Pharkanton usa là thuốc gì

Pharmaton là thuốc bổ dùng khi tình trạng cơ thể kiệt sức, mệt mỏi và thiếu hụt dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vậy Pharmaton dùng như thế nào và có tác dụng phụ gì không? Hãy cùng YouMed tìm hiểu cụ thể về thuốc bổ này nhé!

1. Thành phần của Pharmaton là gì?

Pharmaton có các dạng khác nhau như: viên nang Pharmaton cho người lớn, hoặc siro Pharmaton Kiddi cho trẻ em.

  • Viên nang Pharmaton chứa tinh chất nhân sâm tiêu chuẩn hóa G115, điều chỉnh đến 4% ginsenosid (từ rễ của nhân sâm Panax ginseng C.A. Meyer); các vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin PP và các khoáng chất như Calci, Kali, Đồng, Mangan, Sắt, Magie, Kẽm, Dimethylaminoethanol hydrogentartrate;…
  • Si-rô Pharmaton Kiddi bổ sung các vitamin, acid amin thiết yếu cho trẻ như Can-xi, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin D3, vitamin E, vitamin PP…

2. Pharmaton được dùng trong trường hợp nào?

2.1 Viên nang Pharmaton

Dùng trong các trường hợp:

  • Kiệt sức, stress, mệt mỏi, cảm giác yếu sức và giảm khả năng tập trung trí lực cũng như giảm tỉnh táo tinh thần.
  • Mất cân bằng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như ở người cao tuổi hoặc do chế độ ăn kiêng, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn và suy nhược do các bệnh cấp hoặc mãn tính, bao gồm cả giai đoạn phẫu thuật và dưỡng bệnh.

>> Xem thêm: Y học thường thức: Suy dinh dưỡng

Pharkanton usa là thuốc gì
Thuốc Pharmaton dạng viên nang mềm.

2.2 Siro Pharmaton Kiddi

Thuốc có thể được sử dụng trong các trường hợp như:

  • Đáp ứng nhu cầu gia tăng về các vitamin và acid amin thiết yếu Iysin, đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng của trẻ.
  • Điều trị hay phòng ngừa thiếu vitamin, như ăn kiêng nghiêm ngặt, thời kỳ dưỡng bệnh, giảm ngon miệng, sau ốm, nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật.

3. Nên uống thuốc Pharmaton khi nào?

3.1 Viên nang Pharmaton

Liều dùng cho người lớn là 1 viên nang mỗi ngày. Nên uống thuốc cùng thức ăn, thích hợp nhất là bữa sáng.

Thông tin cho người bệnh đái tháo đường: 1 viên nang mỗi ngày chứa 10mg carbohydrat. Vì vậy người bị đái tháo đường cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc này.

3.2 Siro Pharmaton Kiddi

  • Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: 7,5 mL mỗi ngày.
  • Trẻ tuổi đi học và thanh thiếu niên: 15 mL mỗi ngày.

Nên uống siro trong bữa sáng hoặc trưa. Siro có thể được pha loãng với nước hoặc thức ăn. Bạn hãy lắc kỹ thuốc trước khi dùng.

Thông tin cho người bệnh đái tháo đường: mỗi liều 15 mL chứa 3,6 g carbohydrat.

Pharkanton usa là thuốc gì
Siro có thể đục và không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

4. Chống chỉ định của thuốc Pharmaton

Chống chỉ định trong những trường hợp bệnh di truyền hiếm gặp khiến cơ thể không tương thích với bất kỳ thành phần nào của thuốc:

  • Người bị rối loạn chuyển hóa can-xi (tăng can-xi máu, tăng can-xi niệu).
  • Thừa vitamin A (đối với viên nang) hoặc vitamin D.
  • Người bệnh suy thận, sỏi can-xi thận.
  • Trong thời gian điều trị với retinoid (đối với viên nang).
  • Trong thời gian điều trị với vitamin D.
  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phenylketon niệu (đối với siro).
  • Tiền sử dị ứng đậu tương hoặc lạc (đối với viên nang).

>> Xem thêm: Dị ứng thuốc có thực sự nguy hiểm không?

5. Khi dùng Pharmaton có cảnh báo và thận trọng đặc biệt gì không?

Dạng viên nang Pharmaton: liều đề nghị tối đa mỗi ngày có chứa 26 mg lactose. Nếu bạn mắc bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose thì không nên dùng thuốc. Thuốc còn chứa một số tá dược có thể gây dị ứng.

Dạng siro Pharmaton Kiddi: liều đề nghị tối đa mỗi ngày (15 mL) có chứa 2,6 g sorbitol. Nếu trẻ mắc bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose thì không nên dùng thuốc.

6. Pharmaton có thể tương tác với những thuốc nào?

Viên nang Pharmaton tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc chống đông đường uống (ví dụ: warfarin), với kháng sinh nhóm tetracyclin (tetracyclin, doxyclin, minocyclin), vitamin B6 và L-dopa. Còn siro Pharmaton Kiddi tương tác với L-Dopa.

7. Pharmaton có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thai kỳ và cho con bú hay không?

Chưa có nghiên cứu đối chứng ở phụ nữ có thai và cho con bú cũng như trên khả năng sinh sản của người. Vì vậy, Pharmaton chỉ được sử dụng khi bác sĩ đã cân nhắc kỹ lợi ích so với nguy cơ.

8. Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng Pharmaton?

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải khi dùng thuốc như:

  • Hệ miễn dịch: quá mẫn.
  • Hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt.
  • Đường tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
  • Da và mô dưới da: phát ban, ngứa.

9. Trường hợp dùng quá liều Pharmaton sẽ bị gì?

Sử dụng hàng ngày một lượng lớn (tương đương 25 viên đối với vitamin A và 5 viên cho vitamin D hoặc 75 mL siro) trong thời gian dài có thể gây các triệu chứng độc tính mãn tính như buồn nôn, đau đầu, buồn ngủ và tiêu chảy. Dùng liều cao hơn có thể gặp các triệu chứng độc cấp tính. Khi khẩn cấp hoặc quá liều, hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí.

10. Pharmaton nên được bảo quản như thế nào?

Thuốc nên được bảo quản dưới 30ºC, nơi khô ráo và tránh ánh sáng. Bảo quản nơi an toàn xa tầm tay trẻ em.

Tuy Pharmaton là một loại thuốc bổ giúp cơ thể khỏe mạnh nhưng việc sử dụng thuốc cũng cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, bạn hãy liên hệ ngay bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn.

Thuốc Pharmaton thuốc gì? có thể thấy rằng thuốc Pharmaton là một loại thuốc dùng để điều trị các chứng bệnh như mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, mất đề kháng. Công dụng và và cách sử sụng thuốc Pharmaton như nào là hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại thuốc Pharmaton này.

1. Tác dụng của thuốc Pharmaton là gì

Tên gốc của thuốc Pharmaton mỗi viên: chiết xuất vhân sâm G115 pharmaton tiêu chuẩn hóa điều chỉnh đến 4% nhân sâm 40mg, vit C 60mg, vit E 10mg, vit PP 18mg, beta caroten 2mg, vit D 200 đơn vị quốc tế, vit B1 1,4mg, vit B2 1,6mg, vit B6 2mg, axit folic 0,2mg, biotin 0,15mg, vit B12 1mcg, Ca 100mg, Mg 40mg, Fe 10mg, Zn 1mg, Cu 0,5mg, Se 0,05mg.

Pharkanton usa là thuốc gì

Thuốc Pharmaton thường được sử dụng trong quá trình và những trường hợp kiệt sức do căng thẳng, mệt mỏi, cảm giác yếu sức, giảm tập trung trí lực, giảm tỉnh táo tinh thần, dinh dưỡng mất cân bằng hoặc thiếu hụt do tuổi cao hoặc ăn kiêng, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn và suy nhược do bệnh cấp hoặc mạn tính, bao gồm giai đoạn phẫu thuật và dưỡng bệnh.

2. Cách sử dụng Pharmaton hiệu quả nhất

Liều dùng tốt nhất khi sử dụng thuốc Pharmaton

  •  Dùng 2 viên thuốc Pharmaton mỗi ngày, nên sử dụng thuốc Pharmaton sáng và trưa trong vòng 2 đến 3 tuần đầu. Sau đó 1 viên thuốc Pharmaton mỗi ngày vào buổi sáng;
  • Tuyệt đối không được nhai thuốc Pharmaton, uống nguyên viên cùng với nước;
  •  Bạn có thể cắt viên thuốc Pharmaton ra và trộn với một ít mứt, mật ong hay ăn trước khi uống trong những trường hợp thuốc khó uống.

Những đối tượng câm chỉ định với thuốc Pharmaton

  • Những người bị mắc chứng suy thận và sỏi thận không nên sử dụng thuốc Pharmaton;
  • Những người đang điều trị với retimoid như điều trị mụn hay thuốc kháng viêm tuyệt đối không sử dụng thuốc Pharmaton;
  •  Những người mắc bệnh chứng rối loạn chuyển hóa canxi như tăng canxi huyết hay tăng caxi niệu cũng không nên sử dụng thuốc Pharmaton;
  • Những người bị quá liều với vitamin D hoặc vitamin A hay những bệnh nhân đang phải dùng các loại thuốc khác có chứa vitamin D hoặc vitamin A;
  •  Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Pharmaton. Vì thừa vitamin có tác dụng có hại đến thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ;
  •  Không nên sử dụng thuốc Pharmaton kèm với các loại đồ ăn thức uống có chứa hang lượng lớn vitamin A;
  •  Những bệnh nhân nhạy cảm với các thành phần của thuốc.

3. Tác dụng phụ của thuốc Pharmaton

Pharkanton usa là thuốc gì

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Pharmaton

Thuốc Pharmaton có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Quá mẫn;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Phát ban, ngứa.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thầy cô cao đẳng Dược TPHCM trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp.