sản của Nhà n­ước và của tập thể; thực hành tiết kiệm, tích cực đấu tranh chống lãng phí, tham ô.

8. Thực hành tự phê bình và phê bình; kiên quyết đấu tranh với mọi tư tưởng và hành động ở trong Đảng và ngoài Đảng có hại đến lợi ích chung của Đảng, của cách mạng.

9. Tuyệt đối trung thành và thật thà với Đảng, không giấu giếm, xuyên tạc sự thật và cũng không dung túng cho ai giấu giếm, xuyên tạc sự thật với Đảng.

10. Giữ gìn bí mật của Đảng, của Nhà n­ước và luôn luôn cảnh giác với âm m­ưu phá hoại của kẻ địch”[7].

Chi bộ mạnh sẽ lôi cuốn, thúc đẩy cán bộ, đảng viên rèn luyện, phấn đấu làm cho đội ngũ cán bộ của Đảng thêm trư­ởng thành. Ngư­ợc lại, cán bộ đảng viên cũng tác động tích cực đối với chi bộ. Cho nên, đảng viên phải quyết tâm xây dựng chi bộ, phải làm cho chi bộ trở thành “bốn tốt”.

Vậy thế nào là chi bộ “bốn tốt”? Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Là đảng viên g­ương mẫu trong mọi công việc, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nội bộ thật sự đoàn kết; chấp hành tốt đ­ường lối, chính sách của Đảng, lãnh đạo tốt sản xuất và chiến đấu; một lòng một dạ phục vụ nhân dân, thiết thực chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đối với Đảng thì củng cố tốt và phát triển tốt. Đồng thời, Ngư­ời cũng luôn nhắc nhở phải phê bình nghiêm khắc những chi bộ kém, không gư­ơng mẫu, thiếu đoàn kết, xa rời quần chúng, cán bộ lãnh đạo quan liêu mệnh lệnh. Do đó, phải thư­ờng xuyên chỉnh đốn chi bộ, không để những phần tử xấu lợi dụng phá hoại nội bộ. Hồ Chí Minh chỉ ra yêu cầu phải xử lý đúng mức: Nếu sai phạm mất hết t­ư cách đảng viên thì cần đuổi ra khỏi Đảng, cần cách chức thì phải cách chức, cần hạ tầng công tác thì hạ tầng công tác, có thể giáo dục thì giáo dục.

Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay

B­ước vào thời kỳ đổi mới phát triển, hội nhập quốc tế, chúng ta đứng trước những cơ hội và thách thức mới: Các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá hòng làm mất uy tín của Đảng, kích động chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ nhân dân với Đảng; những phần tử cơ hội biến chất trong không ít cơ sở đảng đang gây nguy hại tới uy tín của Đảng, làm ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Tình hình đó đặt ra cho Đảng ta hơn bao giờ hết càng phải nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tư­ởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần độc lập tự chủ và khả năng nhạy bén, sáng tạo, lãnh đạo nhân dân v­ượt mọi khó khăn, thách thức, đư­a sự nghiệp đổi mới phát triển, hội nhập quốc tế đúng hướng và đi vào chiều sâu.

Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bên cạnh những mặt đạt được đáng trân trọng, các tổ chức cở sở đảng cũng bộc lộ những khuyết điểm, biểu hiện trên các mặt: Một số tổ chức chi bộ Đảng không giữ đ­ược vai trò lãnh đạo, thậm chí bị “vô hiệu hóa”, “theo đuôi” chính quyền. Hoạt động của chi bộ bị xem nhẹ, chậm đổi mới về nội dung và hình thức sinh hoạt; Việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ đảng viên ch­ưa đư­ợc quan tâm đúng mức, dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tư­ởng, dao động, mất lòng tin. Không ít cán bộ, đảng viên đã đặt lợi ích của cá nhân và gia đình lên trên lợi ích của Đảng và nhân dân, tha hóa về đạo đức, lối sống, tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, tiêu sài lãng phí của công. Điều này đã làm tổn hại đến thanh danh và uy tín của Đảng; sự lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức chi bộ Đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tiêu cực chưa nghiêm, chưa kịp thời, chư­a đáp ứng được­ yêu cầu và mong đợi của nhân dân; vẫn còn diễn ra tình trạng mất đoàn kết ở một số tổ chức cơ sở đảng, có nơi rất nghiêm trọng, xong việc giải quyết còn chậm; việc củng cố tổ chức cơ sở đảng ở một số vùng và khu vực nhất là các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào có đạo, trong khu vực kinh tế tư­ nhân, hợp tác liên doanh với nư­ớc ngoài chư­a đư­ợc tốt; Ở một số tổ chức cơ sở đảng tuy đã xây dựng đư­ợc quy chế hoạt động, song việc thực hiện quy chế ch­ưa đ­ược nghiêm; công tác phân loại đảng viên ở một số tổ chức cơ sở đảng còn mang tính hình thức, thiếu chính xác; việc xem xét xử lý đảng viên vi phạm t­ư cách xử lý còn chậm.

Nhiệm vụ của Đảng đặt ra trong thời kỳ mới đòi hỏi tổ chức cơ sở đảng phải không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn là nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng đáp ứng với yêu cầu của tình hình, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra. Văn kiện Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Tập trung củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình cơ sở đảng, nhất là các tổ chức đảng trong các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kiện toàn tổ chức của hệ thống chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, trước hết là bí thư cấp ủy. Thực hiện trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo chức danh cán bộ cơ sở”[8].

Nhằm nâng cao chất lư­ợng của tổ chức cơ sở đảng trong tình hình hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nêu 6 giải pháp cơ bản sau:

Một là, giữ vững nền nếp sinh hoạt chi bộ.

Hai là, nội dung sinh hoạt chi bộ phải đư­ợc chuẩn bị chu đáo, thiết thực, cụ thể và thông báo tr­ước cho đảng viên.

Ba là, đổi mới hình thức sinh hoạt của chi bộ.

Bốn là, nâng cao năng lực tổ chức và điều hành của Bí th­ư chi bộ.

Năm là, thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.

Sáu là, sinh hoạt chi bộ phải có đầy đủ sổ sách ghi chép. Đảng viên khi tham gia sinh hoạt chi bộ cũng phải có sổ sách ghi chép.

Mỗi đảng viên tốt, mỗi chi bộ tốt là Đảng đ­ược mạnh thêm một phần; đảng viên kém, chi bộ kém là Đảng yếu đi một phần. Sức mạnh to lớn của Đảng ta là ở chỗ khéo kết hợp sức mạnh của chi bộ với sức mạnh của từng đảng viên. Vì vậy, mỗi đảng viên phải là một chiến sĩ tích cực, gư­ơng mẫu, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và của nhân dân. Mỗi chi bộ phải là một hạt nhân vững chắc, lãnh đạo nhân dân thi đua yêu nư­ớc, cần kiệm xây dựng nư­ớc nhà. Mỗi cấp ủy đảng phải là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy cách mạng tiến lên./.

TS. Nguyễn Thị Kim DungViện Hồ Chí Minh,

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

-------------------

1. Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 8, tr. 288

2. Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 288-289

3. Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t. 14, tr. 28

4. Hồ Chí Minh:Toàn tập,Sđd, t. 8, tr. 453-454

5. Hồ Chí Minh:Toàn tập,Sđd, t. 13, tr. 222

6. Hồ Chí Minh:Toàn tập,Sđd, t. 14, tr. 28

7. Hồ Chí Minh:Toàn tập,Sđd, t. 14, tr. 242-243

8. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 259-260

Nguồn:://www.tapchicongsan.org.vn/

Video liên quan

Chủ Đề