Phép phân tích và tổng hợp là gì cho ví dụ

Phép phân tích và tổng hợp là gì cho ví dụ

1. Lý thuyết

- Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.

- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

2. Ví dụ:

Đoạn văn sử dụng phép phân tích và tổng hợp:

“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Phép phân tích và tổng hợp ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài học giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.

I. Phép lập luận phân tích là gì?

Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

II. Phép lập luận tổng hợp là gì?

Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoậc toàn bộ văn bản.

III. Đọc hiểu

1. Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề trang phục đẹp và văn hoá.

Hai luận điểm chính trong văn bản là:

  • Vấn đề văn hoá trong trang phục.
  • Vấn đề các quy tắc bất thành văn buộc mọi người tuân theo.

Tác giả đã dùng phép lập luận phân tích để rút ra hai luận điểm trên. Cụ thể, tác giả nêu ra các hiện tượng về cách ăn mặc.

  • Hiện tượng 1: … thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người. Hiện tượng này nêu lên vấn đề cần ăn mặc chỉnh tề và đồng bộ.
  • Hiện tượng 2: … Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phang tắp… Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc quần áo loè loẹt, nói cười oang oang.
  • Hiện tượng 3: Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức. Cái đẹp bao giò cũng đi liền với cái giản dị.

2. Sau khi đã nêu một số biểu hiện: những quy tắc ngầm về trang phục, bài viết đã dùng phép tổng hợp để chốt lại vấn đề: Ăn mặc ra sao củng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội.

Từ việc tổng hợp các quy tắc ăn mặc, tác giả chốt lại vấn đề trang phục đẹp. Đó phải là trang phục đáp ứng được ba yêu cầu, ba quy tắc đã nêu: Thế mới biết, trang phục hợp vần hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.

Phép lập luận tổng hợp này thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài.

Xem thêm Luyện tập phân tích và tổng hợp – Ngữ

văn lớp 9 tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Trong văn bản Bàn về đọc sách, tác giả Chu Quang Tiềm đã làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” bằng cách trình bày các luận cứ theo một thứ tự hợp lô-gíc. Cụ thể:

  • Học vấn là công việc của toàn nhân loại (luận cứ 1).
  • Học vấn được lưu truyền cho đời sau là nhò sách (luận cứ 2).
  • Sách chứa đựng những học vấn quý báu của nhân loại (luận cứ 3).
  • Nếu không đọc sách, sẽ không tạo được điểm xuất phát vững chắc (luận cứ 4).
  • Nếu xoá bỏ sách sẽ trở thành những kẻ lạc hậu (luận cứ 5).

2. Tác giả Chu Quang Tiềm đã phân tích những lí do phải chọn sách đọc như sau:

  • Đọc không cần nhiều nhưng, phải tinh và kĩ.
  • Sách có nhiều loại (sách thường thức, sách chuyên môn), phải có sự chọn lựa.
  • Các loại sách ấy có liên quan với nhau.

3. Tầm quan trọng của cách đọc sách đã được tác giả Chu Quang Tiềm phân tích như sau:

  • Không đọc thì không có điểm xuất phát cao về sách, là những cột mốc trên đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
  • Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức: đem kinh nghiệm tư tưởng của nhân loại mấy nghìn năm mà ôn lại.
  • Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc xuể.
  • Đọc ít mà kĩ quan trọng hơn đọc nhiều mà qua loa không lợi ích gì.

4. Phân tích có vai trò vô cùng quan trọng trong lập luận vì:

  • Phân tích là phương pháp chia nhỏ đối tứợng để xem xét từng phần, từng phương diện, rồi sau tổng hợp lại.
  • Phân tích là phương pháp khám phá nội dung, ý nghĩa ẩn kín của đối tượng bằng nhiều cách: so sánh, đối chiếu đối tượng với các đối tượng tương đồng hay khác biệt, xem xét mối liên hệ giữa các bộ phận của đối tượng với nhau, tìm ra nguyên nhân, dự đoán hậu quả của nó.

I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp

  • Sách giáo khoa (tập 2 – trang 9)
  • Phân tích văn bản:

+Quy tắc ăn mặc đồng bộ về chỉnh tề (văn hóa)

+Ăn mặc phải phù hợp hoàn cảnh riêng/ chung/ xã hội

+Ăn mặc phải phù hợp đạo đức

  • Trang phục đẹp, hợp văn hóa, môi trường, đạo đức
  • Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng
  • Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích

*Lưu ý: không có phân tích thì không có tổng hợp. Vị trí của tổng hợp thường ở cuối đoạn/ cuối bài, ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.

  1. Cách thức, phương pháp phân tích và tổng hợp

- Phân tích

+ “Truyện Kiều” là một kiệt tác: Nội dung và hình thức nghệ thuật

+Hiện tượng nói tục, chửi bậy ở một bộ phận giới trẻ:

  • Thực trạng -> nguyên nhân -> giải pháp

+Khó khăn, thiếu thốn của người lính trong “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Nhớ” (Nguyên Hồng)

+Với những giá trị nhân đạo to lớn và sâu sắc, với những thành công xuất sắc về nghệ thuật “Truyện Kiều” của Nguyễn Du xứng đáng là kiệt tác số một

+Qua các tác phẩm:

Lão Hạc (Nam Cao)

Tắt đèn (Ngô Tất Tố)

Làng (Kim Lân)

  • Khắc họa rõ nét, đầy đủ về hình tượng nông dân Việt Nam
  • II. Luyện tập

Bài 1. Đọc hiểu đoạn trích và xác định phép lập luận và chỉ ra cách thức lập luận

- Nguyên nhân quan trọng nhất (mấu chốt) của sự thành đạt

+Các nguyên nhân: gặp thời hoàn cảnh bức bách, có điều kiện, tài năng trời cho => nguyên nhân khách quan khác nguyên nhân chủ quan (mấu chốt)

+Phân tích chi tiết:

Gặp thời -> gặp may, có cơ hội nhưng chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội qua đi

Hoàn cảnh bức bách nhưng có kẻ mải chơi, ăn diện nên kết quả bình thường

Có tài năng nhưng ở khả năng tiềm tàng, không phát huy cũng thui chột

Bài 2. Phối hợp các phương pháp phân tích trong phép lập luận phân tích và tổng hợp

Phân tích hai câu thơ:

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

+Khía cạnh thứ ba của bức trang mùa xuân: âm thanh

+Trong “Cảnh ngày xuân” (Nguyễn Du): con én khác với chim chiền chiện (gần gũi trong đời sống, mới trong thơ)

+Từ “hót vang trời” gợi tả âm thanh vang vọng, náo nức, tươi vui

+Từ gọi hỏi “ơi” từ để hỏi “hót chi mà” diễn tả niềm sau sưa trước vẻ đẹp mùa xuân, sự hòa nhập trọn vẹn vào mùa xuân đẹp đất nước

  • Như vậy, hai câu thơ trên đã góp phần hoàn thiên bức tranh mùa xuân tươi đẹp, giàu sức sống và rộn ràng của đất nước