Những nước chậm phát triển có nền kinh tế như thế nào

Những quốc gia kém phát triển nhất [viết tắt theo tiếng Anh - LDCs] là những quốc gia chậm phát triển nhất [xét cả về mặt kinh tế lẫn xã hội] trong số các quốc gia đang phát triển theo đánh giá của Liên hợp quốc.

Năm 2003, Liên hợp quốc quy định những tiêu chí để xác định một quốc gia kém phát triển nhất. Thứ nhất, mức thu nhập thấp: Giá trị bình quân của chỉ số Tổng thu nhập quốc gia trên đầu người hàng năm trong vòng ba năm dưới 750 USD. Thứ hai, nguồn lực con người nghèo nàn. Thứ ba, nền kinh tế dễ bị tổn thương.

Không vui khi được thăng hạng

Bản danh sách LDCs, tăng từ mức 24 nước năm 1971 lên con số 49, đang bắt đầu thu hẹp lại. Ba quốc gia Botswana, Cape Verde và Mandives đã được nhấc lên nhóm các nước đang phát triển.

Trong bối cảnh “sức khỏe” nền kinh tế được cải thiện, có ít nhất 6 quốc gia nữa - Tuvalu, Vanuatu, Kiribati, Angola, Samoa and Equatorial Guinea [Guinea Xích đạo] - được dự báo sẽ rời nhóm LDCs vào năm 2015.

Nhưng một vài nước trong số này tỏ ra miễn cưỡng khi được “thăng hạng” và tìm cách trì hoãn. Bởi vì, khi còn nằm trong danh sách LDCs, họ còn được hưởng nhiều ưu ái như ưu đãi thuế xuất khẩu và viện trợ phát triển ở mức cao.

Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới 2013 vừa được Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc [UNCTAD ] công bố, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] vào LDCs năm 2012 đã tăng 20% lên mức kỷ lục 26 tỷ USD.

Mức tăng này có được nhờ "tác động" mạnh từ Campuchia, nơi luồng vốn FDI tăng 73%, và 5 quốc gia châu Phi - Cộng hòa dân chủ Congo [DRC-tăng 96%], Liberia [tăng 167%], Mauritania [105%], Mozambique [96%] và Uganda [93%].

Tất các các nước này đều đang được “gắn mác” LDCs. Tuy nhiên, cũng có tới 20 nước LDC báo cáo về hiện tượng FDI sụt giảm, và xu hướng này khá “đậm đặc” ở Angola, Burundi, Mali và Quần đảo Solomon.

Được coi là nghèo nhất trong nhóm nghèo, điểm nổi bật của LDCs là tình trạng cực nghèo và cơ cấu kinh tế yếu kém.

Theo Liên hợp quốc, những đặc điểm này thường được “tô đậm” thêm bởi những bất lợi về địa vật lý, năng lực phát triển hạn chế, và tình trạng dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài.

Quốc gia mới đây nhất được đưa vào danh sách LDCs là Nam Sudan - chính thức trở thành thành viên thứ 193 của Liên hợp quốc hồi tháng 7/2011.

Chuyện FDI tăng tại LDCs

Khi được hỏi liệu FDI tăng tại LDCs là khởi đầu cho một xu hướng mới hay chỉ là một hiện tượng nhất thời, ông Arjun Karki, điều phối viên quốc tế cho LDC Watch [một tổ chức chuyên về các vấn đề phát triển và các mối quan ngại tại LDCs] cho rằng tương lai của hiện tượng này chưa rõ ràng.

Các nước đang được giới đầu tư ưu ái là những nước LDC giàu tài nguyên, như DRC, Liberia, Mauritania, Mozambique hay Uganda. Và các khoản đầu tư chủ yếu rót vào khu vực khai khoáng. Xét trên khía cạnh phát triển, xu hướng này không được khuyến khích nhiều vì nó phản ánh sự tăng trưởng không bền vững.

Ủy ban Chính sách phát triển của Liên hợp quốc [CDP] thường xác định một số tiêu chí để “xét duyệt” một nước vào nhóm LDC trên cơ sở số dân, thu nhập quốc gia và các chỉ số kinh tế khác, nhưng quyết định cuối cùng vẫn tùy thuộc vào quốc gia đó. Chẳng hạn như Zimababwe đã từ chối gia nhập nhóm LDCs mặc dù được CDP đánh giá “đủ tư cách.”

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhận xét luồng vốn FDI tăng ở “thời điểm quan trọng,” khi cộng đồng quốc tế đang cố gắng thực hiện những nỗ lực cuối cùng để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ [MDGs] vào năm 2015.

Luồng vốn FDI được điều chỉnh

Ông Arjun Karki đánh giá Chương trình Hành động Istanbul dành cho các nước LDCs giai đoạn 2011-2020 đã có bước dịch chuyển nhẹ, từ chỗ lấy hàng hóa thô làm điểm tựa cho tăng trưởng sang việc xây dựng năng lực sản xuất nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế tại LDCs.

Bởi vậy, dòng vốn FDI đổ vào LDCs sẽ được hoan nghênh nếu địa chỉ của chúng là khu vực chế tạo, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản như y tế, nước, vệ sinh, điện lực và thông tin.

Khi FDI dồn vào khu vực khai khoáng thì điểm dở nhất là lợi ích của luồng vốn không thể khuếch tán, chỉ lọt vào túi các các tập đoàn đa quốc gia và các nhóm lợi ích [của quốc gia tiếp nhận vốn FDI] kiếm được bộn tiền trên lưng người nghèo. Ông Karki khẳng định tình trạng bất bình đẳng ngày càng nới rộng, cùng với việc tái phân phối nguồn lực vẫn là một thách thức đối với quá trình phát triển tại LDCs.

Ông Karki cho rằng, tình trạng FDI sụt giảm ở một số nước như Angola, Burundi và Mali, có thể có nguyên nhân từ sự mất ổn định chính trị tại các nước này. Một lý do nữa làm giảm FDI là trong định hướng phát triển kinh tế, chính quyền nỗ lực bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền của người dân [không bị bóc lột].

Trong trường hợp này, ông Karki cho rằng chính phủ muốn đưa đất nước thoát khỏi những nguyên nhân mang tính cơ cấu của đói nghèo và bất công. Đối với chính phủ này, vấn đề chủ quyền là then chốt, phải được tôn trọng và phù hợp với các hệ thống quốc gia./.

Hương Giang [TTXVN]

Nhật Bản, Pháp, Đức đều góp mặt trong danh sách 20 quốc gia tăng trưởng chậm nhất giai đoạn 2013-2017 dựa theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế [IMF].
>10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới

Trong một báo cáo gần đây, Quỹ tiền tệ quốc tế [IMF] đã đưa ra dự báo triển vọng đối với nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nền kinh tế tiên tiến được điều chỉnh giảm từ 2% xuống còn 1,5%, và giảm từ 6% xuống còn 5,6% đối với các thị trường mới nổi. Dựa theo dự báo của IMF đối với 185 nền kinh tế, tờ Business Insider đưa ra danh sách 20 quốc gia tăng trưởng chậm nhất trong thời gian tới.

1. Swaziland

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2012: -2,9%

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: -1,0%

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2017: -0,01%

Swaziland là một quốc gia thuộc khu vực châu Phi, có diện tích tương đối nhỏ và không giáp biển. Nam Phi cung cấp tới 90% sản lượng nhập khẩu cho quốc gia này. Nguồn thu từ thuế nhập khẩu của Swaziland giảm mạnh từ khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp lên đến 40%. Đây là quốc gia duy nhất có dự báo tăng trưởng GDP âm trong giai đoạn 2013 – 2017.

2. Equatorial Guinea

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2012: 5,6%

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 6%

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2017: 0,5%

Equatorial Guinea [hay còn gọi là Guinea Xích đạo] là một quốc gia nhỏ nằm ở phía Tây châu Phi. Năm 1993, IMF và Ngân hàng thế giới đã cắt hỗ trợ với Equatorial Guinea do tham nhũng và quản lý yếu kém nguồn thu từ dầu mỏ của chính phủ quốc gia này. Equatorial Guinea thuộc nhóm các nước kém phát triển, kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và nông nghiệp.

3. Italy

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2012: -2,3%

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: -0,73%

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2017: 0,76%

Nợ công ngày một tăng cùng với chính sách thắt lưng buộc bụng đang gia tăng áp lực với nền kinh tế của Italy. Những trở ngại ngăn cản tăng trưởng của quốc gia này bao gồm sự thiếu linh hoạt trên thị trường lao động, chính sách thuế ngặt nghèo và tỷ lệ sinh sản thấp.

4. Cộng hòa Síp

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2012: -2,25%

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: -0,96%

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2017: 0,93%

Cộng hòa Síp là một quốc đảo Âu Á nằm ở phía đông Địa Trung Hải và là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất khu vực. Lĩnh vực dịch vụ chiếm đến 80% GDP của Síp, trong đó ngành du lịch là nhân tố chính để thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên, các ngân hàng của Síp lại có mối liên quan tới trái phiếu chính phủ Hy Lạp, dẫn đến tình trạng tín dụng thắt chặt và gia tăng chi phí đi vay của quốc đảo này.

5. Tây Ban Nha

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2012: -1,54%

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: -1,3%

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2017: 0,94%

Tây Ban Nha bắt đầu sa lầy sau 16 năm tăng trưởng liên tiếp. Chính sách kích thích kinh tế của chính phủ không giúp cải thiện tình hình lao động ở quốc gia này. Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là 20%. Kinh tế Tây Ban Nha đang bị tê liệt bởi vấn đề nợ công, lãi suất, thất nghiệp và sẽ cần sự hỗ trợ từ Ngân hàng trung ương châu Âu [ECB] và các nước trong EU.

6. San Marino

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2012: -2,7%

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: -0,5%

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2017: 1.03%

San Marino là một trong những nước nhỏ nhất trên thế giới tại châu Âu, có lãnh thổ nằm hoàn toàn bên trong Italy. San Marino phụ thuộc chủ yếu vào ngành du lịch, ngân hàng và dệt may. Tất cả các ngành trên đều suy giảm kể từ khi khủng hoảng diễn ra. Sản lượng hàng hóa xuất khẩu sang Italy sụt giảm. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng suy giảm dù chính sách thuế tại San Marino khá tốt.

7. Eritrea

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2012: 7,54%

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 3,44%

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2017: 1,13%

Eritrea là một quốc gia nằm ở châu Phi với 80% dân số hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hạn hán là nguyên nhân thiên tai chủ yếu tác động đến kinh tế Eritrea. Khoáng sản hiện nay là nguồn thu lớn nhất của quốc gia này.

8. Bỉ

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2012: 0,04%

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 0,34%

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2017: 1,13%

Bỉ là nước có rất ít tài nguyên thiên nhiên và chịu tác động lớn từ suy thoái kinh tế của châu Âu. Nợ công của chính phủ hiện ngang bằng GDP và quốc gia này đang phải lựa chọn giữa nhận viện trợ hoặc tái cơ cấu lại hệ thống phúc lợi xã hội.

9. Nhật Bản

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2012: 2,22%

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 1,23%

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2017: 1,15%

Căng thẳng với Trung Quốc, khủng hoảng kinh tế đã làm giảm sản lượng xuất khẩu của Nhật Bản. Nguy cơ giảm phát tại đất nước mặt trời mọc vẫn còn khá cao.

10. Bồ Đào Nha

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2012: -3%

Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: -1,02%

Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2017: 1,16%

Đầu tư vào Bồ Đào Nha đang di chuyển sang các nước khác có chi phí thấp hơn. GDP trên đầu người của quốc gia này thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của EU. Chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ bao gồm giảm lương và tăng thuế giá trị gia tăng để giảm nợ không đạt được mục đích thúc đẩy kinh tế.

>> Xem tiếp các nước tăng trưởng thấp nhất giai đoạn 2013-2017

Đỗ Hiên [theo Business Insider]

Video liên quan

Chủ Đề