Ông diệp văn phát là ai

Các bị cáo tại phiên tòa. [Ảnh: Phúc Sơn/TTXVN]

Sau 10 ngày xét xử, ngày 24/2, Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã tuyên án cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Trà Vinh, Diệp Văn Thạnh cùng 16 bị cáo khác về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí ngân sách hơn 69 tỷ đồng.

Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã tuyên phạt bị cáo Diệp Văn Thạnh 10 năm tù, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Trà Vinh Trần Trường Sơn 6 năm tù. Các đồng phạm Nguyễn Văn Chiến 4 năm tù, Lê Hữu Lễ 5 năm tù, Lý Kiến Trung 6 năm tù, Trần Thanh Sơn 3 năm tù, Nguyễn Trọng Nghĩa 5 năm tù, Trần Mười 5 năm tù, Trần Thanh Vũ 3 năm tù, Huỳnh Công Chúc 3 năm tù.

Tòa tuyên phạt bị cáo Lê Hoàng Anh 2 năm 7 tháng 19 ngày tù và bị cáo Phú Thanh Tâm 2 năm 1 tháng 20 ngày, đều được trả tự do tại tòa. Bị cáo Trần Ngọc Long bị tuyên án 3 năm tù cho hưởng án treo. Các bị cáo Trang Thị Xây, Lâm Pho La, Lữ Thị Thu Trang và Võ Thị Thu Trang đều 2 năm tù cho hưởng án treo về cùng tội danh trên.

Tại phiên tòa, Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo; trong đó bị cáo Diệp Văn Thạnh bị cáo buộc đã ban hành văn bản trái với Quyết định 118/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc xem xét để hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.

Ngoài ra, khi được báo cáo về việc “cò đất” lợi dụng chính sách nhưng bị cáo Thạnh không chỉ đạo chấn chỉnh, không báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh mà vẫn ký thông báo chỉ đạo tiếp tục thực hiện theo quy định cũ.

Đặc biệt, trong 313 hồ sơ miễn giảm đối tượng chính sách, không có ai là người có đất, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

[Xét xử nguyên Chủ tịch thành phố Trà Vinh làm thất thoát tài sản]

Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh nhận định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây thất thoát số tiền lớn, đồng thời còn ảnh hưởng xấu trong nhân dân, làm giảm sút uy tín, niềm tin của nhân dân đối với Ủy ban Nhân dân thành phố Trà Vinh, nghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng đến chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.

Đối với bị cáo Diệp Văn Thạnh, dù bị cáo không nhận tội nhưng căn cứ hồ sơ chứng cứ và lời khai của các bị cáo là cấp dưới đã chứng minh được Diệp Văn Thạnh vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí như cáo trạng đã truy tố, là đúng người, đúng tội, không oan sai.

Bản thân bị cáo Diệp Văn Thạnh là người có chức vụ, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng không biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân mà lại né tránh trách nhiệm nên cần có hình phạt nghiêm khắc mới đủ sức răn đe, giáo dục chung./.

Phúc Sơn [TTXVN/Vietnam+]

[PLO]- Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP.HCM vừa bắt tạm giam hai Tổng giám đốc để điều tra.

Liên quan đến vụ lạm quyền trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Liên hiệp HTX Thương mại thành phố [Saigon Co.op], Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM vừa bắt tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc của Võ Thành Trung - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Đô Thị Mới và Tôn Thất Hào - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Đại Á để phục vụ điều tra..

Hồi tháng 12-2020, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP.HCM đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Diệp Dũng, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ và thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam.

Trước đó, ông Dũng từng bị Thanh tra TP.HCM nêu hàng loạt sai phạm trong việc huy động vốn tại Saigon Co-op.

Theo Thanh tra TP.HCM, Saigon Co.op, là tổ chức kinh tế, hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Ban chấp hành Đảng bộ Saigon Co.op là trực thuộc Thành ủy. Bí thư, chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, được Thành ủy giới thiệu để đại hội thành viên của Saigon Co.op bầu.

Tháng 8-2015, ông được bầu là chủ tịch HĐQT của Saigon Co.op.

Vốn của Saigon Co.op do Nhà nước hỗ trợ và vốn góp của HTX thành viên. Theo thanh tra TP.HCM, đến cuối năm 2019, vốn hình thành từ lợi nhuận tích lũy [lợi nhuận không chia] của Saigon Co.op là gần 3200 tỉ đồng. Đầu năm 2020, Saigon Co.op quyết định tăng vốn điều lệ lên gần 6.800 tỉ đồng [tăng hơn gấp đôi].

Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu bất thường trong việc tăng vốn từ các HTX thành viên. Cụ thể, HTX thương mại dịch vụ Linh Tây báo lỗ gần 49 triệu đồng nhưng số vốn góp đến hơn 950 tỉ đồng; HTX thương mại Đô Thành lỗ hơn 721 triệu đồng nhưng góp gần 250 tỉ đồng; HTX thương mại Thị Nghè lỗ hơn 163 triệu đồng nhưng góp gần 245 tỉ đồng...

Thanh tra TP xác định có 20/26 HTX thành viên có góp vốn nhưng không HTX nào cung cấp được cho đoàn thanh tra các hồ sơ góp vốn. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của Saigon Co.op được duy trì ổn định qua các năm, dao động 800 - 1.500 tỉ đồng, tỉ suất lợi nhuận tại Saigon Co.op đạt đến 26-39% trên vốn góp.

Theo Thanh tra TP, có nhiều cá nhân, tổ chức bên ngoài, không phải là xã viên HTX thành viên nhưng "núp bóng" để đưa vốn vào Saigon Co.op. Trong khi theo quy định về phương thức huy động vốn [tại nghị quyết đại hội thành viên bất thường lần 1 năm 2020] thì vốn huy động từ các HTX thành viên không được từ nguồn đi vay hoặc từ nguồn vốn của đối thủ cạnh tranh.

Thanh tra TP cho rằng HĐQT Saigon Co.op đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn trong việc kiểm tra nguồn vốn huy động từ các HTX thành viên.

Kết luận của Thanh tra TP chỉ rõ việc tăng vốn điều lệ tại Saigon Co.op không đúng quy định pháp luật; có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung và tài sản nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung; có dấu hiệu phạm pháp hình sự.

Ông Diệp Dũng sinh năm 1968 nguyên quán Rạch Giá, Kiên Giang. Ông được biết đến nhiều với vai trò Chủ tịch HĐQT Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. HCM [Saigon Co-op].

NGUYỄN TÂN

  • Tina Hà Giang
  • Gửi bài cho BBC từ Nam California, Hoa Kỳ

21 tháng 11 2021

Nguồn hình ảnh, Frank Snepp

Chụp lại hình ảnh,

Nhân viên CIA Frank Snepp nhận huy chương của VNCH - ảnh tư liệu

Chỉ gần đây mới có tin chính thức về cái chết của Võ Văn Ba, người từng được coi là 'điệp viên hàng đầu của CIA ở Nam VN', khi báo chí Hà Nội gọi đây là 'tên nội gián nguy hiểm', bí số X92, Frank Snepp đã biết chắc về cái chết sẽ đến của điệp viên này từ ngày 17/4/1975.

"Lúc ấy tôi biết tính mệnh của Võ Văn Ba đang lâm nguy, và có đủ lý do để tin là một nhân viên CIA biết rõ về nhiệm vụ của ông đã bị phe cộng sản bắt tại Phan Rang, và ngờ rằng khi bị tra tấn, người này sẽ khiến ông bị lộ. Một trong những ác mộng kinh hoàng nhất của tôi trong những ngày cuối cuộc chiến - là người anh hùng này, người đã liều lĩnh làm mọi thứ để hỗ trợ đồng minh - và đảm bảo sự thành công của đợt không vận khẩn cấp cuối cùng đưa nhiều người Việt di tản khỏi VN - có thể đã không sống sót.

Thiếu tá Cảnh sát VNCH Phan Tấn Ngưu, trong một bài viết về Võ Văn Ba trên trang CanhsatQuocgia.org đã gọi ông là "điệp viên giỏi nhất của VNCH, và nhớ lại ông Võ Văn Ba hay nói 'Nếu cộng sản chiếm được miền Nam, tôi sẽ tự tử!' và đó chính là điều ông đã làm, khi bị bắt giữ chỉ vài ngày sau khi Sài Gòn thất thủ."

"Giờ đây tôi nhiều lần tự trách là đã không khăng khăng bắt Võ Văn Ba phải cùng mình rời khỏi Việt Nam," nhà phân tích chính của CIA [Cục Tình báo Trung ương Mỹ] trong cuộc chiến Việt Nam thổ lộ điều vẫn còn khiến ông bị dằn vặt.

Cùng là gián điệp hai mang, nhưng không như Phạm Xuân Ẩn, cái tên Võ Văn Ba chỉ trong mấy năm nay mới được nhắc đến.

Vai trò của ông Lê Đức Thọ tại Hòa đàm Paris

Frank Snepp: 'Tôi lái xe đưa ông Thiệu ra máy bay như thế nào'

Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ'

Võ Văn Ba là ai? Ông đã làm gì trong cuộc chiến Việt Nam mà được mệnh danh là điệp viên hàng đầu của CIA, giỏi nhất của VNCH ở Nam Việt Nam?

Trong cuộc phỏng vấn chúng tôi thực hiện cho BBC, Frank Snepp, người từng nhận lệnh của CIA đưa ông Nguyễn Văn Thiệu ra sân bay để rời VN tháng 4/1975, nói điệp viên Võ Văn Ba là một trong những lý do ông đang viết thêm một cuốn sách nữa về cuộc chiến cho đến giờ vẫn còn ám ảnh tâm trí ông.

Frank Snepp: Võ Văn Ba là một người yêu nước, được CIA đặt cho biệt hiệu 'TU Hackle' và là điệp viên giỏi nhất của CIA hoạt động trong lòng địch.

Ông từng là một đảng viên cộng sản tận tụy vào cuối thập niên 1940, chuyên tuyển mộ thành viên trẻ tại một tỉnh phía nam Sài Gòn. Ông làm việc với Việt Minh, rồi trở thành một kẻ khủng bố, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng khủng bố không phải là cách thu phục trái tim con người. Chán ngán việc phe cộng sản dùng giết chóc và đe dọa như một chiến thuật chiêu mộ, Võ Văn Ba rời bỏ hàng ngũ.

Tạm biệt chủ nghĩa cộng sản năm 1954 vào thời điểm Hiệp định Geneva, Võ Văn Ba trở thành người đốn cây trồng rẫy, và dọn về tỉnh Tây Ninh, phía tây bắc Sài Gòn. Tây Ninh là một tỉnh quan trọng, vì đó là địa bàn hoạt động của Trung ương Cục Miền Nam, từ một hang ở Núi Bà Đen.

Khi cán bộ Bắc Việt đi qua rẫy của Võ Văn Ba ở chân đồi, ngay bên dưới căn cứ chỉ huy Trung Ương Cục để tham dự các cuộc họp, ông dần dà quen biết họ. Cảnh sát VNCH trong khu vực này, biết lý lịch của Võ Văn Ba, nhận ra ông ở một vị trí lý tưởng. Họ tìm đến ông và nói: chúng tôi muốn ông giúp chúng tôi theo dõi cộng sản, và Võ Văn Ba trở thành gián điệp nhị trùng năm 1960.

Thoạt đầu Võ Văn Ba hợp tác với cảnh sát VNCH. Ông nhanh chóng là một điệp viên hiệu quả, làm việc với cấp chỉ huy cộng sản. Võ Văn Ba đóng vai người cộng sản lầm đường muốn trở lại Đảng, và mới đầu chỉ được tiếp cận với vòng ngoài của Trung ương Cục Miền Nam, nhưng sau đó đi hẳn vào trung tâm của Cục. Nhờ vậy, ông thu thập được mọi động tĩnh từ cơ quan này, biết hết các điệp viên hai mang của họ, và những điều họ đang làm.

Năm 1965, CIA bắt đầu bắt đầu đưa Võ Văn Ba vào quỹ đạo của mình sau khi nhận thấy ông là một nguồn tin có giá trị. Ông từ đó làm việc cho cả An ninh Cảnh sát VNCH lẫn CIA.

Năm 1968, Võ Văn Ba báo trước cho cảnh sát VNCH năm ngày về cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Thông tin tương tự đến được Đại sứ quán Hoa Kỳ, người Mỹ không đánh giá cao tin này lắm, nhưng cảnh sát VNCH thì có. Và đó là lý do tại sao khi lực lượng cộng sản tấn công Sài Gòn vào Tết Mậu Thân 1968, cảnh sát VNCH đã chuẩn bị trước và có mặt để đối phó.

BBC:Ông có thể kể lại kinh nghiệm làm việc với Võ Văn Ba?

Frank Snepp: Năm 1969, tôi đến VN làm chuyên viên phân tích cho CIA. Một trong những điều đầu tiên tôi phải làm là phân tích tài liệu chúng tôi vừa tịch thu được, một tài liệu của Cộng sản quan trọng nhất mà chúng tôi từng có.

Tài liệu đó là Nghị quyết 9, phân tích của Bắc Việt về những gì xảy ra năm 1968, cũng như hoạt động quân sự sau đó. Bắc Việt nhận định rằng quá nhiều quân sĩ của họ đã tử trận, nhiều đến mức họ dự trù phải thúc thủ trong vòng hai năm. Nói cách khác, họ không thể có cuộc tấn công lớn nào nữa. Khi CIA tịch thu được toàn bộ tài liệu này, tôi được giao nhiệm vụ cùng với ba hoặc bốn đồng nghiệp, cũng thuộc CIA, phải tìm hiểu xem tài liệu có xác thực hay không.

Chúng tôi nghĩ tài liệu đó thật, nhưng không chắc 100%. Làm thế nào để xác định được là tài liệu đó có giúp chúng tôi biết ý định sự thật của phía cộng sản không rất quan trọng, vì chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, chính sách mới của Nixon về việc rút lực lượng Mỹ và đưa lực lượng Việt Nam lên tuyến đầu, chỉ mới bắt đầu. Nếu tài liệu này đúng, có nghĩa là trong thời gian hai năm, khi Cộng sản không thể hoạt động mạnh trên chiến trường, chúng tôi sẽ rảnh tay thực hiện chính sách Việt Nam hóa.

Chúng tôi gặp Võ Văn Ba và được Võ Văn Ba xác nhận đó là tài liệu đúng. Đó là một đột phá tình báo lớn. Tôi biết Võ Văn Ba trong hoàn cảnh đó. Trong vòng hai năm, tôi bắt đầu gặp trực tiếp ông ta, không phải vì tôi giỏi, không phải vì tôi nói được tiếng Việt, tôi luôn phải có thông dịch viên khi làm việc với Võ Văn Ba, nhưng vì tôi đã nắm sẵn được nhiều bí mật. Là một nhà phân tích của CIA, tôi được truy cập vào những bí mật quan trọng và bạn phải biết bí mật thì mới có thêm được bí mật. Vì vậy CIA cử tôi đến nói chuyện với nhiều nguồn tin, trong đó có Võ Văn Ba, để lấy tin và xác minh xem những gì chúng tôi nhận được có chính xác không.

Tôi bị Võ Văn Ba mê hoặc. Ông có trí nhớ phi thường, có thể xem một tài liệu và nhớ nguyên văn mọi thứ cần nhớ về tài liệu đó. Không cần phải cầm tài liệu trong tay, chỉ cần đọc nó một lần, ông sẽ có thể mang tài liệu đó đến cho chúng tôi trong đầu của ông.

CIA huấn luyện cho ông tất cả những kỹ thuật căn bản trong nghề tình báo.

Phải nói rõ là Võ Văn Ba có người phụ trách trực tiếp tức 'handler' là Cảnh sát Đặc biệt của VNCH. Ông cũng có một ''handler'' khác là một nhân viên CIA người Mỹ ở Tây Ninh. Nhưng người Mỹ này không thể trực tiếp gặp ông, bởi nếu Cộng sản nhìn thấy ông với một người da trắng, họ sẽ nghi ngờ.

Nguồn hình ảnh, Frank Snepp

Chụp lại hình ảnh,

Hai ông Frank Snepp và Phan Tấn Ngưu tại California, Hoa Kỳ trong hình chụp gần đây

Vì vậy, để gặp 'handler' người Mỹ, Võ Văn Ba phải vào một bệnh viện ở Tây Ninh, trèo lên một băng ca, kéo tấm trải giường lên người, giả như người đã chết. Sau đó, các nhân viên phụ trách người Việt của ông sẽ chuyển băng ca ra ngoài, đưa lên máy bay. Máy bay sẽ đưa Võ Văn Ba vào Sài Gòn nơi ông cải trang để gặp tôi hoặc một người Mỹ khác. Ông sẽ mặc áo dài nam hay đội bộ tóc giả lớn khiến ông trông giống một phụ nữ và đeo cặp kính đen khổng lồ giống như Greta Garbo, rồi đến gặp chúng tôi tại một nơi an toàn.

BBC:Ngoài trí nhớ phi thường như ông nói, Võ Văn Ba là người như thế nào và có đặc điểm gì, thưa ông?

Frank Snepp: Võ Văn Ba có hai nhược điểm. Một là rất thích bia Budweiser. Ông được bảo là người Mỹ thả bia Budweiser dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh để làm chậm tiến độ xâm nhập của Bắc Việt, vì đang di chuyển họ phải dừng lại uống bia [cười]. Chẳng biết điều đó có đúng không, tôi cho rằng đó là sự thật, dù không bao giờ kiểm chứng được. Dẫu sao Võ Văn Ba rất mê Budweiser.

Nhược điểm thứ hai là rất thích thuốc Salem. Nghe nói ông Hồ Chí Minh cũng mê thuốc lá Salem, và thường bỏ thuốc Bastos hoặc thuốc lá Việt Nam trong túi áo, và mời những thứ này cho các đồng chí. Nhưng khi muốn hưởng chút lạc thú, ông sẽ lấy Salem ra hút. Vì vậy, Võ Văn Ba, người thích trò trớ trêu, luôn đòi chúng tôi cung cấp bia Budweiser và thuốc Salem trước khi trao cho chúng tôi những bí mật.

Và những bí mật ông có được thì thật tuyệt vời. Toàn những tin từ nội bộ. Ông được hàng ngũ cộng sản tín nhiệm đến nỗi được tham gia các cuộc họp bên trong Bộ chỉ huy ở Núi Bà Đen.

Võ Văn Ba ở vào vị trí lý tưởng để giúp chúng tôi, và để giúp ông đóng được vai trò một thành viên Cộng sản tốt, CIA và Cảnh sát Đặc biệt VNCH dàn dựng nhiều việc. Chúng tôi tấn công vào các trạm kiểm soát của cảnh sát VNCH, tất cả đều là giả, và sau đó loan tin là phe cộng sản đã làm điều đó, dĩ nhiên Võ Văn Ba kiếm được điểm, vì vậy, tín nhiệm của ông ngày càng tăng trong giới chỉ huy Bắc Việt. Họ cho rằng ông đã thi hành tất cả những điệp vụ kinh tởm cho họ, trong khi thực sự ông làm việc cho chúng tôi.

BBC:Những tường trình của Võ Văn Ba đã giúp công việc của ông ra sao?

Frank Snepp: Tôi dần dà ủng hộ tuyệt đối những tường trình của Võ Văn Ba. Lúc trở về trụ sở CIA ở Mỹ vào năm 1971, tôi là thành viên của một đơn vị phân tích lớn, chuyên viết bản tường trình hàng ngày [Daily Brief] cho Tổng thống. Tôi quảng bá báo cáo của Võ Văn Ba, vì là một trong số ít người trong ban phân tích của CIA đã gặp được ông, và vì tôi biết ông là vàng ròng.

Năm 1972, chúng tôi bắt đầu nhận được báo cáo lạ của Võ Văn Ba. Lạ vì nó cho thấy Cộng sản đang làm một điều mà chúng tôi không bao giờ nghĩ họ sẽ làm. Họ cho cán bộ biết là có thể sẽ có một hiệp định hòa bình mà không cần phải có điều kiện họ luôn coi là tiên quyết, đó là Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức. Tôi sửng sốt khi đọc điều đó, vì tôi biết Võ Văn Ba là người đáng tin.

Tôi viết ngay bản tường trình hàng ngày cho tổng thống nói rằng tôi nghĩ một hiệp định hòa bình đang trong quá trình được thực hiện. Lúc ấy Henry Kissinger đang bí mật đàm phán ở Paris, nhưng không nói cho ai biết mình đang làm gì. Báo cáo của Võ Văn Ba là dấu hiệu đầu tiên cho chúng tôi thấy đã có bước đột phá trong cuộc đàm phán bí mật ở Paris giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. CIA, dù ít nhất là ở cấp của tôi, không ai biết gì về điều này. Vì vậy, chúng tôi đã được điệp viên giỏi nhất của mình báo về tiến trình các cuộc đàm phán tại Paris.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lê Đức Thọ nói chuyện với Henry Kissinger tại Paris năm 1972

Sau đó tôi lại được cử về Sài Gòn vào mùa thu năm 1972 để thẩm vấn một tù binh Bắc Việt giỏi nhất mà chúng tôi bắt được. Vào tháng 10/1972, khi tôi đã có mặt ở Sài Gòn, chúng tôi nhận được một báo cáo hết sức sửng sốt của Võ Văn Ba. Báo cáo cho biết Kissinger đã có một thỏa thuận khủng khiếp với phe cộng sản, cho phép Bắc Việt giữ lực lượng của họ ở miền Nam.

Bản báo cáo của Võ Văn Ba không chỉ đến Tòa Đại sứ, mà còn đến tay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khiến ông Thiệu vào tháng 10/1972 phản ứng mãnh liệt, hỏi chuyện gì đang xảy ra, Kissinger đang làm gì? Ông Thiệu nhất quyết phản đối, nói sẽ không chấp nhận thỏa thuận mà Kissinger đang đàm phán dù đó là thỏa thuận gì, vì ông không được tham dự vào việc thương lượng. Khi ông Thiệu nhất quyết phản đối thì đến phiên Bắc Việt hỏi chuyện gì đang xảy ra, người Mỹ chắc đang lừa chúng ta.

Khi thấy thỏa thuận có nguy cơ bị hỏng, vì Võ Văn Ba đã cho chúng tôi biết sự thật, Nixon quyết định dội bom Bắc Việt để chứng minh với ông Thiệu rằng Mỹ vẫn đứng về phía ông, và cũng để làm cho Bắc Việt phải tiếp tục thương lượng, và họ đã trở lại đàm phán.

Võ Văn Ba đã cung cấp cho tổng thống VNCH thông tin đầu tiên về những gì Kissinger đang làm, và quan trọng nhất là quyết định cho phép quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam của Kissinger.

BBC: Ông có tiếp xúc với Võ Văn Ba thường xuyên không?

Frank Snepp: Trong thời kỳ ngừng bắn 1973 đến 1975, tôi thỉnh thoảng gặp ông để biết những kế hoạch mới nhất của cộng sản. Tôi cũng được trao một trọng trách mới, là giúp quản lý một đặc vụ mà chúng tôi đang có ở Hà Nội. Phải nói rõ rằng người phụ trách Võ Văn Ba là một nhân viên CIA khác rất giỏi, nhưng tôi được cử đến gặp ông định kỳ để kiểm chứng những phát hiện của ông với nguồn trực tiếp của chúng tôi ở Hà Nội. Tôi không giỏi gì, nhưng chỉ vì tình cờ mà tôi được liên lạc trực tiếp với điệp viên giỏi nhất của CIA và có dịp kiểm chứng những tin những điệp viên gửi về.

Khi Nixon từ chức, Võ Văn Ba cho chúng tôi những dấu chỉ đầu tiên về những gì Cộng sản sẽ làm vào cuối năm 1974. Ông nói Bắc Việt sẽ thử nghiệm để xem khả năng phòng thủ của VNCH lúc ấy yếu đến độ nào.

Ngày 8/4/1975, Võ Văn Ba cho chúng tôi báo cáo đầu tiên về những gì phe cộng sản sẽ làm để dứt điểm cuộc chiến. Tôi không được tin này trực tiếp, mà nhận qua người 'handler'' của ông. Tôi gửi ngay yêu cầu cho Võ Văn Ba thông qua người Mỹ này để hỏi thêm.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sài Gòn hai hình ảnh năm 1975 và 2020

Sau đó, ngày 17/4, tôi trực tiếp gặp Võ Văn Ba và nhận được toàn bộ kế hoạch kết thúc chiến tranh của Cộng sản: Sẽ không có thỏa thuận nào, ông Thiệu từ chức hay không không thành vấn đề, cũng không thành vấn đề nếu chúng tôi muốn thành lập một chính phủ liên hiệp, Cộng sản nhất quyết tiến chiếm Sài Gòn kịp sinh nhật Hồ Chí Minh vào giữa tháng 5, và sẽ tấn công trước ngày 1/5, đúng y như những gì đã xảy ra.

Tin đó khiến các nhà hoạch định quân sự Hoa Kỳ đã bị sốc mà phải tức thời lập chương trình cho những chuyến trực thăng khẩn cấp đưa người di tản. Vì vậy, với những ai đã được đưa ra khỏi Việt Nam vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Võ Văn Ba là người đã cứu họ...

Trong phần hai của cuộc phỏng vấn, ông Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, so sánh hai điệp viên Võ Văn Ba và Phạm Xuân Ẩn. Cuộc nói chuyện do Tina Hà Giang thực hiện cùng cameraman Dân Huỳnh tại Nam California, Hoa Kỳ cuối tháng 10/2021.

Xem thêm về VNCH và Chiến tranh VN:

Đời Phạm Xuân Ẩn là 'im lặng, trung thành và tự do'

Phi cơ VNCH giúp đánh thắng Iraq năm 1991

‘Hiểu thêm’ về thế hệ người lính VNCH

Video liên quan

Chủ Đề