Ngôn ngữ của bài thơ Bánh trôi nước là

Câu 5 [Trang 21 - SGK]

Viết thư là một hoạt động giao tiếp. Khi viết thư, dù ý thức rõ hay không, người viết vẫn cần chú ý đến các nhân tố giao tiếp sau đây:

a. Thư viết cho ai, người viết có quan hệ như thế nào với người nhận?b. Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào?c. Thư viết về vấn đề gi?d. Thư viết để làm gì

e. Nên viết như thế nào?

Anh [chị] hãy phân tích những điều nói trên qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 dưới đây:

Các em học sinh, 

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phú này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?

Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sai 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi  ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm chấu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả học tập.

Chào các em thân yêu. 

                                                            Hồ Chí Minh

Xem lời giải

Câu 3 [Trang 21 – SGK] Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp’’ với người đọc về vấn đề gì ? Nhằm mục đích gì ? Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào ?
b. Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ ? 


a. Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp’’ với người đọc về vấn đề thân phận người phụ nữ trong cuộc sống. Đồng thời tác giả khẳng định vẻ đẹp hình thể cũng như phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ.Hồ Xuân Hương đã dùng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, dùng hình tượng chiếc bánh trôi nước để nói lên điều đó.

b. Người đọc căn cứ vào chính  thân phận và cuộc đời của tác giả Hồ Xuân Hương, một người tài hoa nhưng lận đận đường tình duyên và căn cứ vào các từ ngữ, hình ảnh : “trắng’’, “tròn’’ [chỉ vẻ đẹp], “bảy nổi ba chìm’’ [chỉ thân phận lận đận], “tấm lòng son’’ [phẩm chất bên trong] để lĩnh hội bài thơ.


Từ khóa tìm kiếm Google: hướng dẫn trả lời câu 3 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ [tiếp theo], đáp án câu 3 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ [tiếp theo], đáp án chi tiết câu 3 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ [tiếp theo],trả lời câu 3 bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ [tiếp theo]

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái ”trọng nam khinh nữ”. Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Bánh trôi nước - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

Quảng cáo

- Hồ Xuân Hương lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách vẫn nói bà là con Hồ Phi Diễn [1704-?], quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

- Hồ Xuân Hương là con vợ lẽ, ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc Kinh

- Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây của Hà Nội

- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm

1. Giá trị nội dung

Quảng cáo

- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi

- Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

2. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian

- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

3. Hoàn cảnh sáng tác

- Sống giữa một thời đại phong kiến xã hội trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu là cảnh bất hạnh và những số phận bị hắt hủi đau thương. Bản thân là một nữ sĩ Hồ xuân Hương đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phu nữ thời phong kiến cho nên bà đã chiêm nghiệm và sáng tác lên bài thơ này.

4. Bố cục

* Bố cục: 2 phần

   + Phần 1 [2 câu đầu]: Hình ảnh chiếc bánh trôi nước.

   + Phần 2 [2 câu cuối]: Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương

- Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước [khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật]

II. Thân bài

1. Hình ảnh bánh trôi nước

- Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn

- Cách thức làm bánh:

   + Bảy nổi ba chìm

   + Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

- Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son

⇒ Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

2. Hình ảnh người phụ nữ

- Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ

- Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:

   + Bảy nổi ba chìm

   + Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

- Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son

⇒ Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ

   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, xây dựng nhiều tầng ý nghĩa,…

- Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ “thân em”

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-7.jsp

Video liên quan

Chủ Đề