Nội dung bài học Những hạt thóc giống

 Học tốt Tập đọc Những hạt thóc giống Tiếng Việt lớp 4 cùng Baiontap.com. Giải bài tập hay, trọng tâm, chi tiết, giúp các em nắm vững kiến thức!

Những hạt thóc giống Tiếng Việt lớp 4 là bài học sâu sắc về lòng trung thực. Bài Tập đọc giúp các em rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt tốt hơn. Đồng thời, giúp các em ghi nhớ bài học về sự trung thực, thật thà của chú bé Chôm trong câu chuyện Những hạt thóc giống. Lòng trung thực đã giúp chú bé Chôm có được niềm tin của nhà vua và trở thành vị vua hiền minh. Nội dung bài Tập đọc Những hạt thóc giống rất hay. Baiontap.com sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận nội dung bài học qua phần hướng dẫn.

Các em xem nội dung bài Tập đọc trong SGK Tiếng việt lớp 4 tập 1 trang 46-47

1.1. Giải nghĩa một số từ ngữ quan trọng trong bài tập đọc:

Một số từ và cụm từ quan trọng trong bài Tập đọc Những hạt thóc giống Tiếng Việt lớp 4 các em cần ghi nhớ:

– Bệ hạ: từ gọi vua với ý tôn kính.

– Sững sờ: lặng người đi vì kinh ngạc hoặc quá xúc động.

– Dõng dạc: [nói] to, rõ ràng, dứt khoát

– Hiền minh : có đức độ và sáng suốt.

1.2. Nội dung chính bài Những hạt thóc giống tiếng Việt lớp 4

Nội dung chính của bài: Những hạt thóc giống là câu chuyện cảm động về lòng trung thực của chú bé Chôm. Chính nhờ vào lòng trung thực ấy, Chôm đã được vua truyền ngôi báu và trở thành một vị vua tốt.

Câu chuyện muốn truyền tải đến tất cả mọi người thông điệp tốt đẹp của lòng trung thực. Đức tính quan trọng nhất của mỗi người chính là lòng trung thực. Nhờ có lòng trung thực, chúng ta mới có thể sống chân thật và nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người xung quanh.

  Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài Tập đọc Những hạt thóc giống tiếng Việt lớp 4 chi tiết nhất:

 2.1. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

Trả lời:

Nhà vua muốn chọn người có tấm lòng trung thực để truyền ngôi báu.

– Dẫn chứng:

Câu nói của nhà vua sau khi nghe lời thú tội của chú bé Chôm: “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.”

 2.2. Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?

Trả lời:

Nhà vua đã làm theo cách:

Ngài đã cho luộc chín các thùng thóc rồi ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

 2.3. Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

Hành động của chú bé Chôm khác hoàn toàn với mọi người:

Trong lúc mọi người nô nức chở thóc về kinh đô để nộp cho nhà vua thì cậu bé Chôm thành thật đến trước vua quỳ tâu: “Không làm sao cho thóc của Người nảy mầm được” mặc dù cậu đã dốc công chăm sóc.

Điều này cho thấy sự thành thật đáng quý của cậu bé Chôm. Cậu đã dám nói lên sự thật dù biết là sẽ bị chém đầu vì không có thóc giao nộp. Thế nhưng, may mắn đã mỉm cười với cậu. Sự thành thật, trung thực của Chôm đã được đền đáp xứng đáng khi chiếm được niềm tin yêu của nhà vua.

 2.4. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

 Theo em, người trung thực là người đáng quý vì đó là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có phẩm chất này bao giờ cũng ưa chuộng sự thật, không vì lợi ích của riêng tư mà nói sai sự thật. Họ sẵn sàng bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lí dù có hi sinh đến tính mạng của mình. Chính sự chân thật ấy tạo dựng nên niềm tin, uy tín của mọi người đối với mình.

Nội dung: Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm, một con người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. Đó là một con người tốt, có ích cho xã hội

  Câu chuyện Những hạt thóc giống tiếng Việt lớp 4 là bài học quý giá về lòng trung thực. Đó là một đức tính tốt mà chúng ta cần phải học hỏi và rèn luyện. Lòng trung thực sẽ giúp con người luôn sống đúng, sống có ích.

Từ câu chuyện, chúng ta có thể liên tưởng đến những bài học quý giá sau:

“Nghèo cho sạch, rách cho thơm.”

  Một số từ khó trong bài đọc các em cần tìm hiểu và ghi nhớ:

Những từ này đã được định nghĩa cụ thể trong phần 1. Nội dung bài Tập đọc “Những hạt thóc giống”. Các em tham khảo.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn soạn bài Những hạt thóc giống tiếng Việt lớp 4. Các em có thể dựa theo hướng dẫn để soạn bài và ôn tập phù hợp.

Chúc các em học tốt!

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Nội dung chính
Bài đọc nói về chuyện một vị vua muốn tìm người nối ngôi. Ông muốn thử tài đức mọi người nên đã phát cho mỗi người dân một thùng thóc giống đã được luộc chín. Đến hẹn, ai cũng chở thóc lúa về kinh, chỉ có Chôm nhận tội là không trồng được thóc. Vua khen ngợi cậu trung thực và truyền ngôi cho cậu.

Câu 1 [trang 47 sgk Tiếng Việt 4] : Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
Trả lời:
Nhà vua muốn chọn người có tấm lòng trung thực để truyền ngôi báu

Câu 2 [trang 47 sgk Tiếng Việt 4] : Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?
Trả lời:
Nhà vua đã làm theo cách: cho luộc chín các thùng thóc rồi ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt

Câu 3 [trang 47 sgk Tiếng Việt 4] : Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
Trả lời:
Hành động của chú bé Chôm khác hoàn toàn với mọi người: Trong lúc mọi người nô nức chở thóc về kinh đô để nộp cho nhà vua thì cậu bé Chôm thành thật đến trước vua quỳ tâu: "Không làm sao cho thóc của Người nảy mầm được" mặc dầu cậu đã dốc công chăm sóc

Câu 4 [trang 47 sgk Tiếng Việt 4] : Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
Trả lời:Theo em người trung thực là người đáng quý vì đó là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có phẩm chất này bao giờ cũng ưa chuộng sự thật, không vì lợi ích của riêng tư mà nói sai sự thật . Họ sẵn sàng bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lí dù có hi sinh đến tính mạngNội dung: Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm, một con người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. Đó là một con người tốt, có ích cho xã hội

Soạn bài Những hạt thóc giống, tập đọc, siêu ngắn 2

1. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
Trả lời:
Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.

2. Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?
Trả lời:
Để tìm được người như thế, nhà vua đã phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã được luộc kĩ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi báu, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

3. Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
Trả lời:
Khác với mọi người, chú bé Chôm đã dũng cảm nói lên sự thật, không sợ bị nhà vua trừng phạt.

4. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
Trả lời:
Người trung thực là người đáng quý vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình và nói dối làm hỏng việc chung. Người trung thực sẽ thích nghe nói thật, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt, do đó sẽ làm được nhiều điều ích nước lợi dân.

---------------------------HẾT--------------------------

Một người chính trực là bài học nổi bật trong Tuần 4 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 4, học sinh cần Soạn bài Một người chính trực, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4

- Soạn bài Những hạt thóc giống, chính tả nghe viết
- Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Trung thực, tự trọng

Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tập đọc Những hạt thóc giống trang 46 SGK Tiếng Việt 4, tập 1. Qua việc trả lời 4 câu hỏi trong SGK, các em sẽ hiểu được bài học về lòng trung thực mà câu chuyện muốn gửi gắm.

Soạn bài Ca dao về lao động sản xuất, tập đọc Soạn bài Chính tả [Nghe - viết]: Hạt mưa trang 119 - 120 SGK Tiếng Việt 3 Soạn bài Tập đọc: Thắng biển trang 76 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kể lại bài Những hạt thóc giống theo lời của nhà vua Soạn bài Tập đọc: Ăn "mầm đá" trang 157 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Soạn bài Tập đọc: Hạt gạo làng ta, Tiếng Việt lớp 5

Video liên quan



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải bài tập Tập đọc: Những hạt thóc giống trang 47 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.

Bài giảng: Những hạt thóc giống - Cô Lê Thu Hiền [Giáo viên VietJack]

Những hạt thóc giống

Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.        

Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.          

Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước nhà vua, quỳ tâu: - Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.         

Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc bấy giờ nhà vua mới ôn tồn nói: - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!          

Rồi vua dõng dạ nói tiếp: - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.    

Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.  

                                                                      [Truyện dân gian Khmer] 

Bệ hạ: từ gọi vua với ý tôn kính 

Sững sờ: lặng người đi vì kinh ngạc hoặc quá xúc động 

Dõng dạc: [nói]  to, rõ ràng, dứt khoát 

Hiền minh: có đức độ và sáng suốt

Nội dung chính Những hạt thóc giống

Quảng cáo

Bài đọc nói về chuyện một vị vua muốn tìm người nối ngôi. Ông muốn thử tài đức mọi người nên đã phát cho mỗi người dân một thùng thóc giống đã được luộc chín. Đến hẹn, ai cũng chở thóc lúa về kinh, chỉ có Chôm nhận tội là không trồng được thóc. Vua khen ngợi cậu trung thực và truyền ngôi cho cậu.

Bố cục bài Những hạt thóc giống

Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:

Đoạn 1: Ba dòng đầu

Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo

Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo

Đoạn 4: Bốn dòng còn lại

Câu 1 [trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

Trả lời:

Nhà vua muốn chọn người có tấm lòng trung thực để truyền ngôi báu

Câu 2 [trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?

Quảng cáo

Trả lời:

Nhà vua đã làm theo cách: cho luộc chín các thùng thóc rồi ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt

Câu 3 [trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

Trả lời:

Hành động của chú bé Chôm khác hoàn toàn với mọi người: Trong lúc mọi người nô nức chở thóc về kinh đô để nộp cho nhà vua thì cậu bé Chôm thành thật đến trước vua quỳ tâu: "Không làm sao cho thóc của Người nảy mầm được" mặc dầu cậu đã dốc công chăm sóc

Câu 4 [trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

Trả lời:

Theo em người trung thực là người đáng quý vì đó là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có phẩm chất này bao giờ cũng ưa chuộng sự thật, không vì lợi ích của riêng tư mà nói sai sự thật . Họ sẵn sàng bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lí dù có hi sinh đến tính mạng

Quảng cáo

Nội dung: Câu chuyện ca ngợi chú bé Chôm, một con người trung thực, dũng cảm nói lên sự thật. Đó là một con người tốt, có ích cho xã hội

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 khác:

Trắc nghiệm Tập đọc: Những hạt thóc giống [có đáp án]

Câu 1: Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Hiền minh có nghĩa là gì?

A. Hiền lành và rõ ràng 

B. Có đức độ và sáng suốt

C. Biết sống hiền lành, chan hòa với mọi người

D. Sống minh bạch, có trước có sau

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Hiền minh: có đức độ và sáng suốt

Đáp án đúng: B. có đức độ và sáng suốt.

Câu 2: Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?

A. Chọn người thông minh, sáng suốt

B. Chọn người hiền lành, nhân hậu

C. Chọn người trung thực.

D. Chọn người quyết đoán, có trí tuệ

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi

Đáp án đúng: C. Chọn người trung thực

Câu 3: Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?

A. Phát cho mỗi người một thúng thóc giống về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

B. Phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

C. Yêu cầu mỗi người làm món ngon dâng vua và hẹn tới ngày lễ ai đem được món ăn vừa ý vua nhất sẽ được truyền ngôi

D. Phát cho mỗi người một thúng thóc giống rồi hẹn ai khám phá ra được bí mật trong thúng thóc thì sẽ được truyền ngôi

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Để tìm được người như thế, nhà vua đã phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã được luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Hạt thóc giống đã được luộc kĩ thì dù có gieo trồng cẩn thận như thế nào cũng không thu được kết quả gì, từ những thứ mọi người đem đến, vua có thể tìm được người trung thực mà mình cần tìm.

Đáp án đúng: B. Phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Câu 4: Khi nhận được thúng thóc giống của vua, chú bé Chôm đã làm gì?

A. Chôm còn nhỏ không biết gieo trồng thế nào nên mang sang nhờ người hàng xóm chăm sóc giúp, chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm.

B. Chôm cũng đem đi gieo trồng nhưng bởi vì lười biếng nên không bao giờ chịu chăm sóc nên thóc cũng chẳng nảy mầm

C. Chôm dốc công chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm 

D. Chôm đem về rồi vứt ở xó nhà, quên mất lời vua dặn phải gieo trồng, chăm sóc 

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Khi nhận được thúng thóc giống của vua, chú bé chôm đã dốc công chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm. 

Đáp án đúng: C. Chôm dốc công chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm.

Câu 5: Đến kì phải nộp thóc dâng lên vua, mọi người đã làm gì?

A. Mọi người nô nức chở thóc về kinh đô nộp cho nhà vua

B. Mọi người quỳ rạp thú tội với nhà vua vì không thể dâng thóc lên vua như đã hẹn

C. Mọi người đem sơn hào hải vị, sản vật quý hiếm dâng vua để thay thế cho thóc không nảy mầm được.

D. Mọi người phát hiện ra vua đã luộc kĩ thóc, tưởng rằng vua lừa mình nên kéo về kinh đô phản đối.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Đến kì phải nộp thóc dâng lên vua, mọi người nô nức chở thóc về kinh đô nộp cho nhà vua.

Đáp án đúng: A. Mọi người nô nức chở thóc về kinh đô nộp cho nhà vua.

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

mang-moc-thang-tuan-5.jsp

Video liên quan

Chủ Đề