Phần biết dịch nhầy khi mang thai

Dịch âm đạo có thể thay đổi về độ đặc hoặc độ dày, tần suất và số lượng khi mang thai. Dịch tiết âm đạo bình thường, được gọi là bạch cầu, loãng, trong hoặc trắng sữa và có mùi nhẹ.

Những thay đổi trong dịch tiết âm đạo có thể bắt đầu sớm nhất là một đến hai tuần sau khi thụ thai, thậm chí trước khi bị chậm kinh. Khi quá trình mang thai phát triển, dịch tiết này thường trở nên dễ nhận thấy hơn và nặng nhất vào cuối thai kỳ.

Trong những tuần cuối của thai kỳ, phụ nữ có thể nhận thấy dịch tiết có chất nhầy đặc kèm theo ít máu, được gọi là "hiện tượng". Đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm cần được lưu ý và đi khám ngay lập tức.

1. Dịch âm đạo là gì?

Tiết dịch âm đạo thường xuyên xảy ra ở phụ nữ trong thời gian hành kinh. Có thể bắt đầu sớm nhất là một vài tháng trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu lần đầu ở tuổi vị thành niên, thường giảm dần sau khi mãn kinh.

Tiết dịch âm đạo là cách cơ thể phụ nữ thải chất lỏng và tế bào ra ngoài. Việc sản xuất dịch tiết âm đạo có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ, và có thể thay đổi về độ đặc và hình dạng tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố này bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Kích thích tố
  • Thai kỳ
  • Nhiễm trùng

Tiết dịch âm đạo nhiều gây khó chịu cho phụ nữ mang thai.

Dịch tiết âm đạo thường bắt đầu vào khoảng thời gian bạn gái có kinh lần đầu. Nó có thể bắt đầu đến sáu tháng trước khi bạn có kinh nguyệt đầu tiên. Đây là lúc cơ thể đang có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Dịch tiết âm đạo mà cơ thể tạo ra có thể thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và trong suốt cuộc đời của phụ nữ, có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn vào những thời điểm khác nhau.

Tiết dịch âm đạo khỏe mạnh thường trong hoặc màu trắng, có mùi nhẹ nhưng không phải mùi nặng, có thể để lại màu hơi vàng trên đồ lót.

Tiết dịch âm đạo được tạo thành từ các chất lỏng từ tử cung, cổ tử cung và âm đạo. Khi cơ thể giải phóng trứng từ buồng trứng, có thể nhận thấy dịch âm đạo đặc hơn. Sự thay đổi về tiết dịch này có thể cho thấy thời gian sinh sản.

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có thể tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường. Khi già đi và trải qua thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ có thể sản xuất ít hơn hoặc không tiết dịch âm đạo vì cơ thể không còn rụng trứng và nồng độ estrogen thay đổi. Do đó, phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc sau mãn kinh có thể bị khô âm đạo.

2. Nguyên nhân thay đổi tiết dịch âm đạo?

Dịch âm đạo tiết ra nhiều và chảy trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ do sự dao động về nồng độ hormone. Khi mang thai, các hormone tiếp tục đóng một vai trò trong những thay đổi đối với dịch tiết âm đạo.

Những thay đổi của cổ tử cung khi mang thai cũng ảnh hưởng đến việc tiết dịch âm đạo. Khi cổ tử cung và thành âm đạo mềm đi, cơ thể sẽ tiết dịch dư thừa để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Đầu của thai nhi cũng có thể ép vào cổ tử cung khi thai phụ gần cuối thai kỳ, điều này thường dẫn đến tiết dịch âm đạo nhiều hơn.

3. Dịch tiết âm đạo thế nào cần đi khám?

Dịch âm đạo bất thường khi có màu vàng, xanh lục hoặc xám có mùi hôi nặng kèm theo mẩn đỏ hoặc ngứa, hoặc sưng âm hộ.

Dịch tiết âm đạo không phải là điều quá lo lắng nên liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy dịch âm đạo thay đổi từ độ đặc, màu và mùi điển hình hoặc nếu có các triệu chứng khác ở vùng âm đạo. Điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về bất kỳ dịch tiết bất thường nào vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc vấn đề với thai kỳ. Một số dấu hiệu tiết dịch bất thường như dịch có màu vàng, xanh lục hoặc xám có mùi hôi nặng kèm theo mẩn đỏ hoặc ngứa, hoặc sưng âm hộ.

Tiết dịch bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiễm trùng nấm men thường gặp trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn bị nhiễm trùng nấm men trong khi mang thai, bác sĩ có thể cho bạn dùng một loại kem hoặc thuốc đặt âm đạo.

Tiết dịch bất thường cũng có thể do bệnh lây truyền qua đường tình dục nên phụ nữ mang thai được các cơ sở y tế khuyến cáo sàng lọc nhiễm trùng nấm men và sẽ được khám tiền sản để phát hiện các bệnh viêm âm đạo, viêm âm đạo do vi khuẩn, bệnh trichomonas, bệnh da liểu, chlamydia, bệnh viêm vùng chậu. Khi phát hiện bệnh càng sớm thì càng giúp giảm nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi.

Tiết dịch bất thường cũng có thể báo hiệu một biến chứng trong thai kỳ. Nên gọi cho bác sĩ hay đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn bị chảy nhiều dịch màu đỏ tươi. Đây có thể là dấu hiệu của nhau tiền đạo hoặc nhau bong non.

Thai phụ nên lưu ý thời điểm bắt đầu thay đổi dịch tiết âm đạo những nghi ngờ nào về bệnh do tiết dịch âm đạo gây nên. Khi nghi ngờ, tốt hơn hết là nên đi khám để bác sĩ xác định thai phụ tiết dịch có phải là nguyên nhân đáng lo ngại hay không?

4. Lời khuyên của bác sĩ

Khi bắt đầu mang thai cần đi khám và khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

- ể tránh nhiễm trùng dịch tiết âm đạo và gây bệnh phụ khoa, phụ nữ mang thai nên vệ sinh sạch sẽ, tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm, các sản phẩm thụt rửa.

- Không thụt rửa sâu chỉ vệ sinh bên ngoài âm đạo bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH và nước khi tắm, rửa.

- Để tránh kích ứng âm đạo, không nên mặc quần bó sát, nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, mặc đồ lót cotton, nên lau khô phần phụ sau khi tắm, rửa, bơi lội hoặc tập thể dục. Không nên sử dụng băng vệ sinh khi mang thai.

- Trong chế độ ăn uống nên ăn thêm sữa chua và các thực phẩm lên men khác vào để thúc đẩy vi khuẩn lành mạnh.

- Khi bắt đầu mang thai cần đi khám tiền sản và khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Cần thảo luận về bất kỳ dịch tiết âm đạo bất thường nào ngay lập tức, trước khi tình trạng xấu đi. Hoặc đến bác sĩ thường xuyên để kiểm tra và kiểm tra nếu bạn có hoạt động tình dục.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phát hiện bằng chứng về Deltacron


Chất nhầy báo hiệu có thai là điều hầu như mọi chị em phụ nữ đều đã nghe qua. Ảnh Internet 

Chất nhầy báo hiệu có thai thường sẽ cho biết rất cụ thể tình trạng đã cấn thai của bạn. Cũng như, đây là một "công cụ" mang tính cung cấp thông tin về sức khỏe cơ thể, mà nhờ tình trạng của chất nhầy, giúp phụ nữ dự đoán hay có thể nghi ngờ về sức khỏe sinh sản của bản thân. Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò thông tin của chất nhầy với dấu hiệu có thai, sức khỏe sinh sản, chúng ta hãy tham khảo thêm những thông tin rất hữu ích ngay sau đây nhé.

1. Chất nhầy - "công cụ" tự nhiên giúp xác định tình trạng sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Với sức khỏe sinh sản ở phụ nữ, tính nhất quán của chất nhầy có những thay đổi trước khi mang thai, khi bắt đầu có thai, khi sinh và sau đó. 

Tính nhất quán của chất nhầy cổ tử cung thay đổi liên tục. Ảnh Internet 

Cụ thể liên quan đến giai đoạn trước mang thai, bình thường chất nhầy sẽ là công cụ phát tín hiệu giúp phụ nữ nhận biết thời điểm thích hợp để thụ thai hoặc tránh thai.

Khi cấn thai, tính chất của chất nhầy cũng phát tín hiệu rằng, việc thụ thai diễn ra thành công rồi. Hay, khi chuẩn bị sinh, chính chất nhầy cũng là một trong những công cụ phát đi tín hiệu: bà bầu chuẩn bị sinh.

Mặc dù chất nhầy được xem là công cụ phát đi các tín hiệu liên quan đến khả năng sinh sản, sức khỏe sinh sản lẫn mang thai nhưng công cụ này đòi hỏi sự tinh tế để nhận biết chính xác thực trạng thông tin liên quan được truyền tải. Vì, thực tế, đôi khi phụ nữ trải qua những giai đoạn thay đổi thực thể của chất nhầy, vẫn có khả năng nhận diện nhầm lẫn và cần đến sự hỗ trợ khác mới có thể xác định chính xác hơn về thông điệp, hay thông tin mà chất nhầy truyền tải đi.

Vậy riêng trong vấn đề nhận biết dấu hiệu có thai thông qua tình trạng của chất nhầy, chúng ta nên hiểu rõ thế nào, nắm bắt ra sao, nhằm hạn chế hiểu nhầm hay có thể xác định chính xác hơn thông điệp đã thụ thai hay chưa, mà công cụ chất nhầy này truyền tải. Để biết rõ hơn, mời bạn cùng tiếp tục theo dõi nội dung chi tiết ngay sau dưới đây nhé. 

Dấu hiệu từ nhất nhầy cũng có thể khiến bạn hiểu lầm. Ảnh Internet 

2. Tình trạng thay đổi tính chất nhầy cổ tử cung 

Mặc dù chất nhầy hay dịch tiết âm đạo hoặc chất nhầy cổ tử cung xuất hiện trong suốt chu kỳ của phụ nữ, nhưng ở mỗi giai đoạn hay tình trạng sức khỏe, chất nhầy đều có thể khác biệt về kết cấu, màu sắc và lượng. Liên quan đến dấu hiệu chuẩn bị có thai, có thai và thời kỳ mang thai sau đó, chất nhầy có những thay đổi nhất định. Đó cũng là lý do, phụ nữ có thể dựa vào chất nhầy, như một trong những công cụ giúp xác định thời điểm thuận lợi để có thai hoặc nhờ nó mà có thể nghi ngờ tình trạng thụ thai đã thành công hay chưa,....

2.1. Chất nhầy cổ tử cung khi chưa thụ thai

  • Trước khi rụng trứng , chất nhầy/ dịch tiết có độ dính, có màu trắng hoặc vàng nhạt.
  • Trong khoảng thời gian màu mỡ để thụ thai, sát ngày rụng trứng, dịch tiết tăng lượng, trở nên nhiều hơn, có màu kem hoặc đục.
  • Trước rụng trứng 1 ngày, chất nhầy cổ tử cung lỏng và trong giống như lòng trắng trứng vậy.
  • Sau khi rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung sẽ bắt đầu khô và dày lên nếu phụ nữ không mang thai. Ngược lại, nếu mang thai thì phụ nữ sẽ thấy chất nhầy âm đạo của mình tăng lên thay vì khô hơn sau thời gian rụng trứng như thông thường. 
Chất nhầy sau rụng trứng khô và dày lên nếu phụ nữ không mang thai. Ảnh Internet 

2.2. Chất nhầy cổ tử cung những ngày đầu khi mới thụ thai thành công

Khi mới mang thai, chất nhầy cổ tử cung lỏng, màu trắng đục, thậm chí là như sữa. Tính chất này cũng có thể xuất hiện tương tự ở phụ nữ không mang thai. Đấy cũng là lý do ở thời gian đầu tiên nhất của thai kỳ, đôi khi nhiều phụ nữ không xác định được đây là dấu hiệu mang thai sớm , hay là tình trạng bình thường của chất nhầy.

Và, dù tình trạng dịch tiết âm đạo được xếp vào dấu hiệu có thai sớm, song nó cũng như nhiều dấu hiệu khác đều không phải là dấu hiệu cho bạn kết quả dự đoán chính xác 100%. Dấu hiệu từ dịch nhầy luôn cần phải được kết hợp với nhiều dấu hiệu liên quan xuất hiện, cùng việc thử thai, để đảm bảo chính xác kết quả sau cùng. 

Dấu hiệu chất nhầy có thể cho biết việc mang thai nhưng cũng có thể là không phải. Ảnh Internet 

2.3. Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu

Chất nhầy ở thời điểm khi bạn chậm kinh hay mất kinh, thì trở thành dấu hiệu mang thai có tính chính xác cao hơn các thời điểm khác. Những thay đổi của chất nhầy trong khoảng thời gian này liên quan mạnh mẽ đến estrogen . Sự tăng cường estrogen kích thích lưu lượng máu đến xương chậu, khiến tiết dịch tăng.

Sau những ngày đầu tiên dễ gây nhầm lẫn hoặc khó nhận biết, chất nhầy bắt dần dần tăng lên và hình thành nút nhầy cổ tử cung. Nút nhầy này có tác dụng bảo vệ em bé của bạn tránh được nhiễm trùng, cũng như một số ảnh hưởng khi sinh. Và, dịch tiết âm đạo trong thai kỳ vẫn xuất hiện, giữ vai trò nhất định của mình, trong việc giữ ẩm môi trường âm đạo và tiết nhiều để phù hợp với sự thay đổi, giãn nở của vùng kín. 

Dịch tiết âm đạo luôn duy trì vai trò quan trọng của mình để góp phần điều hòa khu vực âm đạo. Ảnh Internet 

3. Tình trạng chất nhầy khiến bạn phải chú ý và đi bác sỹ thăm khám ngay

3.1. Dấu hiệu nhiễm trùng, viêm nhiễm

Như đã đề cập, ở thời gian đầu tiên nhất của thai kỳ, chất nhầy cổ tử cung hay dịch tiết âm đạo là lỏng, trắng đục - là tình trạng bình thường, vô hại. Nhưng, chúng ta cũng không loại trừ khả năng bất thường khi chất nhầy mang một thông điệp khác đến cho bạn là do nhiễm trùng chứ không phải dấu hiệu có thai.

Thông thường, khi bạn bị viêm nhiễm hay nhiễm trùng nhẹ, chất nhầy xuất hiện và đồng thời sẽ kèm một số biểu hiện khác để giúp bạn có thể nghi ngờ như: đau rát khi tiểu tiện, bị ngứa rát âm đạo, có cảm giác mệt mỏi. Trong khi đó, nếu là dấu hiệu mang thai sớm dù cũng có thể kèm cùng dấu hiệu khác nhưng thường sẽ là mệt mỏi, ngực căng hoặc sưng đau hay thay đổi kích cỡ mà bạn cảm nhận hoặc nhận thấy. Chúng thường sẽ không bao gồm dấu hiệu đau rát hay ngứa âm đạo. 

Tính chất chất nhầy có thể cho biết bạn đang bị viêm nhiễm âm đạo. Ảnh Internet

3.2. Dịch tiết có mùi mạnh hoặc màu bất thường

Khi dịch tiết xuất hiện mùi tanh, dịch tiết có màu vàng hay xanh lá hoặc nâu hay kèm máu, xảy ra đồng thời là tình trạng bạn bị ngứa, rát âm đạo, sưng và đỏ, cảm giác ớn lạnh, sốt, mệt mỏi,...thì đây phần lớn đích thị là thông điệp của tình trạng nhiễm trùng không còn nhẹ nữa. Lúc này, nhất định bạn cần đến bác sỹ thăm khám để có cách điều trị nhanh chóng.

Tình trạng viêm nhiễm nói chung mức độ nặng nhẹ đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn thai kỳ, kể từ những ngày đầu tiên. Và những biểu hiện của nó đều có thể nhận biết thông qua tình trạng cụ thể của dịch tiết âm đạo. Do đó, bạn nên rất cảnh giác và kỹ lưỡng, điều này sẽ giúp bạn xác định rõ ràng, chính xác hơn, cũng như biết mình phải làm gì. 

Dịch tiết có mùi bạn cần đi thăm khám để biết nguyên nhân và điều trị nhanh dứt điểm. Ảnh Internet 

Có lẽ đến đây, bạn cũng thấy rõ hơn về chất nhầy báo hiệu có thai như thế nào, cũng như những vai trò khác mà chất nhầy đảm nhiệm, khi quá trình thụ thai diễn ra không thành công. Tính nhất quán của dịch tiết thay đổi một cách rất tinh tế và cũng chính nhờ vào sự tinh tế của chúng ta khi theo dõi chất nhầy, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe sinh sản, mà chúng ta có thể chưa hình dung hết hoặc thật sự rõ ràng trước đây.

Nguồn tham khảo: Verywell Family, Flo Health, Health Line và Medical News Today

Cát Lâm tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề