Người đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên chịu trách nhiệm hành chính mọi hành vi vi phạm do mình gây ra

Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định hiện hành, Như vậy theo quy định trên ta thấy nếu người gây thiệt hại là ...

Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật

Câu hỏi của bạn:

     Xin luật sư cho biết: Tuổi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật về cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009;
  • Bộ luật dân sự năm 2015;

     Do trong câu hỏi của bạn chỉ nói tuổi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật từ mà không nói rõ đó là trách nhiệm pháp luật là hình sự hay dân sự. Do vậy chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật là gì?

        Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật là thời điểm công dân Việt Nam phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật được phân thành độ tuổi chịu trách nhiệm trong lĩnh vực hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân sự. Quy định độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật được khoa học xác định thông qua quá trình phát triển về nhận thức của con người. Khi đến độ tuổi đó thì công dân cần chịu trách nhiệm với những sai phạm của chính mình.

2. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật trong lĩnh vực hình sự

     Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng.

     Như vậy theo quy định trên ta thấy người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm bao gồm cả tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

     Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng được hiểu là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù và trong khi phạm tội người phạm tội phải biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

     Đồng thời người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm đặc biệt nghiêm trong được hiểu là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, trong trường hợp này người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả lỗi cố ý là vô ý

Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật

3. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật trong lĩnh vực dân sự

  Điều 586 BLDS năm 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

  Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được “

     Như vậy theo quy định trên ta thấy nếu người gây thiệt hại là người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

     Nếu người gây thiệt hại là người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

     Nếu người gây thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về tội loạn luân tới địa chỉ:  chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Mục lục bài viết

  • 1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu ?
  • 2. Đua xe trái phép khi chưa đủ 18 tuổi phạm tội gì ?
  • 4. Chưa đủ tuổi thành niên phạm tội cướp tài sản xử lý như thế nào ?
  • 5. Có nên giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không ?

1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu ?

Thưa luật sư, xin Luật sư có thể cho tôi biết: Bao nhiêu tuổi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ? Và tuổi nào sẽ phải chịu toàn bộ tội, tuổi nào được miễn ?

Rất mong Luật sư tư vấn, xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Theo điều 12, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 có quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

"1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Cụ thể:

- Người từ đủ 16 tuổi sẽ chịu TNHS về mọi tội trừ các tội sau do yêu cầu về độ tuổi của người thực hiện hành vi phải đủ 18 tuổi:

Điều 145 [Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi]; Điều 146 [Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi]; Điều 147 [Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm]; Điều 325 [Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp]; Điều 329 [Tội mua dâm người dưới 18 tuổi];

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, cụ thể:

+ Tội giết người [Điều 123],

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác [Điều 134]

+ Tội hiếp dâm [Điều 141]

+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi [điều 142]

+ Tội cưỡng dâm [theo điều143]

+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi [điều 144]

+ Tội mua bán người [điều 150]

+ Tội mua bán người dưới 16 tuổi [điều 151]

+ Tội cướp tài sản [Điều 168]

+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản [Điều 169]

+ Tội cưỡng đoạt tài sản [điều 170]

+ Tội cướp giật tài sản [điều 171]

+ Tội trộm cắp tài sản [điều173]

+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản [điều 178]

+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy [Điều 248];

+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy [điều 249]

+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy [điều 250]

+ Tội mua bán trái phép chất ma túy [ Điều 251]

+ Tội chiếm đoạt chất ma túy [điều 252]

+ Tội tổ chức đua xe trái phép [điều 265]

+ Tội đua xe trái phép [điều266]

+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử [điều 286]

+ Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử [điều287]

+ Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác [điều289];

+Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản [điều290]

+ Tội khủng bố [Điều299],

+ Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia [điều 303] và

+ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự [Điều 304] của

Như vậy, theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì ngườitừ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự với 28 tội danh theo danh sách kể trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, gọi: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Đua xe trái phép khi chưa đủ 18 tuổi phạm tội gì ?

Cha tôi là người điều khiển xe 2 bánh trên đường về nhà bị 2 xe gắn máy đang đua xe trên đường. Xe trước đâm vào thì cha tôi mất tay lái, xe thứ 2 tiếp tục lao vào làm cha tôi tử vong. Người điều khiển xe thứ 1 là 16 tuổi. Thứ 2 là 17 tuổi. Còn người làm trọng tài cho cuộc đua này là và là người cho mượn xe để đua là 22 tuổi.

Vậy cho tôi hỏi, trong trường hợp này thì những đối tượng này sẽ bị xử lý ra sao?

Xin cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn Luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sư, gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Về trách nhiệm hình sự của hai người đua xe máy:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì có 2 người đua xe máy, gây ra cái chết cho bố bạn, một người 16 tuổi [tạm gọi là A], một người 17 tuổi [tạm gọi là B].

Căn cứ Khoản 1 Điều 12, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

"1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này."

Do đó, A, B vì đều đã đủ 16 tuổi trở lên nên dù là người chưa thành niên cũng phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm.

Cũng qua các tình tiết bạn cung cấp, A đã có hành vi đua xe trái phép, đâm vào xe bố bạn, làm bố bạn bị mất tay lái. Nếu hành vi đâm vào xe bố bạn của A không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho bố bạn, mà hành vi này của A, khi đó, chỉ làm bố bạn mất tay lái thì trách nhiệm mà A phải chịu chỉ là bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đua xe trái phép. Nếu hành vi đâm vào xe bố bạn của A, làm bố bạn mất tay lái và hành vi đó còn gây thiệt hại sức khoẻ của bố bạn hoặc trước đó đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi đua xe trái phép hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì căn cứ Khoản 1, Điều 266, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Điều 266. Tội đua xe trái phép

1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b] Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a] Làm chết người;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d] Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ] Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

e] Tham gia cá cược;

g] Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

h] Tại nơi tập trung đông dân cư;

i] Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

k] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Làm chết 02 người;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c] Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a] Làm chết 03 người trở lên;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c] Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Cũng theo thông tin mà bạn cung cấp, B đua trái phép xe máy, đâm vào xe bố bạn, là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho bố bạn. Do đó, hành vi của B đã cấu thành "Tội Đua xe trái phép" với tình tiết định khung tăng nặng "Gây thiệt hại cho tính mạng người khác" theo Điểm a, Khoản 2, Điều 266, Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung 2017]. Do đó, B sẽ chịu hình phạt: bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

2. Về trách nhiệm hình sự của người tổ chức đua xe trái phép:

Ở đây, bạn có đề cập đến người làm trọng tài cuộc đua, cho mượn xe để đua này là một người đã thành niên. Điều 265, BLHS quy định về tội đua xe trái phép như sau:

Điều 265. Tội tổ chức đua xe trái phép

1. Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 04 năm đến 10 năm:

a] Tổ chức cho 10 xe tham gia trở lên trong cùng một lúc hoặc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên trong cùng một lúc;

b] Tổ chức cá cược;

c] Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

d] Tại nơi tập trung đông dân cư;

đ] Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

e] Làm chết người;

g] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

h] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

i] Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

k] Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a] Làm chết 02 người;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c] Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d] Tái phạm nguy hiểm.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a] Làm chết 03 người trở lên;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c] Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Chưa đủ tuổi thành niên phạm tội cướp tài sản xử lý như thế nào ?

Thưa Luật sư, người chưa thành niên phạm tội cướp tài sản thì xử lý thế nào ? Thưa Luật sư, người chưa thành niên phạm tội cướp tài sản thì xử lý thế nào ?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản là gì ?

Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý.

Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản:

- Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội cướp tài sản có một trong các dấu hiệu sau:

Có hành vi dùng vũ lực: Là hành vi của người phạm tội dùng sức mạnh có tính vật chất [gồm sức mạnh thể chất và sức mạnh của vật chất là công cụ phương tiện phạm tội] tác động vào thân thể của người chủ tài sản [chủ sở hữu tài sản], hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại hoặc làm tê liệt ý chí kháng cự hay khả năng kháng cự [như đâm chết…] của người đó để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Sức mạnh thể chất. Được hiểu là việc dùng sức mạnh của chính bản thân người phạm tội như dùng tay bóp cổ nạn nhân, dùng thế võ để khoá tay nạn nhân, dùng chân đá vào chỗ hiểm của nạn nhân…

Sức mạnh vật chất là công cụ phương tiện phạm tội: Được hiểu là người phạm tội đã sử dụng uy lực, tính năng tác dụng của công cụ phương tiện phạm tội để tác động vào thân thể nạn nhân như dùng dao đâm, dùng súng bắn… vào người nạn nhân.

Có hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực: Đó là hành vi cụ thể của người phạm tội biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực [khi bắn, chém…] ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị tấn công.

Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự: Được hiểu là hành vi mà người phạm tội có thể thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc hành động khác với những thủ đoạn khác nhau [như cho uống thuốc mê, dùng vũ khí giả để uy hiếp…] với mục đích làm cho người bị tấn công bị tê liệt ý chí kháng cự để chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm của dạng hành vi này, người phạm tội không tác động bằng sức mạnh vật chất vào người bị tấn công mà dùng các thủ đoạn tinh vi để tác động vào thể chất, tinh thần của người bị hại.

Lưu ý: Các hành vi nêu trên luôn và bao giờ cũng gắn liền với mục đích chiếm đoạt tài sản. Thông thường việc chiếm đoạt này luôn được thực hiện liền ngay sau khi thực hiện một trong các hành vi nói trên. Đây là điểm đặc thù của tội này. Tuy nhiện, hậu quả có xảy ra hay không [tức có lấy được tài sản hay không], giá trị tài sản ít hay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mà chỉ có ý nghĩa về định khung hình phạt. Đối tượng chiếm đoạt của hành vi cướp tài sản là tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tài sản của công dân. Thực tế cho thấy tài sản đã bị chiếm đoạt trong tội cướp thường là vật, tiền hoặc giấy tò trị giá được bằng tiền, còn quyền tài sản hầu như chưa thấy xảy ra hoặc khó có thể là đối tượng chiếm đoạt của tội này. Đối với tài sản là vật thì thông thường bao giờ động sản [như tiền, vàng, xe máy…] cũng là đối tượng của tội cướp tài sản. Thời điểm hoàn thành của tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm [một trong các hành vi nêu ở mặt khách quan].

- Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước của tô chức và công dân. Ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của chủ tài sản, ngưòi quản lý tài sản hoặc người [bất cứ người nào] cản trở việc thực hiện tội phạm của kẻ phạm tội.

- Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

- Chủ thể: Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2. Độ tuổi của chủ thể chịu trách nhiệm tội cướp tài sản là như thế nào ?

Theo Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Đồi với người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: Điều 143 [tội cưỡng dâm]; Điều 150 [tội mua bán người]; Điều 151 [tội mua bán người dưới 16 tuổi]; Điều 170 [tội cưỡng đoạt tài sản]; Điều 171 [tội cướp giật tài sản]; Điều 173 [tội trộm cắp tài sản]; Điều 178 [tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản]; Điều 248 [tội sản xuất trái phép chất ma túy]; Điều 249 [tội tàng trữ trái phép chất ma túy]; Điều 250 [tội vận chuyển trái phép chất ma túy]; Điều 251 [tội mua bán trái phép chất ma túy]; Điều 252 [tội chiếm đoạt chất ma túy]; Điều 265 [tội tổ chức đua xe trái phép]; Điều 266 [tội đua xe trái phép]; Điều 285 [tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật]; Điều 286 [tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử]; Điều 287 [tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử]; Điều 289 [tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác]; Điều 290 [tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản]; Điều 299 [tội khủng bố]; Điều 303 [tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia]; Điều 304 [tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự].

=> Như vậy có nghĩa là, người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản là người từ đủ 14 tuổi trở lên, do đó phải xác định cụ thể về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại thời điểm thực hiện hành vi để xác định người này có đủ yếu tố cấu thành tội hình sự hay không.

5. Có nên giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không ?

Thưa luật sư, hiện nay, số lượng người chưa thành niên phạm tội ngày càng tăng, như vậy, theo luật sư, với tư cách là một người học luật, am hiểu pháp luật, có nên giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự xuống hay không? Nếu giảm thì dựa trên những cơ sở nào? Còn không thì dựa trên cơ sở nào?

Xin cảm ơn!

Người gửi: N.T Anh

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Tại sao nhà làm luật lại quy định như vậy ?

Con người không phải sinh ra đã có ngay năng lực trách nhiệm hình sự [TNHS] mà nó là khả năng tự ý thức của bản thân mỗi cá thể được hình thành trong quá trình phát triển về mặt tự nhiên và xã hội.

Như vậy, năng lực TNHS chỉ được hình thành khi con người đã đạt đến một độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện thêm trừ một số trường hợp cá biệt mà Luật Hình sự quy định là không có năng lực TNHS.

Luật Hình sự một số nước trên thế giới dựa trên cơ sở kết quả các công trình nghiên cứu, khảo sát về tâm lý cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của mình để quy định về độ tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và tuổi có năng lực TNHS đầy đủ. Mức tuổi cụ thể ở mỗi nước và có thể là ở mỗi thời điểm trong mỗi nước không hoàn toàn giống nhau.

Ở Việt Nam, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước khác, nhà nước ta đã quy định 14 tuổi là mức tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và 16 tuổi là mức tuổi có năng lực TNHS đầy đủ.

Hiện nay, ở nước ta nói riêng, số lượng người chưa thành niên phạm tội ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, có thể thấy người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tâm- sinh lý, sự nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế, khả năng tự kiềm chế thấp dẫn đến dễ bị kích động, dụ dỗ và lôi kéo thực hiện những hành vi phạm tội.

Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương chính sách riêng đối với người chưa thành niên phạm tội. Chủ yếu nhằm vào mục đích răn đe, giáo dục bởi ở lứa tuổi này, ý thức phạm tội của họ chưa cao lại có xu hướng dễ uốn nắn và cải tạo. Chính vì vậy, theo quan điểm của cá nhân tôi, tôi cho rằng việc giảm độ tuổi chịu TNHS là không cần thiết vì đây không phải là biện pháp lâu dài để có thể giải quyết tận gốc vấn đề. Thay vào đó, chúng ta nên chú trọng hơn vào công tác giáo dục về mặt ý thức cũng như phổ biến, tuyên truyền những kiến thức pháp luật cơ bản cho người chưa thành niên để nâng cao nhận thức của họ.

Trên đây là những ý kiến, quan điểm của cá nhân. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề