Phân tích cấu trúc ngữ pháp La gì

Phần mở đầuNhững vấn đề chungI. Lí do chọn đề tài.Đối với nhiều quan điểm cú pháp hiện đại, câu là đối tượng trung tâmcủa cú pháp. Câu tiếng Việt là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữpháp của câu Ngữ việt.ở tiếng Việt từ trước đến nay hướng phân tích câu phổ biến nhất làhướng phân tích ngữ pháp theo cấu trúc chủ vị ( chủ ngữ - vị ngữ). Hướngnày xuất pháp từ góc độ cấu trúc hình thức, căn cứ vào hình thức biểu hiện vàvai trò cú pháp của các bộ phận trong câu để phân biệt ra các thành phầnchính, thành phần phụ. Tuy nhiên, tiếng Việt là thứ tiếng phi hình thái, nóthuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, vì thế việc nhận diện các thành phần câubên cạnh tiêu chí về hỉnh thức còn dùng tiêu chí về nghĩa. Xét một cách tổngquát, phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ vị cũng bộc lộ nhữngưu nhược điểm nhất định, cụ thể như tính trạng nhập nhằng, không rõ rànggiữa một vài thành phần câu. Do vậy cùng với hướng nghiên cứu ngày càngsâu hơn về cấu trúc chủ vị (chủ ngữ - vị ngữ) của ngữ pháp truyền thống thìtrên bính diện lý thuyết thông tin còn xuất hiện vè phát triển hướng phân tíchcâu theo cấu trúc nêu báo.Có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giáo tiệp trọng yếu nhất của conngười. Trong giao tiếp, con người thực hiện hoạt động truyền tin và nhận tin.Do vậy việc nắm được thông tin chính, thông tin mới trong giao tiếp có ýnghĩa vô cúng quan trọng. Việc nghiên cứu cấu trúc nêu báo liên quan mậtthiết đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Vì tronghoạt động giao tiếp, người ta chú ý đến việc xử lý thông tin. Do vậy, việcnghiên cứu phương pháp phân tích câu trên bình diện lý thuyết thông tin làrất quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn, chúng tội chọn đềtài Tìm hiểu phương pháp phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc nêu báo.II. Lich sử vấn đề:Từ trước đến nay, ngữ pháp nhà trường sử dụng phương pháp phân tíchcâu theo cấu trúc chủ vị, các sách viết về vấn đề này xuất hiện khá nhiều.Ví dụ: các cuốn ngữ pháp tiếng việt của Diệp Quang Ban, .Cách phân tích câu theo cấu trúc chủ vị được áp dụng trong nhàtrường phổ thông nên đẫ trở nên vô cùng quen thuộc. Trái lại hướng phân câutheo cấu trúc nêu báo vẫn cón ít người biết đến, do vậy nó là một vấn đềtương đối mới mẻ.Người có công đề xuất phương pháp phân tích này là nhà ngôn ngữhọc người Sec V. Mathesius Theo ông, phát ngôn thường gồm hai phầnchính là phần nêu (Thuật ngữ tiếng Anh: Theme, topic, tiếng Pháp: thème)và đưa ra cách hiểu và phần nêu và phần báo.Tác giả Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ họccho rằng: phân tích thành phần phát ngôn (còn gọi là phân tích đoạn thực tạicâu, thuật ngữ tiếng Anh: Actual division of the sentence, tiếng Pháp: Ladivision aetuelle de le phrasc, là phân tích cách tổ chức nội dung thông báocủa nó nhầm đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp trong những văn cảnh và tình huốnggiao tiếp cụ thể.Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn Hệ thống liên kết văn bản tiếngViệt lại sử dụng thuật ngữ Phân đoạn thông báo cho cấu trúc nêu báo.Theo ông, các phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc trên văn bản chúng bao giờcũng được chia thành hai phần rõ rệt theo cách mà lý thuyết phân đoạn thựctại đã xác lập : phần nêu (cái mà người đọc đã biết hoặc giả định là đãbiết) và phân báo (Cái mới). ông gọi sự phân đoạn này là sự Phân đoạnthông báo (phân đoạn ngữ nghĩa). Cấu trúc phổ biến của phân đoạn thôngbáo là phần nêu đứng trước phần báo. Tác giả Trần Ngọc Thêm còn cho rằngsự phân đoạn nêu báo sẽ rất quan trọng khi xét tới các phép tỉnh lược và sựthể hiện của liên kết nội dung.Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt viết chotrường Cao đẳng sưphạm, khi đề cập tới cấu trúc nêu báo, đã sử dụng thuậtngữ cấu trúc tin trong câu. Trong đó phần nêu, ông dùng khái niệm tincũ phần báo ông dùng khái niệm tin mới. Diệp Quang Ban cho rằng tincũ là phần tin đã biết trong câu hoặc dễ nhận biết trong câu, tin mới làphần tin chưa biết, ông còn đưa ra mối quan hệ của tin cũ, tin mới với phầnđề thuyết.Trong cuốn phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề thuyết,tác giả Đào Thanh Lan cũng đề cập tới cấu trúc nêu báo thông qua quanđiểm việc đồng nhất đề Thuyết với nêu báo là không hợp lý. Ngoài ra tácgiả này còn đề cập tới vấn đề tiêu điểm thông báo (Focus). Theo Đào ThanhLan, có trường hợp phần báo là phần đề hoặc phần báo là hai ngữ đoạn cáchnhau bởi vị từ. Tiêu điểm thông báo (Focus) ở câu trả lời phụ thuộc vào câuhỏi của người đối thoại.Ví dụ :a - Ai khen Lan?- Thầy giáo khen LanBN(Cái chưa biết) (cái đã biết)b - Ai khen ai?- Thầy giáo khen LanBBNhư vậy, cấu trúc nêu báo đã được các nhà nghiên cứu trong nướcđề cập tới. Tuy vậy các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu phần nêu vàphần báo trong các phát ngôn mà chưa đi sâu vào việc phân tích câu tiếngViệt theo cấu trúc nêu báo và so sánh những ưu, nhược điểm của cấu trúcnêu báo với cấu trúc chủ vị. Mỗi tác giả chỉ đưa ra một, hai ví dụ về cáchphân tích này chứ chưa áp dụng một cách có hệ thống triệt để vào việc phântích câu tiếng Việt. Số trang dành cho cấu trúc nêu báo dường như quá ít ỏiso với tầm quan trọng của nó. Bởi vậy, theo chúng tôi việc nghiên cứu, tìmhiểu Phươngpháp phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc nêu báo Vẫn cònlà một vấn đề mới mẻ.III. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.1. Mục đích.Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn làm rõ vấn đề phần Nêu vàphần Báo và hướng phân tích câu theo cấu trúc nêu báo để từ đó giúp ngườihọc có khả năng vận dụng lý thuyết này vào việc phân tích một câu cụ thể.Củng cố và làm phong phú thêm các hướng tiếp cận câu tiếng Việt. Từđó giúp người học hiểu sâu hơn về câu trong lĩnh vực giao tiếp.2. Nhiệm vụ.Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn giao tiếp, chúng tôi đi sâu tìm hiểulý thuyết phân tích câu theo cấu trúc nêu báo dựa trên bình diện của lýthuyết thống tin và ứng dụng của lý thuyết phân tích câu theo cấu trúc nêu báo vào việc phân tích câu tiếng Việt. Cuối cùng chúng tôi tiến hành so sánhnhững ưu nhược điểm của cấu trúc nêu báo với cấu trúc chủ -vị trong tiếngViệt.IV. Phạm vi nghiên cứu.Nghiên cứu về các phương pháp phân tích là một vấn đề rộng vàphương pháp phân tích câu theo cấu trúc nêu báo cũng là một vấn đề tươngđối rộng và mới mẻ. Vì thế nghiên cứu đề tài này chúng tôi không nhằm mụcđích khảo sát tất cả các phương pháp phân tích câu tiếng Việt mà chỉ chútrọng, đào sâu vào một phương pháp đó là phân tích câu theo cấu trúc nêu báo. Mặt khác, trong khoá luận này chúng tôi chỉ dừng ở mức độ tìm hiểumột cách cơ bản về phương pháp phân tích câu theo cấu trúc nêu báo, để từđó có một cái nhìn khái quát cơ bản về cấu trúc này cũng như ưu, nhượcđiểm của nó so với cấu trúc chủ vị, góp phần hoàn thiện hơn các vấn đề vềphương pháp phân tích câu tiếng việt.V. Phương pháp nhiên cứu1. Phương pháp nghiên cứu lí luận : đọc, tìm hiểu những cơ sở lí luậnliên quan đến hai thành phần nêu và báo trong câu.2. Phương pháp khảo sát thống kể. Từ cơ sở lí luận đi khảo sát cácphát ngôn trong thực tiễn và số văn bản văn học.3. Phương pháp so sánh và phân tích. So sánh cấu trúc nêu báo vớicấu trúc chủ vị để làm rõ những ưu nhược điểm của hai phương pháp này.- Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ.Phần nội dungChương 1: cở sở lý luận của đề tài1.1. Quan niệm về đơn vị câu.Từ khi xuất hiện xã hội loài người thì nhu cầu giao tiếp cũng đượchình thành. Mới đầu con người giao tiếp với nhau bằng những ký hiệu, cửchỉ, nét mặt. Sau xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giao tiếp ngày cànglớn và trình độ tư duy của con người càng cao đòi hỏi phải có một công cụgiao tiếp hữu hiệu. Để đáp ứng yêu cầu đó ngôn ngữ đã ra đời. Mới đầu nóchỉ là những kí hiệu đơn giản phỏng theo hiện tượng và sự vật tự nhiênNhưng sau được hoàn thiện dần và mang tính khoa học. Ngôn ngữ ra đời đãcó tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển mọi mặt, bởi nó làm con người hiểunhau hơn, là phương tiện để con người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm củamình, là công cụ để con người tư duy và lưu truyền những hiểu biết, kinhnghiệm sống cho đời sau. Người việt từ xa xưa cũng đã tạo ra một thứ ngônngữ riêng cho mình hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm nhiều cấp độ âmvị, hình vị, từ, câu và cấp độ trên câu. Trong đó câu là đơn vị nhỏ nhất cóchức năng thông báo bởi nếu coi đoạn văn, một bài viết, một chương, mộtcuốn sách cũng là đơn vị thông báo thì đó là những đơn vị còn chia cáchđược thành nhiều đơn vị thông báo nhỏ hơn, trong khi câu là đơn vị khôngthể chia nhỏ hơn được nữa. Vậy câu được hiểu như thế nào?Trong suốt quá trình phát triển của ngành ngôn ngữ học trên thế giớínói chung và Việt Nam nói riêng, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về câu.(1) Từ những thế kỷ IIIII trước công nguyên, học phái Alêchxăngđriađã nêu đinh nghĩa: câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọnvẹn.(2) Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn MinhThuyết nêu một cách hiểu ngắn gọn về câu như sau: Câu là đơn vị nhỏ nhấtcó khả năng thông báo một sự kiện , một ý kiến, một tình cảm hoặc một cảmxúc.(3) Tác giả Nguyễn Thị Thìn định nghĩa: Câu là đơn vị nhỏ nhất cóchức năng thông báo được dùng vào việc giao tiếp hàng ngày.Các định nghĩa trên đã chỉ ra đước những đặc trưng cơ bản nhất củacâu (như chức năng và phạm vi sử dụng) giúp ta phân biệt câu với những đơnvị ngôn ngữ khác.(4) Khi định nghĩa về câu, người ta thường nêu các yếu tố: yếu tố hìnhthức, nội dung, chức năng, lĩnh vực nghiên cứu. Cụ thể như : Câu là đơn vịnghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập vàngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánhgiá của người nói giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng tình cảm.Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ. (Diệp QuangBan Ngữ pháp tiếng Việt tập II. Nxb Giáo dục 2001)(5) Tập thể các tác giả : Nguyễn Tài Cẩn, N.Stankêvich, Bytrow lạiđưa ra định nghĩa theo quan điểm riêng của mình. Câu là một đơn vị ngônngữ biểu thị một tư tưởng tương đối trọn vẹn. Câu không chỉ phản ánh hiệnthực mà còn chứa đựng sự đánh giá về hiện thực của người nói câu có nhữngđặc trưng bên ngoài là các tiểu từ tình thái và chỗ ngắt câu. Câu có nhữngđặc trưng bên trong là cấu trúc của nó (mô hình c v).Các định nghĩa trên chỉ ra được những đặc trưng cơ bản của câu về nộidung, về mặt hình thức và cấu tạo.(6) Khái niệm câu của những người làm công tác giảng dạy tiếng Việt:Câu là đơn vị ngôn ngữ được cấu tạo trong khi suy nghĩ (nói và viết). Câugồm một từ, một cụm từ đến một tổ hợp các cụm từ và chứa đựng nòng cốtc v. Câu diễn đạt một nội dung thông báo hoàn chỉnh, có mối quan hệ vớihiện thực khách quan. Câu được tách khỏi nhau bằng ngữ điệu khi nói vàbằng dâu câu khi viết.1.2. Các phương pháp phân tích câu tiếng ViệtCâu tiếng việt được nghiên cứu ở ba bình diện- Bình diện diện kết học- Bình diện nghĩa học- Bình diện dụng họcTương ứng với ba bình diện trên sẽ có bốn phương pháp phân tích câu.1.2.1. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ vị (bình diện kếthọc)Bình diện kết học nghiên cứu mối quan hệ giữa các từ trong câu, giữacác câu, các đoạn trong một văn bản. Bình diện này còn gọi là bình diện cúpháp. Theo bình diện này, chúng ta có phương pháp phân tích câu theo cấutrúc chủ vị (chủ ngữ vị ngữ ). Đây là hương phân tích câu phổ biến nhấttừ trước đến nay của Việt ngữ học, theo quan điểm của ngữ pháp truyềnthống.Theo bình diện kết học, một câu tiếng Việt được chia làm bốn thànhphần:Thành phần chính : gồm chủ ngữ và vị ngữThành phần phụ của câu: Trạng ngữ, đề ngữ, vị ngữ phụThành phần phụ của từ : Bổ ngữ, định ngữThành phần biệt lập: Tình thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chủ ngữ.Trong đó để câu mang nội dung thông báo trọn vẹn hai thành phầnchính bắt buộc là chủ ngữ và vị ngữ, bởi đây là hai thành phần nòng cốt câu,khi tìm hiểu câu người ta luôn coi chúng là hai thành phần cơ bản.Chủ ngữ: Là một trong hai thành phần chính của câu, có mối quan hệqua lại và quy định lẫn nhau với thành phần vị ngữ - chủ ngữ nêu lên đốitượng của thông báo mà nội dung nói về đối tượng ấy nằm ở vị ngữ.Vị trí thuận của chủ ngữ là đứng trước vị ngữ, tuy nhiên có lúc chủngữ đứng sau vị ngữ. Chủ ngữ có thể được cấu tạo từ một từ, một cụm từđẳng lập một cụm từ chính phụ, một cụm từ chủ vị Từ loại của từ đảmnhiệm vai trò làm chủ ngữ nhiều nhất là danh từ, tất cả các thực từ khác.Ví dụ:Họ// là sinh viênC(chủ ngữ là đại từ)VLan // học rất chăm chỉC(chủ ngữ là danh từ)VVì trời mưa to // nên đường rất trơn ( chủ ngữ là một cụm từ chủ vị)CVVị ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau vớichủ ngữ - vị ngữ nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ vốn có ở vật nói ở chủ ngữhoặc có thể áp đặt chúng một cáh có lí do cho vật đó.Ví dụ: Ruộng rẫy // là nơi để trông hoa màuC(đặc trưng)VVị trí thuận của vị ngữ là đứng sau chủ ngữ, nhưng cũng có nhữngtrường hợp ngược lại:Rất đẹp / hình anh / lúc nắng chiềuVCTr.nĐảm nhiệm vai trò làm vị ngữ thường là động từ, tính từ, ngoài ra còncó danh từ, đại từ, số từ.Ví dụ : Tôi / đi họcC(vị ngữ là động từ)VTrạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung các ý nghĩa về hoàncảnh cho sự kiện diễn ra ở nòng cốt câu. Vị trí của trạng ngữ là tương đối tựdo nhưng thường thì trạng ngữ đứng ở đầu câu.Trạng ngữ được chia thành nhiều loại: Chỉ địa điểm, thời gian, mụcđích, phương tiện, cách thức, điều kiện, nguyên nhân Ví dụ: Giữa Mạc Tư khoa, tôi//nghe câu hò xứ Nghệ (trạng ngữ chỉ địa điểm)Tr.nCVNgoài trời, / răng cây // rì rào trong gió (trạng ngữ chỉ không gian)Tr.nCVVị ngữ phụ là thành phần tương ứng vị ngữ được đẩy lên trước chủngữ, bổ xung ý nghĩa trạng thái, tình huống cho nòng cốt câu. Nó được ngăncách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy, nên còn được gọi là tiền vị ngữ - vịngữ phụ có khả năng kết hợp với chủ ngữ tạo thành một câu trọn vẹn.Ví dụ : Buông bát, chị ấy đứng dậyĐề ngữ là thành phần câu biểu thị chủ đề của câu nói có quan hệ chínhphụ đối với nòng cốt câu và có vị trí đặc thù là đứng đầu câu.Ví dụ : Quan, người ta sợ cái uy của quyền thếNghị lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền (Giông Tố Vũ TrọngPhụng)Thành phần phụ của từ gồm có bổ ngữ và định ngữ. bổ ngữ là thànhphần phụ của từ bổ xung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong câu.Ví dụ : Nó // rửa bátCVBNĐịnh ngữ là thành phần phụ của từ bổ xung ý nghĩa cho danh từ:Ví dụ : Cây cối ở vùng này // ( đang) đâm chồi này lộcCĐNVNgoài các thành phần chính của câu, thành phần phụ của câu, thànhphần phụ của từ, còn có thành phần biệt lập: tính thái ngữ, hô ngữ, liên ngữ,phụ chủ ngữ. Đó là các thành phần nằm ngoài nòng cốt câu, có quan hệ vớicâu theo từng phương tiện riêng.1.2.2. Phương pháp phần tích câu theo cấu trúc vị từ Tham thể (Bìnhdiện nghĩa học).Nghĩa học là bộ môn nghiên cứu về ý nghĩa của từ, của câu, của vănbản. Trung tâm của bình diện nghĩa học là nghiên cứu các sự tình. Mỗi sựtình là một cái lỗi bao gồm một vị từ trung tâm do động từ, tính từ đảmnhiệm, ngoài ra còn có các tham thể tham ra vào việc phản ánh nội dung sựtình do danh từ, cụm danh từ, đại từ đảm nhiệm.Cấu trúc vị từ Tham thể hay còn gọi là cấu trúc của nghĩa miêu tả.khi dùng ngôn ngữ để diễn đạt một sự việc thì các đặc trưng tính chất hoạccác quan hệ của sự việc được diễn đạt bằng động từ, hoạc tính từ, từ chỉ quanhệ hoạc khi là danh từ và gọi chung là vị tự. Các thực thể tham gia vào sựviệc được diễn đạt trước hết bằng các danh từ, đại từ và được gọi chung làtham thể.Trong thực tế, dựa vào nội dung của các đặc trưng ta có thể phân loạivị từ một cách khái quát sau:+ Vị từ chỉ hành động chủ động tác động: cắn, biếu, sửa, cài, khóc, tắt,đánh, đấm, đá+ Vị từ chỉ hành động chủ động không tác động: về, đi, ở, ngủ, nghỉ+ Vị từ quá trình (hoặc trạng thái động): mọc, ngủ, nằm, đứng, đi+ Vị từ tư thế: Ngồi, năm, đứng, đi, ngủ+ Vị từ chỉ trạng thái (tĩnh) tức không chỉ hoạt động và không chủđộng: nứt, xước, vỡ+ Vị từ chỉ tính chất: Đẹp, xấu, tôt+ Vị từ chỉ quan hệ: là, củ, có, đang, tại, vì, nênCòn các tham thể lại được xác định theo vai trò của mình trong mốiquan hệ vói đắc trưng nêu ở vị trí. Các tham thể thường gặp là chủ thể hànhđộng tác độn, chủ thể hành động không tác động, chủ thể (chịu) quá trình,chủ thể (mang) trạng thái, chủ thể (mang) tính chất chủ thể quan hệ, đối thể,tiếp thể (vật thể tiếp nhận), vật thụ hưởng(1) Tham thể bắt buộc: Là những thực thể xoay xung quanh vị từmà sự có mặt của chúng là do vị từ đòi hỏi.Tham thể mở rộng: Là những thực thể xuất hiện trong sự tình sự cómặt của chúng không do vị từ đòi hỏi mà do tình huống hoàn cảnh mách bảo.Phương tiện, điểm đến, nơi chốn, thời gian, thể liên đới.Trong cấu trúc vị từ Tham thể, vị từ là yếu tố bắt buộc, không thểthiếu, bởi nó là cái lõi của sự tình được phản ánh, nhưng tham thể lại có hailoại: Tham thể bắt buộc và tham thể không bắt buộc.(1)Tham thể bắt buộc thường là những tham thể chỉ chủ thực hiện hànhđộng, đối thể của hành động, tiếp thể của hành động, còn tham thể không bắtbuộc thường là các tham thể chỉ thời gian, chỉ phương tiện.Ví dụ 1:Hôm nay, anh NamTTMRTTBB1sửacái máy nàyVTTTTTBB2Ta có: Vị từ trung tâm: sửaTham thể bắt buộc 1: Anh Nam (chủ thể thực hiện hành động)Tham thể bắt buộc 2: Cái máy này (Đối thể của hành động)Tham thể mở rộng: Hôm nay (chỉ thời gian)Ví dụ 2: Hôm qua mẹ tôi biếuTTMRbàcái áoTTBB1 VTTT TTBB2 TTBB3Vị từ trung tâm: biếuTham thể bắt buộc 1: Mẹ tôi (chủ thể thực hiện hành động)Tham thể bắt buộc 2: bà ( tíêp thể của hành động)Tham thể bắt buộc 3: cái áo ( đối thể của hành động)Tham thể mở rộng : hôm qua ( chỉ thời gian)ở ví dụ 1 vừa nêu, tham thể bắt buộc thứ nhất trả lời cho câu hỏi aisửa Tham thể bắt buộc thứ 2 trả lời cho câu hỏi sửa cái gì. Còn ở ví dụ 2,Tham thể bắt buộc thứ nhất trả lời cho câu hỏi ai biếu, Tham thể bắt buộcthứ 2 trả lời cho câu hỏi biếu ai và Tham thể bắt buộc thứ ba trả lời cho câuhỏi biếu cái gì . Đó là các Tham thể bắt buộc bởi nó tham gia để diễn đạtmột sự việc, tạo nên một nội dung thông báo hoàn chỉnh. Còn việc xuất hiệncác tham thể chỉ thời gian (hôm nay, hôm qua) hay các tham thể chỉ phươngtiện (bằng xe đạp, bằng tay, bằng chân..) là không bắt buộc. Chúng ta có thểlược bỏ chúng đi mà không làm cho nội dung vị từ thăy đổi.Ví dụ:Nó đến thăm tôi thường xuyên vào các ngày nghỉ bằng xe đạpTTBB1 VTTT TTBB2 TTMR1TTMR1TTMR2Vị tự trung tâm: Đến thămTham thể bắt buộc 1: nó ( chủ thể thực hiện hành động)Tham thể bắt buộc 2: tôi ( Tiếp thể chỉ hành động)Tham thể mở rộng 1: thương xuyên (chỉ tần suất)Tham thể mở rộng 2: vào các ngày nghỉ ( chỉ thời gian)Tham thể mở rộng 3: bằng xe đạp ( chỉ phương tiện)Ví dụ trên chứng tỏ tham thể chỉ thời gian, phương tiện, tần suấtkhông phải là những tham thể bắt buộc do nội dung ý nghĩa của vị từ đòi hỏi.Vì vậy trong cấu trúc cuỉa vị từ Tham thể chúng luôn có tư cách là mộttham thể mở rộng và có khả năng xuất hiện tương đối tự do.Như vậy, theo ngữ pháp ngữ nghĩa ta có phương pháp phân tích câutheo cấu trúc vị tự tham thể.12.3 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết (bình diệndụng học)Bình diện dụng học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quanhệ với ngữ cảnh xã hội, đặc bịet là ý nghĩa của câu xuất hiện trong ngữ cảnhcụ thể. Đối tượng nghiên cứu của dụng học rất rộng và phức tạp. Theo bìnhdiện này ta có phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề thuyết theo quanđiểm của ngữ pháp chức năng.Cấu trúc đề thuyết trước hết phải hiểu là cấu trúc thông báo của câuvà nó là cấu trúc chung cho mọi ngôn ngữ. Cấu trúc đề thuyết là cấu trúc sẽcó được khi đưa câu vào một ngữ cảnh, bao gồm ngữ cảnh của cấu trúc câuchữa nó và ngữ cảnh của tình huống bên ngoài câu. Sự phù hợp của chủ ngữvà vị ngữ cũng chính là biểu hiện của cấu trúc đề thuyết. Việc tổ chức cấutrúc đề thuyết là do kinh nghiệm của người nói hoạc người viết qui định, dotổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể cho phép.Đề là thành phần chính thứ nhất trong nòng cốt câu đơn chỉ ra thực thểlà đối tượng được nói đến trong phần thuyết, là chủ thể của sự nhận định, chủđề của sự thông báo.Thuyết là thành phần chính thứ hai trong nòng cốt cấu đơn chỉ ra đặctrưng thông báo cho thực thể ở phần đề.Ví dụ 1: Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của TừĐềThuyếtTrong ví dụ này phần đề (Hộ) là chủ đề mà người nói muốn thông báo,là xuất phát điểm đề người nói bắt đầu thông báo của mình. Còn phần thuyết(đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ) có ý nghĩa để thông báo cụ thể về việclàm, hay hành động của Hộ (phần đề). Tóm lại Hộ là chủ đề cảu thôngbáo và đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ là đặc trưng thông báo mà ngườinói muốn thông báo về Hộ.Ví dụ 2: Con mèo nằm sưởi ấm trên mái nhà.ĐềThuyếtở ví dụ này, đối tượng được thông báo là con mèo, đó là xuất phátđiểm trong câu này (phần đề) còn nội dung thông báo, đặc trưng thông báovề con mèo là hành động trạng thái nằm sưởi ấm trên mái nhà.Tóm lại phần Đề chính là từ ngữ được chon làm xuất phát điểm củacâu. Phần thuyết là phần nội dung của câu nói hày là phần thuyết minh chophần đề. Việc chon thừ ngưc nào làm phần đề chính là nêu ra chủ đề của câuvà khi nói, khi viết bao giờ người ta cũng phải trả lời hai câu hỏi: Nói về cáigì ? Bắt đầu từ đâu ?1.2.4. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc nêu- báo ( Bình diệndụng học)Phương pháp này được đề xuất dựa trên quan điểm của lý thuyết thôngtin. Phần nêu chứa thông tin cũ, phần báo chức thông tin mới.Ví dụ:Hôm nay anh Nam sửa cái máy nàyNgữ cảnh 1:- Hôm nay ai sửa cái máy này ?- Hôm nay anh Nam sửa cái máy nàyNBNNgữ cảnh 2:- Hôm nay anh Nam làm gì ?- Hôm nay anh Nam sửa cái máy nàyNBNgữ cảnh 3:Hôm nay anh Nam sửa cái máy nào ?Hôm nay anh Nam sửa cái máy nàyNBNgữ cảnh 4:Bao giờ anh Nam sửa cái máy này ?Hôm nay anh Nam sửa cái máy nàyBNNgữ cảnh 5:Hôm nay ai sửa cái máy nào ?Hôm nay anh Nam sửa cái máy nàyNBNBNgữ cảnh 6:- Có chuyện gì xảy ra thế ? (có tin gì mới không ?)- Hôm nay anh Nam sửa cái máy nàyB* Tiểu kết:Câu là một hiện tượng phức tạp kết hợp trong nó ba bình diện, tươngứng vơí ba bình diện đó sẽ có bốn phương pháp phân tích. Các phương phápnày thực chất là việu xem xét đơn vị câu dựa trên những gốc độ, quan điểmnghiên cứu khác nhau. Đó là thành tựu nghiên cứu cơ bản và quan trọng củacú pháp hiện đại.1.3. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc nêu báo1.3.1 Khái quát về sự ra đời của lý thuyết thông tin1.3.2. Phần nêu và phần báoCó khá nhiều của các tác giả trong và ngoài nước nêu định nghĩa vềnêu báo. Các định nghĩa này với từng tác giả lại mang nhiều tên gọi khácnhau. Chúng tôi đi theo quan điểm cảu nhà ngôn ngữ học người SecV.Mathesius người có công đề suất phương pháp phân tích này V.Mathesiusnhư sau:Phát ngôn thường gồm hai thành phần chính là nêu (thuật ngữ tiếngAnh: theme, topic, tiếng Pháp : theme) tiếng Nga và phần báo (thuật ngữtiếng Anh: Commern, tiếng pháp : khềmm)Phần nêu là xuất pháp điểm của thông báo, tức là cái đã biết (hoặc dễnhận biết) mà từ đó người nói bắt đầu thông báo của mình.Phần báo là trọng tâm của thống báo, tức là điều mà người nói về cáiđược gọi ra ở phần nêuCác định nghĩa này chỉ ra:- Trật tự vị trí- ý nghĩa chức năng của nêu và báo. Và mối quan hệ giữa nêu và báolà mối quan hệ qua lại chế định, và phụ thuộc lẫn nhau.Xét về vị trí thì thông thường nêu đứng trước báo. Xét về chức năng thìcấu trúc nêu và báo diễn đạt nội dung về một sự tình trong đó phần báo nêulên trọng tậm của thông báo tức là đặc trưng thông báo của phần nêu. Vì vậyở bình diện ngữ nghĩa và thông tin, phần báo quan trọng hơn phần nêu,đượcchú ý phần nêu. Khi hành chức trong lời nói hoặc trong văn bản, nêuhoặc báo có thể vắng mặt trên diện hiển ngôn (bị tỉnh lược) và được nhậnbiết ở diện ngôn nhờ ngữ cảnh:Ví dụ:Quỳnh sụt sịt. Rồi chị mười. rồi tôiN1B1B2(1)B3Tôi thót người lại. không đủ can đảm kêu thành tiếngN1B1B2Ví dụ (1) gồm ba câu, câu thứ hai và thứ ba vắng phần nêuVí dụ (2) gồm hai câu, câu thứ hai vắng phần nêu.(2)Chương 2: Phương pháp phân tích câu tiếng việt theocấu trúc nêu báo2.1. Tiêu chí xác định phần nêu và phần báoPhần nêu tức là cái đã biết mà từ đó người nói bắt đầu thông báo củamình. Còn phần báo tức là điều mà người nói nói về cái được gọi ra ở phầnnêu.Ví dụ:a. Bút này viết chữ rất đẹpCái sự vật gọi là bút này thì người nói và người nghe đều đã biết, đãthấy người nghe chỉ không biết rõ công dụng hay ưu điểm của bút này màthôi. vì thế thông tin mới mà người nói muốn truyền đạt cho người nghe biếtlà công dụng và ưu điểm của bút này là viết chữ viết đẹp. Vì thế bútnày là phần thông tin cũ ứng với phần nêu của phát ngôn còn viết chữ rấtđẹp là phần thông tin mới ứng với phần báo của phát ngôn. Phần báo nàythuyết minh cho phần nêu. Đặc tính viết chữ viết đẹp người nghe sẽ hiểuđó là điềumà người nói muốn giới thiệu, thông báo về bútnàyb. Dì Hảo là con nuôi của bà tôiNBVí dụ b là câu được trích trong truyện ngắn có nhan đề dì Hảocủanăm cao. Từ nhan dề dì Hảo đến câu mở đầu truyện ngắn dì Hảo làcon nuôi của bà tôi thì người đọc sẽ nhận ra ngay thông tin cũ trong phátngôn này là dì Hảo vì đây là yếu tố được lặp lại. dì Hảo là thông tin cũsẽ ứng với phần nêu còn phần báo ở đây là thông tin mới là con nuôi của bàtôi, trả lời cho câu hỏi dì Hảo là ai.Như vậy dựa vào thông tincũ và thông tin mới của phát ngôn ta có thểxác định đầu là phần nêu, đầulà phần báo.c. Hài đương xuân mà không biết cái sướng của người lúc đương xuânNBở ví dụ c phần nêu (hài) là tên nhân vật đã được nhắc tới ở đoạn văntrước. đó là thông tin cũ đã biết mà người nói nhắc lại để bắt đầu thông báomới của mình. Phần báo là thông tin mới mà người nói muốn nói về Hài(dương xuân mà không biết cái sướng của người lúc đương xuân).2.1.2. Tiêu chí về vai trò cú phápPhần nêu và phần báo đều là các thành phần chínhlàm nòng cốt củacâu, khả năng lược bỏ chỉ xảy ra đối với thành phần nêu khi văn cảnh và tìnhhuống giao tiếp cho phép. Trong câu, nếu khuyết một trong hai thành phầnnêu hoặc báo thì cấu trúc câu sẽ phá vỡ.Ta có thể dùng thao tác lược bỏ để kiểm nghiệm vai trò của chúngVí dụ: Bút này viết chữ rất đẹpNBNếu câu trên bỏ phần nêu? nếu chữ rất đẹpKhi đó người nghe sẽ không biết ai viết chữ rất đẹp, hay mực nào,bút nào viết chữ rất đẹp. Cấu trúc thông tin của câu bị phá vỡ vì phát ngônkhông có chủ đề thông báo.Hoặc bỏ phần báo:Bút này?thì cũng không còn là câu nữa, người nghe sẽ khôngbiết bút này thếnào làm sao, cấu trúc thông tin của câu cũng sẽ bị phá vỡ vì phát ngôn khôngcó nội dung thôngbao, không mang đặc trưng thông báo của chủ thể (bútnày)2.1.3. Tiêu chí về vị tríThông thường, phần nêu có vị trí đứng trước phần báo theo trật tựnêu báo. Đây là trật tự cố định, thể hiện cách nhân định của tư duy ở bìnhdiện cấu trúc. Nhưng trong thực tế nói năng ta có thể gặp những câu có trậttự báo nêu. Tác giả Nguyễn Minh Thuyết trong dẫn luận ngôn ngữ họccho rằng: Các phát ngôn mặc dù có cùng mổ hình cấu trúc cú pháp, cùngthành phần từ vựng, thậm chí cùng trật tự thành tố, nhưng xuất hiện trongnhững văn cảnh hay hoặc tình huống giao tiếp khác nhau thì mang nhữngnhiệm vụ thông báo khác nhau và do đó có sơ đồ nêu báo khác nhau(Nam thế nào?)Nam được giải nhấtNNam được giải nhấtNBB(Ai được giải nhất?)Nam được giải nhấtB(Nam được giải gì?)NNam được giải nhấtNB(Có tin gì mới không?) Nam được giải nhấtBTrong các ví dụ trên, phát ngôn một là loại phát ngôn nhằm thông báovề một sự vật. Nó trả lời cho câu hỏi. sự vật như thế nào (hoặc làm gì, làmsao?) phần nêu trong những phát ngôn loại này thương là danh từ đại dạnh từhay cụm danh từ, nhưng cũng có thể là động từ, tính từ, đại đại danh từ haycụm từ , cụm tính từ đượcdùng với ý nghĩa sự vật.Các phát ngôn hai và ba nhằm minh xác một tình huống. Tình huốngnày được diễn tả ở phần nêu bằng một cụm chủ vị hoặc động từ (cụm độngtừ)tính từ (cụm tính từ). Phần báo có tác dụng làm rõ những chi tiết của tìnhhuống ấy.Phát ngôn bốn nhằm thông báo về một việc, trả lời cho câu hỏi cóchuyện gì? Toàn bộ sự việc ấy là một tin tức mới cho nên phát ngôn chỉ cóphần báo, không có phần nêu.2.1.4. tiêu chí về dấu hiệu hình thức phân giới nêu báoDấu hiệu hình thức phân giới nêu báo được thể hiện bằng ngữ điệu,hư từ khả năng lược bỏ a. Ngũ điệuPhần báo thương được phát âm nhấn mạnh hơn phần nêuVí dụ : (nó đi đâu rồi?)- Nó đi Hà NộiTrong phát ngôn trên phần báo (Hà Nội) là tin mới nêu được phát âmnhấn mạnh hơn phần nêu (nó đi) là tin cu.b. Hư từ.Phần boá thường đượ đánh dâu bằng một số hư từ nhất định. Chẳnghạn trong tiếng việt, các hư từ sau đây thường boá hiệu sự bắt đầu của phầnbáo tiếng việt, các hư từ sau đây thường báo hiệu sự bắt đầu của phần báo.b1. Các trợ từ có tính chất nhấn mạnh như : chính, chỉ, ngay, cả đíchVí dụ:a. Nam lí sự với cả ba má nóNBb. Bà ấy không nhận ra chính đưa con gái mìnhNBc. Niềm vui đó chỉ kéo dài được hai ngàyNBd. Con người tệ bạc ấy nghi ngờ ngay chú ruột mìnhNBSau các trợ từ nhấn mạnh này thường là thông tin mới ứng với phầnbáo của phát ngôn. Phần nêu trong phát ngôn a,b và d là một cụm chủ vịcòn phần báolà cụm từ minh xác cho phầnnêu. Phần nêu 4 trong phát ngôn clà một danh từ, còn phần báo là một cụm động từb2. Từ là trog tiếng Việt vừa là động từ chỉ quan hệ đồng nhất vừa làquan hệ từ. Trong cấu trúc nêu = báo, từ là cũng là dấu hiệu phângiới phầnnêu và phần bó (trừ trường hợp nó đứng sau các trợ từ nhấn mạnh)Ví dụ:a. Quê hương là chùm khế ngọtN(Đỗ Trung Quân)Bb. Em là cô gái trong khung cửiN(Nguyễn Bính)Bc. Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong của nhân vật.NBd. Nhiều đêm thấy ta là thác đổN(Trịnh Công Sơn)Be. Văn học là nhân họcN(M.Gorki)NPhần báo trong các phát ngôn này được xuất hiện sau từ là có tácdụng giải thích cho phần nêu, làm sáng tỏ phần nêu.b3. Các phó từ chỉ thời thể hay chỉ sự tiếp diễn tương tự như đã, sẽđang cũng, vẫn, cử (trừ trường hợp chúng đứng sau các trợ từ nhân mạnhhoặc trọng âm rơi vào bộ phận khác trong phát ngôn)Để đánh dấu sự bắt đầu của thông báo, các phó từ chỉ thời thế xuấthiện ngay cả trong trường hợp phát ngôn đã có trạng ngữ chỉ thời gianVí dụ: Hôm qua cô ta đã đến với mặt không vuiNBNgoài ba mưới tuổi, thị Vân chưa có chồngNB(Chí Phèo Nam Cao) Tr56Ngày nào, Thị Nở cũng phả qua vườn nhà hắn hai ba lầnNBChí Phèo vẫn say nhìn và run run(Chí phèo Nam Cao) tr, 57(Chí phèo Nam Cao) tr, 59C. Khả năng lượcbỏPhần báo là phần không thể lược bỏ được, còn phần nêu có thể lược bỏnếu văn cảnh hay tình huống giao tiếp cho phép. Bởi trọng tâm của câu hỏi,của tình huống giao tiếp hay văn cảnh là hỏi về thông tin mới (phần báo) nếuphần này bị lượcbỏ thì cấu trúc tin bị phá vỡ, không đạt được hiệu quả giaotiếp. Bởi vậy có thể lược bỏ bất cứ thành phần nào của phát ngôn với điềukiện đó phải là phần chứa thông tin cũ.Ví dụ:Ta có phát ngôn hỏi sau đây- Bạn đến đây lúc mấy giờ?Có thể trả lời đầy đủ - Tôi đến đây lúc bốn rưỡiNHoặc bỏ phần nêu:BBốn rưỡiBNếu câu trên bỏ phần báo: Tôi đến đây lúc?Nthì thông tin của câu trả lời không có hiệu lực, không mang lại hiệu quả giaitiếpVí dụ 2:Lan đi Pháp bao giờ?có thể trả lời đầy đủNó đi tuần trướcNBHoặc ngắn gọn hơn:Tuần trướcBMà vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin cần đáp ứng, người nghe vẫn hiểuđược.d. Căn cứ để xác định nêu hoặc báo còn dựa vào sự trung lặp hoặctương liên về ý nghĩa sở chỉ với một thành phần của phát ngôn đứng trước.Phần nều của các phát ngôn thường biểu hiện qua ơhương thức lặp, đặc biệtlà lặp từ vựng. theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết phần nêu của một phátngôn thường biểu thị những sự vật, hiện tượng, tình huống đã được nhắc đếnhoặc có thể suy ra từ những phát ngôn trước đó bằng cách lặp lại tên thể hiệnliên kết chủ đề của văn bản.Ví dụ:Điền lại thấy hiện ra cái bóng dáng yêu kiều của những ngườiN1B1Đàn bà nhà nhã ngả mình trên những cái ghế xích đu nhún nhẩyNhững người ấy sẽ đọc văn điềm. Lòng họ đẹp thêm lên. Họ sẽ yêu ĐiềnN2B2NN3B3N4B4NHọ sẽ gửi cho điền những bức thư xinh xinh ướp nước hoaN5NB5Tất cả các phần nêu trong đoạnvăn trên đều làkết quả của hiện tượnglặp từ vựng, một trongnhững dạng thức để duy trì chủ đề của văn bản. Phầnnêu ở phát ngôn thú nhất (điền) là trên nhân vật đã được nhắc tới ở đoạn văntrước, đó là thông tin cũ trong cấu trúc thông báo của câu này. Phát ngôn thứhai lặp lại từ những người, điềnở phát ngôn thứ nhất. Đến lượt phát ngônthứ tư lại lặp từ họở phát ngôn thứ ba, lặp từ Điền ở phát ngôn thứ hai.Và phát ngôn cuối cùng lặp từ họvà từ Điền ở phát ngôn đi trướcPhần nêu của phát ngôn còn thể hiện qua phương thức thế nghĩa lànhững sự vật, hiện tượng, tính huống đã được nhắc đến hoặc suy ra từ nhữngphát ngôn trước đó thì ở các phát ngôn sau được thay thế bằng tên các đại từhay từu ngữ đồng nghĩa:Ví dụ: Chí Phèo vừa to mò nhìn những tàu lá chuối vừa đi xuống vườnNhưng hắn không vào cái túp lêu úp xúp mà ra thẳng bờ sông.Phần nêu ở phát ngôn một và hai đều chỉ chung một đối tượng là ChíPhèp. Nhưng phát ngôn hai tác giả không lặp lại tên gọi ấy mà thay thế bằngđại từ tương đương hắnMặt khắc, phần nêu của phát ngôn còn được thể hiện qua phép đôi,liên tưởng, nghĩa là những sự vật, hiện tượng, tình huống đã được nhắc đếnhoặc suy ra từ những phát ngôn trước đó thì các phát ngôn sau các tên gọi ấylại được thể hiện qua việc sử dụng những từ ngữ cùng trường nghĩa.ví dụ:Phần nêu của phát ngôn thú nhất được liên kết với đoạn văn trước đó(thì chuyện phù Đổng Thiên Vương). Phần nêu của phát ngôn hai và ba làcác từ cùng trường nghĩa (tráng sĩ ấy, người trai làng phù đổng) được lặp lạibằng cách thay đổi tên gọi khác. Tất cả các từ trang nam nhi, tráng sĩ ấyngười trai phù đồng đều chỉ một đối tượng là Thánh Gióng nhưng được thểhiện bằng các từ khác nhau và có cùng trường nghĩa gọi tên người anh hùngcó sức khoẻ phi thường. Các tên gọi khác nhau của cùng một đối tượng cúnglcăn cứ để xác lập phần nêu cho các phát ngôn đia sau:e. Một số cấu trúc cú pháp đặc biệt cũng giúp ta dễ nhận ra phần nêuphần báo và kiểuloại phát ngôn. ví dụ trong tiếng Việt, các phát ngôn có chủngữ đứng sau vị ngữ nội động từ như:Từ đằng cuối bãi tiến lại hai chú bélà những phát ngôn chỉ có phần báo mà không có phần nêuMở đầu tập cỏ dại Tô Hoài viết:có tiếng guốc lạch cạch ngoài ngõvì là mở đầu diến ngôn nên cấu trúc thông tin của câu này chỉ gồm phần báo(cái mới), phần nêu (cái cho săn) là toàn bộ tình huống phi lời khi viết câuđó.