Phó giáo sư tiến sĩ tiếng nhật là gì năm 2024

Mỗi đất nước có những tiêu chuẩn về chức danh Khoa học khác nhau. Ở Hàn Quốc và ở Nhật Bản, chức danh Giáo sư (GS) (Professor) hay Phó Giáo sư (PGS) (Associate Professor) được xem là một vị trí trong việc tuyển dụng. Ví dụ, trường Đại học của họ cần tuyển một vị trí PGS hay GS gì đó, thì họ sẽ thông báo tuyển dụng. Một trong những người bạn của mình là người Mỹ, giảng dạy tiếng Anh bên Nhật nhiều năm, chỉ có bằng Thạc sĩ, nhưng khi anh này được tuyển dụng vào vị trí đó, thì anh tự động được xem là PGS của trường, mà không nhất thiết phải có bằng Tiến sĩ hay có bao nhiêu công trình khoa học. Trong trường hợp của mình cũng vậy, vào năm 2014, khi được tuyển vào giảng dạy ở môt trong những trường Đại học ở Hàn Quốc với vị trí Assistant Professor, dưới Phó Giáo sư, mình cũng được cấp Visa Giáo sư khi sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, những chức danh này chỉ ở với mình khi mình đang làm việc tại trường đó, không có giá trị suốt đời.

Ở bên Australia, chức danh PGS hay GS là rất rất khó. Các chức danh này chỉ dành riêng cho một vài người trong vị trí lãnh đạo. Nếu vị trí đó đã có người rồi thì sẽ không có người được phong thêm nữa mà phải chờ cho đến khi một trong những GS hay PGS kia nghỉ hưu, hay chuyển đi trường khác thì mới có bổ nhiệm mới. Dù cho các người khác có giỏi đến đâu cũng không đươc phong. Như vậy việc phong chức danh của họ khó, không phải do vì tiêu chuẩn của họ quá khó, nhưng là vì muc đích phong tặng của họ khác với VN. Do đó không nên lấy cái khó đó để nói rằng ở VN quá dễ vì mục đích phong Hàm của hai nơi là khác nhau. Ở Australia, hệ thống xét tiêu chuẩn về PGS (Associate Professor) hay GS (Professor) có thể khác nhau. Có nghĩa là GS không nhất thiết phải qua PGS như ở VN. Tiêu chuẩn trở thành PGS đôi khi lại phức tạp hơn cả GS (Prof. Andrew Lian). Nhưng dù có khó cách mấy đi nữa thì các chức danh này của họ cũng chỉ giới hạn trong trường Đại học nơi họ công tác. Khi đi khỏi trường, thì chức danh đó cũng sẽ ra đi theo.

Ở Mỹ cũng tương tự như vậy, các chức danh này rất khó đạt được và tất cả phải dựa trên công trình nghiên cứu khoa học, số lượng các bài bào khoa học đăng trên các tạp chí có chỉ số khoa học cao. Các chức danh PGS và GS cũng là các vị trí tuyển dụng trong các trường Đại học. Điều này cũng có nghĩa là rời khỏi trường là rời khỏi chức danh. Tuy nhiên, do các vị được phong các chức danh này thuộc hạng siêu giỏi, nên họ vẫn được mọi người xem là GS hay PGS khi họ rời khỏi trường.

Phó giáo sư tiến sĩ tiếng nhật là gì năm 2024
Ở Trung Quốc thì PGS hay GS sẽ có “đầy đường”. Những người học chung chương trình Tiến sĩ với mình, dù mới chỉ là Thạc sĩ, nhưng hầu hết đều có PGS. Thậm chí, có 1 người lớn tuổi, chỉ có bằng cử nhân, nhưng đang dạy ở 1 trường Đại học, đã có chức danh GS rồi. Mình hỏi ra mới biết là chức danh PGS của họ là do tỉnh công nhận, còn GS do nhà nước công nhận. Nhưng điều kiện của họ để được phong chức danh chắc chắn là khác với VN mình. Một trong những điều kiện ở VN là phải có bằng tiến sĩ. Ai nói VN có nhiều chức danh GS và PGS nhất là sai, Trung Quốc hơn mình rất nhiều. Họ vừa nhiều hơn về số lượng lẫn nhiều hơn tính bình quân trên dân số (đầu người).

Ở Thái Lan thì khá giống với ở VN mình. Tức là chức danh do nhà nước cấp. Họ có 3 cấp bậc chức danh: Assistant professor, Associate Professor, và Professor. Dĩ nhiên, trước chức danh khoa học, họ cũng có vị trí Giảng viên như VN. Họ cũng dựa vào công trình nghiên cứu khoa học để phong chức danh. Và khi chức danh được phong, thì sẽ có giá trị cả đời.

Ở Việt Nam mình có những vị trí như: Giảng viên, Giảng viên chính, GV Cao cấp, PGS, và GS. Chức danh hay Học Hàm PGS và GS được xem là Chức danh Khoa học. Vị trí GV và GV chính chỉ cần có bằng Thạc sĩ trở lên. Sau khi được nhận vào làm Giáo viên cơ hữu, hay biên chế ở một trường Đại học, họ có đủ 3 tín chỉ (1) Triết học, (2) Ngoại ngữ (chứng chỉ B (cũ), hoặc B2), (3) và chứng chỉ Dạy học Đại học, họ sẽ được nhà trường ra quyết định là Giảng viên. Còn vị trí GV chính thì phải thi theo biên chế nhà nước hàng năm, và cũng phải có một số điều kiện. GV Cao cấp cũng vậy, phải đạt một số điều kiện và phải thi theo biên chế nhà nước. Và để đạt đến vị trí GV Cao cấp, thì ứng viên sẽ phải mất nhiều năm mới có thể đạt được, (có thể mười mấy hai mươi năm). Tuy nhiên, khi một người đã đạt chức danh PGS, thì người này đương nhiên trở thành GV cao cấp. Ngạch lương nhảy lên trên 6 chấm. Điều này có nghĩa rằng, nếu không lên PGS thì mình cần làm công việc giảng dạy trong khoảng 20 năm nữa mới có thể đạt tới ngạch này, vì cứ 3 năm mới lên được một bậc là 0.33.

Phó giáo sư tiến sĩ tiếng nhật là gì năm 2024
Điều kiện để trở thành PGS ở VN là (1) sau khi có bằng Tiến sĩ 3 năm, (2) đạt thâm niên giảng dạy Đại học 6 năm, (3) Thực hiện ít nhất 2 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hoặc một đề tài cấp bộ, (4) điểm bài báo khoa học ít nhất là 3 điểm, và 3 năm cuối là 1.5 điểm, (5) hướng dẫn thành công ít nhất là 2 Thạc sĩ (đã bảo vệ luận văn và đã có bằng Thạc sĩ), hoặc hướng dẫn thành công 1 Nghiên cứu sinh đã bảo vệ luận án tiến sĩ thành công. Tổng số điểm khoa học ít nhất phải đạt 6 điểm. Và điều kiện trở thành GS là gấp đôi PGS tính từ sau khi nhận Chức Danh PGS, có nghĩa là tính lại từ đầu. Khác với nhiều nước khác, chức danh PGS hay GS ở VN sẽ là chức danh suốt đời vì được Nhà nước phong tặng. Điều này thật là tuyệt đúng không các bạn? Chính thức được phong tặng là nhà Khoa học của VN.

Theo kinh nghiệm, mặc dù số điểm khoa học là 6 thì có thể đạt chức danh PGS, nhưng nếu ai chỉ đạt từ 6 – 8 điểm thì chưa nên làm hồ sơ vội, sẽ dễ bị rớt, vì công trình khoa học còn ít. Chưa đủ đẳng cấp của chức danh PGS. Về cá nhân của mình, điểm của mình được hơn gấp đôi (15) nên ở trong ngưỡng cửa an toàn.

Ứng viên cũng nên thường xuyên tham gia các Hội thảo quốc tế, đăng bài trong kỷ yếu, và tham gia các đề án của nhà nước hoặc của Bộ GD, để Hội đồng có thể thấy mình có tiềm năng làm Nghiên cứu khoa học, có công trình khoa học nổi trội. Hoặc tham gia nghiên cứu với tổ chức quốc tế… Như vậy Hội đồng cảm thấy dễ dàng công nhận chức danh cho mình.

Ngoài ra, đăng các bài báo khoa học trên các Tạp chí Quốc tế là rất quan trọng, đặc biệt là các tạp chí trong tiêu chuẩn ISI hoặc SCI, SCIE, hoăc Scopus. Vì khi được đăng các bài báo khoa học trong các tạp chí này thì mình đã cho Hội đồng Khoa học nhà nước thấy rằng mình đã có đẳng cấp quốc tế, được quốc tế công nhận thì ở VN chắc chắn sẽ công nhận. Bản thân mình cũng có đươc ít nhất một bài trong đây và 2 bài trong các tạp chí quốc tế khác.

Khi mình đã chuẩn bị cho mình đầy đủ, và cho Hội đồng thấy đẳng cấp quốc tế của mình, thì Hội đồng nhà nước sẽ sẵn sàng công nhận chức danh cho mình.

Phó giáo sư tiến sĩ tiếng nhật là gì năm 2024
Có nhiều bài viết trên mạng xã hội hay nói những điều không tốt về việc phong Chức Danh PGS hay GS của Việt Nam. Nhưng mọi người cũng nên xem lại điều này. Tiêu chuẩn xét Chức danh Khoa học của mỗi nước là khác nhau, và dĩ nhiên giá trị cũng khác nhau. Một số người thường nhất định phải lấy tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ, Australia, hay Canada để đòi đo lường với chất lượng của VN. Điều này là không phù hợp. Xét cho cùng, những người trong các đất nước này, đã có quá lợi thế về tiếng của họ là Tiếng Anh. Bài viết của họ không gặp nhiều khó khăn trong ngôn ngữ, trong khi các nhà Khoa học của VN và các nước Châu Á, nếu viết bài báo khoa học bằng tiếng Việt, tiếng Hoa, hay tiếng Thái, thì lại không được coi là quốc tế, trong khi bài báo của những người bản ngữ thì tự nhiên được xem là quốc tế, là có giá là sao? Giá trị Khoa học không phải nằm trong ngôn ngữ mà là trong phương pháp và kết quả nghiên cứu. Như vậy trong trường hợp khi một bài nghiên cứu Khoa học có giá trị khoa học cao, nhưng viết bằng tiếng Việt thì “thằng” Quốc tế nào sẽ đo lường, sẽ công nhận? Họ chưa công nhận là do họ không đọc và viết được tiếng Việt, chứ không phải bài báo khoa học đó không có giá trị khoa học chỉ vì viết bằng tiếng Việt. Xét về điều này, các nhà Khoa học người Việt và người Châu Á đều “lỗ”.

Nói tóm lại, mỗi đất nước có mỗi tiêu chuẩn công nhận chức danh Khoa học khác nhau. Ví dụ, không thể lấy chức danh của Australia để qui cho các nhà Khoa học VN, vì mục đích về phong chức danh của họ là để phục vụ cho mục đích quản lý, còn mục đích phong hàm ở VN là khác.

Người ta hay so sánh việc phong Hàm của VN với các nước khác với suy nghĩ rằng người Tây giỏi hơn vì tiêu chuẩn của họ khó hơn. Người nào giỏi là bản chất của người ta giỏi, chứ không phải người ta đến từ đất nước nào. Ở Việt Nam, mặc dù bằng cấp là quan trọng (nước nào bằng cấp mà không quan trọng?), nhưng ở mức độ học vị cao, kiến thức được đo lường bằng tổng số công trình nghiên cứu, cộng với tổng số lượng bài báo khoa học mà người đó công bố trên các tạp chí Khoa học. Điều này có thể cho người ta nhìn thấy đẳng cấp Khoa học của mình. Không thể nói mình giỏi mà mình chẳng chịu đọc sách, không thể nói mình giỏi mà mình chẳng chịu nghiên cứu và công bố kết quả khoa học. Trong công việc tuyển dụng cũng vậy, người ta nhìn vào CV của mình xem mình đã công bố được bao nhiêu bài báo khoa học rồi. Do đó, việc nghiên cứu Khoa học là việc sống còn của các GV Đại học.

Phó giáo sư tiến sĩ trong tiếng Anh là gì?

Phó giáo sư tiến sỹ (Associate Professors Doctor) dùng để chỉ một người nhưng kiêm giữ hai chức danh học hàm (academic-rank) và học vị (degree). Sự khác biệt giữa Giáo sư (professor) và Tiến sỹ (doctor): - professor: giáo sư - học hàm được phong tặng cho người làm công tác giáo dục và trực tiếp giảng dạy.

Giáo sư và tiến sĩ ai cao hơn?

Theo đó, giáo sư là một học hàm, là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm. Mặt khác, tiến sĩ là học vị cao nhất trong giáo dục đại học.

Giáo sư trong tiếng Nhật là gì?

  1. Ngoài việc dùng để chỉ những người làm nghề dạy học trong nhà trường, SENSEI trong tiếng Nhật cũng là cách gọi thể hiện sự kính trọng đối với những người dạy thứ gì đó hay những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Bác sĩ nằm trong số những chuyên gia đó nên bạn gọi họ là SENSEI.

Phó Giáo sư tiến sĩ viết tắt là gì?

Học hàm Phó giáo sư: Assoc. Prof (viết tắt của chữ Associate Professor). Học hàm Giáo sư: Prof. (viết tắt của chữ Professor).