Nguyên nhân gây nghẽn mạng lan

1. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn

 + Nghẽn xảy ra do lưu lượng mạng quá nhiều dẫn đến đầy hàng đợi và các router vượt quá khả năng xử lý. Tăng bandwidth đường truyền có thể giải quyết nhưng chỉ ở một giới hạn nhất định. Vì thế các kỹ thuật quản lý nghẽn trên nền tảng Cisco IOS cung cấp cho nhà quản trị mạng khả năng quản lý hàng đợi một cách hiệu quả và cấp phát bandwidth cần thiết đến các ứng dụng đặc biệt khi trạng thái nghẽn tồn tại.

+ Nghẽn có thể xảy ra khi tốc độ đường truyền không phù hợp. Chủ yếu là khi lưu lượng di chuyển từ mạng có tốc độ cao như LAN (100Mbps hay 1000Mbps) sang các đường truyền có tốc độ thấp như đường WAN (1Mbps hay 2Mbps). Sự không phù hợp về tốc độ cũng xảy ra trong mạng LAN-LAN, khi lưu lượng di chuyển từ mạng LAN có tốc độ 1000 Mbps sang mạng LAN có tốc độ đường truyền 100 Mbps.

Nguyên nhân gây nghẽn mạng lan

2. Cơ chế quản lý tắc nghẽn

    + Cơ chế quản lý nghẽn còn được gọi là cơ chế Queuing (hàng đợi). Hàng đợi nói đến cách thức mà một router hay một switch quản lý gói tin hay một frame khi dữ liệu đó đang chờ để đi ra một cổng. Với router, hàng đợi chứa gói tin trước khi gói tin này được gửi ra một interface. Vì vậy, cơ chế hàng đợi trên router thường chỉ được xem xét là hàng đợi ra. Các LAN switch thường hỗ trợ cả hàng đợi vào và hàng đợi ra, trong đó hàng đợi vào thường được dùng để nhận frame.

    + Công cụ hàng đợi quyết định có hay không và khi nào thì gói tin nên bị loại bỏ khi một hàng đợi đã bị quá tải. Công cụ hàng đợi dựa trên các hoạt động của TCP để thực hiện giảm sự tắc nghẽn. Hầu hết Internet phổ biến là các lưu lượng dạng TCP, tốc độ truyền thông TCP đều bị giảm tốc độ sau khi có sự rớt các gói tin.

Nguyễn Ngọc Đại – VnPro


Thông tin khác

  • » Dữ liệu ngày 2/11/2017 (03.11.2017)
  • » Dữ liệu ngày 3/11/2017 (03.11.2017)
  • » Các loại địa chỉ IPv6 đặc biệt và cấu trúc của IPv6 (25.10.2017)
  • » Thiết lập quan hệ láng giềng trong BGP (25.10.2017)
  • » Quá trình roaming layer 3 trong wireless (25.10.2017)
  • » Roaming trong wireless là gì? Quá trình roaming layer 2 xảy ra như thế nào? (24.10.2017)
  • » Địa chỉ Anycast và Multicast trong IPv6 (24.10.2017)
  • » Sơ lược về giao thức định tuyến BGP (24.10.2017)

Mạng nội bộ thường có sơ đồ đơn giản, cách vận hành cũng tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, cho dù là bất kì hệ thống mạng nào, cũng đều tồn tại những lỗi khác nhau. Vậy mạng Lan thường gặp những sự cố gì, và hướng giải quyết vấn đề ra sao. Baotrimang.vn đã tổng hợp lại các lỗi phổ biến, cũng như cách khắc phục khi gặp phải :

1.  Cáp truyền tín hiệu không tốt :

Đây là lỗi thuộc về cơ sở hạ tầng, cáp mạng không truyền được tín hiệu hoặc tín hiệu chập chờn làm máy trạm không kết nối được vào mạng Lan hoặc lúc được lúc không.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng cáp mạng truyền tín hiệu không tốt, trong đó phải kể đến như cáp bị gãy, đầu bấm không chắc, sai các chuẩn kết nối, dây cáp kéo từ máy trạm đến Switch hoặc router quá dài làm tín hiệu bị suy hao…

Cách khắc phục : thay cáp mới, bấm lại đầu cáp, thiết kế lại vị trí của các máy tính trong mạng nội bộ.

2.  Không kết nối được Wifi :

Máy trạm dò không được hoặc thấy Wifi, nhưng không vào được mạng.

Lỗi Wifi có khá nhiều nguyên, có thể là do người dùng nhập sai Password, hoặc Wifi vừa đổi Password mới làm máy tính bị văng ra. Ngoài ra còn có các trường hợp lỗi wifi đến từ việc AP bị quá tải, nhiễu kênh… một số laptop có nút bật tắt Wifi, người dùng không biết vô tình tắt đi Wifi trên máy laptop, khiến máy chỉ quét được Wifi mà không kết nối được.

Cách khắc phục lỗi Wifi thường phức tạp, yêu cầu người dùng phải có kiến thức vững về kết nối mạng không dây, tìm ra nguyên nhân chính xác để khắc phục ( VD : Wifi đổi Pass làm mất kết nối máy trạm, cần nhập lại Pass ).

3.  Các lỗi về máy in :

Dấu hiệu nhận biết : máy in không in được qua mạng, máy trạm không dò được máy in, gửi lệnh in nhưng không in được.

Một số lí do thông dụng khiến máy in không in được mà người dùng nên ưu tiên kiểm tra đó là : thiếu driver máy in, cáp nối giữa máy in và máy tính có vấn đề, sai địa chỉ IP giữa các máy… Ngoài ra còn một trường hợp đặc biệt đó là người dùng quên tích vào nút Remember my Credentials khi access máy khác bằng mạng Lan, khiến cho máy in chỉ kết nối được một lần, vào lần sau khi máy tính khởi động đã tự ngắt kết nối với máy in.

4.  Máy con không nhận được địa chỉ IP :

Ở trường hợp này, máy tính sẽ tự động thông báo cho người dùng, đi kèm với biểu tượng mạng trên màn hình desktop hiện dấu chấm than.

Lỗi này thường thuộc về dịch vụ DHCP. Lúc này bạn cần tiến hành thiết bị đang chạy dịch vụ DHCP trong mạng nội bộ của bạn ( có thể là router hoặc máy chủ Server ). Dịch vụ DHCP có thể đang gặp lỗi ( hết IP, thiết bị bị treo…) Bên cạnh đó, cũng có thể do kết nối từ máy trạm đến máy chủ không thiết lập được khiến máy con không gửi được gói tin Request đến máy chủ.

5.  Máy con không thấy được các máy khác :

Hiện tượng : máy con bị tách biệt hoàn toàn với các máy khác, không ping được, không access via network được, không ra internet được, không thực hiện được lệnh in …

Cách kiểm tra : tiến hành kiểm tra tuần tự từng thiết bị : cáp mạng, cổng Ethernet trên máy tính, cổng Ethernet trên Switch, router… địa chỉ IP, các thiết bị tường lửa…ngoài ra còn một số trường hợp do máy tính bị nhiễm Virus khiến card mạng bị disable, hoặc hư dịch vụ mạng.

6.  Hiệu suất mạng không cao :

Dấu hiệu nhận biết : ứng dụng mạng hoạt động ì ạch, kết nối giữa các máy tính không ổn định…

Nguyên nhân : có thể do thiết bị router tổng hoặc Switch đang bị quá tải, khiến công suất truyền tải tín hiệu không được tốt. Hoặc trong hệ thống mạng có một hoặc nhiều máy tính đang bị Virus tấn công, khiến cho gói tin máy tính được gửi đi dày đặc, làm nghẽn lưu lượng băng thông mạng.

Cách khắc phục : restart thiết bị router hoặc thay mới thiết bị khác chịu tải tốt hơn. Nếu máy tính bị Virus, tải ngay chương trình diệt Virus mới nhất từ trang chủ của các hãng phần mềm Virus nổi tiếng thế giới như Kasperky, Avast, AVG… ngắt dây mạng để tránh virus lây lan, cài đặt Antivirus và tiến hành quét, trường hợp máy bị hư hại quá nặng nên tìm cách backup lại dữ liệu và cài mới lại toàn bộ hệ điều hành.

7.  Lỗi không vào được một số trang mạng :

Lỗi này thường do các trang đang tạm thời bị treo ( tiến hành backup, bị DDos, treo hosting, tên miền hết hạn ), hoặc DNS Server không phân giải được tên miền máy con.

Nếu lỗi là do DNS Server, bạn có thể tiến hành cấu hình lại địa chỉ IP máy chủ DNS, địa chỉ IP phổ biến được sử dụng nhiều nhất đó là của DNS Server Google, với địa chỉ IP 8.8.8.8 và 8.8.4.4.

  • Lỗi mạng Lan chập chờn
  • Lỗi mạng Lan dấu chấm than
  • Lỗi mạng Lan không in được
  • Lỗi mạng Lan thường gặp