Phần câu hỏi bài 3 trang 9 vở bài tập toán 8 tập 2

b] Nếu sau khi rút gọn, phương trình cuối có dạng \[0x=m\], trong đó \[m\] là số khác \[0\], thì phương trình đã cho .................
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 6.
  • Câu 7.

Câu 6.

Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

a] Nếu sau khi rút gọn, phương trình cuối có dạng \[0x=0\] thì phương trình đã cho .........

b] Nếu sau khi rút gọn, phương trình cuối có dạng \[0x=m\], trong đó \[m\] là số khác \[0\], thì phương trình đã cho .................

Phương pháp giải:

Sử dụng: Tập hợp tất cả các nghiệm của bất phương trình được gọi là tập nghiệm của bất phương trình đó.

Giải chi tiết:

a] Nếu sau khi rút gọn, phương trình cuối có dạng \[0x=0\] thì phương trình đã chonghiệm đúng với mọi \[x\].

b] Nếu sau khi rút gọn, phương trình cuối có dạng \[0x=m\], trong đó \[m\] là số khác \[0\], thì phương trình đã chovô nghiệm.

Câu 7.

Phương trình \[5x+3-x=7-2x\] tương đương với phương trình

\[\begin{array}{l}
[A]\,5x - x + 2x = 7 + 3\\
[B]\,5x - x - 2x = 7 + 3\\
[C]\,5x - x + 2x = 7 - 3\\
[D]\,5x - x - 2x = 7 - 3
\end{array}\]

Khoanh tròn vào chữ cái trước khẳng định đúng.

Phương pháp giải:

Sử dụng:

- Quy tắc chuyển vế: Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

Giải chi tiết:

Ta có:

\[\begin{array}{l}
5x + 3 - x = 7 - 2x\\
\Leftrightarrow 5x - x + 2x = 7 - 3
\end{array}\]

Chọn C.

Video liên quan

Chủ Đề