Người mệt có nên tập the dục

Tập luyện thể dục thể thao là cách tốt để rèn luyện cơ thể, tăng cường thể chất, tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, nếu chúng ta tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập luyện, thậm chí còn phản tác dụng khiến cơ thể yếu đi.

Không khởi động: Việc khởi động trước khi tập và thực hiện các động tác thả lỏng sau khi tập  cường độ cao là rất quan trọng. Vận động bất ngờ khi chưa khởi động khiến cho lượng ôxy và máu không được đưa kịp thời tới các cơ tham gia vận động. Điều này có thể khiến các cơ không được vận hành đúng cách và gây tổn thương. Vì vậy, nên dành 5-10 phút để khởi động cho cơ thể nóng lên trước khi tập và khi tập xong nên vận động nhẹ nhàng chừng 5-10 phút để nhịp tim trở lại bình thường.

Tập quá sớm hoặc quá muộn: Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp cơ thể từ trong phòng kín bước ra chưa kịp thích nghi nên dễ gặp lạnh đột ngột. Khi bị lạnh, các mạch máu co lại, dễ bị thiếu máu não, hoa mắt chóng mặt. Hơn nữa, buổi sớm có nhiều sương bao phủ. Sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.

Người mệt có nên tập the dục

Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Trong tình huống ngược lại, nhiều người có thói quen tập thể dục rất muộn, thường là trước khi đi ngủ. Việc làm này không phù hợp nhịp sinh học do tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt tăng, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm cho khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.

Thường xuyên thay đổi bài tập: Thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện. Tuy nhiên, việc thay đổi quá nhiều bài tập trong thời gian ngắn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi được những kích thích trong các bài tập thể chất. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn đã tiến hành tập thể chất, bạn phải gắn bó với bài tập đó ít nhất 8 tuần để nó mang lại kết quả.

Chăm chỉ tập thể dục nhưng không nên "đứng núi này trông núi kia", hãy kiên trì với với một bài tập nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để đem lại kết quả cho cơ thể.

Người mệt có nên tập the dục

Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Tập quá sức và không tập đều: Không ít người lên lịch tập không đều, khi thì nghỉ tập cả tuần, nhưng khi đã tập thì tập rất hăng, như một sự bù trừ cho những ngày không tập. Nếu tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến cho hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương. Hơn nữa, việc tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn... Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên hoạt động thể chất tối đa là 60 phút mỗi ngày và nên tập đều đặn vào một khung giờ nhất định..

Tập khi đói hoặc sau khi ăn no: Việc vận động sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, do vậy phải tập khi cơ thể còn năng lượng dự trữ, nghĩa là bụng không đói. Việc tập thể dục khi bụng đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu.

Hiện nay có không ít lớp tập aerobic hoặc yoga vào giữa trưa cho các chị em bận rộn. Điều này là không tốt. Bởi tập khi vừa ăn xong sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau dạ dày...

Tập thể dục khi bị bệnh: Vẫn cố gắng tập thể dục khi đang bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mũi là phản tác dụng. Nếu tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe. Người mắc bệnh mạn tính hoặc những bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn... thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài tập thể dục nào để tránh giảm sút sức khỏe.

Không bổ sung nước khi tập luyện: Tập ra nhiều mồ hôi nên cần bổ sung giúp cân bằng lượng nước bị mất, da dẻ không khô nẻ. Không uống nước có cồn, có gas vì sẽ làm nhão cơ bắp nhanh hơn.

Người mệt có nên tập the dục

Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Tập ngẫu hứng và phân tâm khi tập: Khi tập bạn nên tuân thủ theo giáo án và kế hoạch tập luyện cụ thể. Bạn phải gắn bó với các bài tập đó ít nhất 8 tuần để mang lại kết quả. Việc tập ngẫu hứng, thích tập động tác nào thì tập hoặc thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện. Tuy nhiên, việc thay đổi quá nhiều bài tập trong thời gian ngắn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi được những kích thích trong các bài tập thể chất, nên không mang lại hiệu quả.

Nhiều người có thói quen vừa tập luyện vừa nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí mải suy nghĩ một công việc nào đó sẽ khiến bạn bị phân tâm trong quá trình tập luyện, điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương.

Tắm nước lạnh sau khi tập: Đây là sai lầm rất thường gặp. Nhiều người sau khi tập thì quay ra xông hơi rồi sau đó là tắm nước lạnh.  Khi đó bạn dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì thế, chỉ nên tắm nước ấm sau khi tập và xông hơi. Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo.

Không tắm sau khi tập: Tắm sau khi tập luyện hỗ trợ quá trình phục hồi cơ bắp. Nó làm giảm đau nhức và giúp cơ bắp tái tạo nhanh hơn, điều này khiến bạn được trang bị để tập luyện tốt hơn vào ngày hôm sau. Ngoài ra, tập thể dục làm làn da khỏe mạnh hơn, nhưng nếu bạn không tắm, tất cả vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh chóng trên da.

BP (tổng hợp)

Tập luyện thể chất cường độ nhẹ đến vừa thường không gây vấn đề gì khi bạn chỉ mắc cảm thường và không bị sốt. Tuy nhiên, khi có một số triệu chứng, bạn không nên vận động mạnh để tránh tác động xấu. “Có nên tập thể dục khi đang ốm?” là thắc mắc của rất nhiều người.

Vận động thể chất thường xuyên là một biện pháp tuyệt vời để giữ sức khỏe. Trên thực tế, tập luyện đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, duy trì cân nặng khoẻ mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.

Vai trò quan trọng của tập luyện đối với sức khoẻ là không thể phủ nhận, tuy nhiên, có nên tập luyện khi đang ốm, và khi nào nên nghỉ ngơi tại nhà?

Nhanh chóng hồi phục luôn là mục tiêu mà chúng ta hướng đến khi chẳng may bị ốm, nhưng không dễ để nắm rõ khi nào nên tập luyện lại với cường độ như trước, hay bản thân cần thêm vài ngày nghỉ ngơi.

Rất nhiều chuyên gia sử dụng nguyên tắc “Từ cổ trở lên”, khi tư vấn cho người bệnh về thời điểm thích hợp tập luyện lại. Theo nguyên tắc này, nếu bạn chỉ gặp phải các triệu chứng từ cổ trở lên như nghẹt mũi, hắt hơi hoặc đau tai, thường thì bạn có thể tiếp tục tập luyện.

Mặt khác, nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng từ cổ trở xuống, như buồn nôn, đau cơ, sốt, tiêu chảy, ho có đờm hoặc khó thở, bạn nên ngừng tập cho đến khi khoẻ lại. .

Khi có các triệu chứng dưới đây, thường thì tập luyện sẽ không gây vấn đề gì, tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước nếu bạn cảm thấy không chắc chắn:

2.1 Cảm nhẹ

Cảm nhẹ do nhiễm siêu vi vùng mũi và họng. Do triệu chứng ở mỗi người là khác nhau, hầu hết mọi người bị nghẹt mũi, đau đầu, hắt hơi và ho nhẹ.

Nếu là cảm nhẹ, không cần phải dừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đủ sức. Nếu bạn cảm thấy không đủ sức để theo kịp cường độ thường ngày, hãy giảm cường độ hoặc tập trong thời gian ngắn hơn.

Một điều rất quan trọng là dù tập luyện khi bị cảm nhẹ không sao cả, nhưng bạn có thể lây tác nhân gây bệnh cho người khác và làm họ bị ốm. Bạn nên chú ý vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa lây nhiễm cảm cho người khác, như rửa tay thường xuyên và che miệng mũi khi ho hay hắt hơi.

2.2 Đau tai

Đau tai thường có tính chất đau chói, đau âm ỉ hay đau buốt ở một hay cả 2tai. Ở trẻ em, đau tai thường do nhiễm trùng, nhưng ở người lớn, đau tai thường do nguyên nhân khởi phát ở một nơi khác, ví dụ như họng. Đau tai có thể do nhiễm trùng xoang, viêm họng, nhiễm trùng răng hay thay đổi áp lực.

Tập luyện khi bị đau tai được cho là ổn, miễn là khả năng giữ thăng bằng không bị ảnh hưởng và loại trừ được nguyên nhân nhiễm trùng. Một số loại nhiễm trùng tai có thể làm ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng, gây sốt và các triệu chứng gây mất an toàn khác. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi bị đau tai, có cảm giác nặng hoặc chướng đầu. Bạn nên tránh các bài tập tạo áp lực lên khu vực xoang, dù tập luyện thường an toàn khi bị đau tai.

2.3 Nghẹt mũi

Nghẹt mũi làm chúng ta cực kì khó chịu. Nếu nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng khác như ho có đờm hoặc tức ngực, bạn không nên tập thể dục mà nên chờ một thời gian. Tuy nhiên, nếu chỉ là nghẹt mũi, bạn có thể tập bình thường. Tập luyện có thể giúp khơi thông đường mũi, giúp thở dễ dàng hơn.

Hãy luôn lắng nghe cơ thể để xác định xem bản thân có thể tập luyện tốt nhất khi mũi nghẹt cứng không. Bạn có thể điều chỉnh cường độ tập phù hợp với mức năng lượng của bản thân. Ngoài ra, đi bộ nhanh hoặc đạp xe đạp cũng là các cách tốt khác để duy trì lối sống năng động khi cơ thể không thật sự khỏe mạnh để tiếp tục các bài tập thường làm.

Luôn giữ vệ sinh cho bản thân và môi trường tại phòng tập, nhất là khi bạn bị chảy mũi, như lau thiết bị sau khi tập để tránh lây lan vi khuẩn vi rút.

2.4 Đau họng nhẹ

Đau họng thường do nhiễm siêu vi như cảm thường hoặc cúm. Trong một số trường hợp, khi đau họng đi kèm với sốt, ho có đờm hoặc khó nuốt, bạn nên dừng tập một khoảng thời gian cho đến khi bác sĩ đồng ý để bạn tập luyện lại.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị đau họng nhẹ do cảm thường hay dị ứng, tập luyện thường không sao. Khi có các triệu chứng khác như mệt, tức ngực, bạn nên giảm cường độ tập.

Giảm thời gian tập luyện cũng là một cách khác để điều chỉnh lượng vận động khi bạn cảm thấy khoẻ nhưng sức chịu đựng thấp hơn bình thường. Uống đủ nước mát giúp giảm đau họng khi tập thể dục.

Người mệt có nên tập the dục

Tập luyện thể chất cường độ nhẹ đến vừa thường không gây vấn đề gì khi bạn chỉ mắc cảm thường và không bị sốt

Cần tránh tập luyện khi bạn có một trong số bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

3.1 Sốt

Khi bạn bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường. Nguyên nhân của sốt có rất nhiều, nhưng thường gặp nhất là do nhiễm vi khuẩn hoặc siêu vi.

Sốt gây những triệu chứng khó chịu như yếu nhược, mất nước, đau cơ và chán ăn. Tập luyện khi bị sốt tăng nguy cơ mất nước và khiến sốt nặng hơn.

Thêm vào đó, khi bị sốt, sức mạnh và độ bền của cơ bắp giảm, đồng thời làm giảm độ chính xác và khả năng phối hợp, làm tăng nguy cơ chấn thương. Vì vậy, tốt nhất nên nghỉ ngơi bị bạn bị sốt.

3.2 Ho có đờm, ho kéo dài

Ho từng cơn là phản ứng bình thường trước các tác nhân hoặc dịch trong đường thở, giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, ho kéo dài có thể là triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp như cảm lạnh, cúm hay thậm chí viêm phổi.

Ho kèm ngứa họng không phải lí do để nghỉ tập luyện, nhưng ho kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần nghỉ ngơi.

Ho kéo dài khiến bạn khó hít sâu, đặc biệt khi nhịp tim tăng lên trong quá trình tập, gây khó thở và mệt mỏi.

Ho có đờm có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác, mà bạn cần thăm khám bác sĩ để điều trị và nghỉ ngơi. Hơn thế nữa, ho là một trong những đường lây chính của các bệnh như cúm, khi bạn đến phòng tập, bạn đang đưa mọi người ở phòng tập vào nguy cơ mắc phải vi khuẩn của bạn.

3.3 Đau dạ dày

Bệnh lý đường tiêu hoá như viêm dạ dày ruột có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hạn chế tập luyện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, đau quặn bụng và chán ăn. Tiêu chảy và nôn gây mất nước, không phù hợp với các hoạt động thể chất. Cảm giác mệt mỏi khi bị bệnh cũng làm tăng nguy cơ chấn thương. Hơn thế nữa, nhiều bệnh lý dạ dày có khả năng lây cao. Nếu bạn không muốn thụ động khi mắc bệnh lý dạ dày, kéo giãn nhẹ hoặc tập yoga tại nhà là phương án an toàn nhất.

3.4 Cúm

Cúm là bệnh truyền nhiễm tác động đến hệ hô hấp, với các triệu chứng như sốt, rét run, đau họng, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu, ho và khó thở.

Cúm có thể nhẹ hoặc nặng, phụ thuộc vào mức nhiễm siêu vi, thậm chí gây tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng.

Mặc dù không phải ai cũng bị sốt khi mắc cúm, nhưng với nguy cơ mất nước hiện hữu, bạn không nên tập luyện.

Mặc dù đa số mọi người hồi phục sau khi mắc cúm trong vòng 2 tuần, tập luyện cường độ cao có thể kéo dài mắc bệnh và làm chậm quá trình hồi phục, là do hoạt động cường độ cao như chạy tạm thời ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Thêm vào đó, cúm là loại vi rút có tốc độ lây lan nhanh, chủ yếu qua giọt bắn khi người mắc bệnh giải phóng vi rút vào không khí khi nói chuyện, ho và hắt hơi. Nếu bạn bị cúm, tốt nhất là nên tránh tập luyện khi vẫn còn triệu chứng.

Người mệt có nên tập the dục

Mặc dù tập luyện sau khi mắc bệnh mang lại lợi ích tổng thể cho sức khỏe, bạn cần lắng nghe cơ thể mình

Tập thể dục thường xuyên giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đâu bằng cách tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cần để cơ thể hoàn toàn hồi phục sau khi mắc bệnh trước khi tập luyện bình thường trở lại, và bạn không nên lo lắng nếu không thể tập luyện lại thêm vài ngày. Một số người lo lắng không tập luyện vài ngày, cơ thể họ sẽ trở nên sồ sề, mất cơ bắp và sức lực.

Nhiều nghiên cứu cho thấy ở hầu hết mọi người, mất cơ bắp bắt đầu sau khoảng 3 tuần không tập luyện, còn sức lực giảm sau khoảng 10 ngày.

Khi triệu chứng giảm dần, hãy từ từ tập luyện trở lại, cẩn trọng không tập luyện quá sức.

Vào ngày đầu sau khi tập luyện lại, hãy bắt đầu với cường độ thấp, tập trong thời gian ngắn và uống đủ nước trong quá trình tập.

Cơ thể bạn có thể cảm thấy yếu, đặc biệt khi bạn vừa mắc viêm dạ dày ruột cấp hoặc cúm, nhưng quan trọng là để tâm đến cảm giác của bản thân. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến việc tập luyện an toàn khi bị ốm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Thêm vào đó, hãy nhớ là bạn có thể đang truyền bệnh cho người khác. Người trưởng thành có thể lây cúm cho người khác trong tới 7 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.

Mặc dù tập luyện sau khi mắc bệnh mang lại lợi ích tổng thể cho sức khỏe, bạn cần lắng nghe cơ thể mình và lời khuyên của bác sĩ khi quyết định bản thân đã phù hợp để tập luyện lại chưa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, healthline.com

XEM THÊM: