Phụ nữ cho con bú có nên đi đám ma

Ngày đăng: 30/05/2020 - 10:34 AM Người đăng: Admin Lượt xem: 21446 Lượt xem

Bé đang ngoan ngoãn, nhưng chợt quấy khóc trong đêm như bị ai trêu. Gia đình chợt nhận ra bữa trước có người trong gia đình đi đám về. Kể từ đó bé quấy và gào khóc rất thương. Liệu có phải do người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc do không được hở lửa, đốt vía? Hiện tượng này sẽ được lý giải cụ thể ra sao ở cả hai khía cạnh khoa học và tâm linh.

 

Phụ nữ cho con bú có nên đi đám ma

Người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc

 HIỆN TƯỢNG TRẺ QUẤY KHÓC KHI NGƯỜI NHÀ ĐI ĐÁM MA VỀ

Khi gia đình có trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thì trong quá trình nuôi con thơ có khá nhiều điều cấm kỵ được truyền miệng lại từ thời xa xưa cho tới nay. Trong số đó đặc biệt việc cấm kỵ khi phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh được xuất ở đám ma. Bởi điều này sẽ không tốt cho người mẹ, đứa bé trong bụng và trẻ sơ sinh.

Tiếp đến là người thân trong gia đình đi đám ma về nhà mà không hơi lửa, đốt vía trước khi vào nhà. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến phần khí trong gia đình. Cũng như việc xuất hiện tượng người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc không ngừng, không ai có thể dỗ được.

Bởi điều này không chỉ diễn ra ở 1 vài bé, mà là trường hợp số nhiều, đa số. Vậy nên hiện tượng này cũng khiến nhiều nhà khoa học dành thời gian nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.

Ngoài ra, hiện tượng này cũng được cha ông ta từ xa xưa có lời giải thích về tâm linh như sau:

  • Giải thích và lý giải theo các nhà khoa học

Theo các nhà khoa học hiện đại giải thích hiện tượng khi người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc như sau: Ở đám ma thường có nhiều hơi lạnh, sự lạnh lẽo này được cho rằng chúng toát ra từ người chết, khi ion dương trong cơ thể không còn, chỉ còn ion âm khiến cơ thể người mất trở nên lạnh dần. Và khí lạnh này sẽ toát ra khỏi cơ thể. Đây chính là điều kiện môi trường thuận lợi để các vi khuẩn nấm mốc thuận lợi phát triển và tấn công gây bệnh.

Phụ nữ cho con bú có nên đi đám ma

Đối với những người có sức đề kháng kém, đề kháng chưa thật sự phát triển tốt như phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh thì sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, dễ ốm. Đó chính là lý do khiến bé khó chịu trong người và trở nên quấy khóc.

Cũng có trường hợp trẻ nhỏ được bố mẹ dắt theo tới đám ma và cũng quấy khóc. Điều này có được giải thích theo một khía cạnh khác. Trẻ còn nhỏ tâm lý chưa vững vàng, tại đám ma thì khá đông người tham dự từ khách khứa cho đến bên dịch vụ hỗ trợ, ngoài ra trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng tâm lý bởi tiếng kèn kéo tại tang lễ.

  • Giải thích theo tâm linh được truyền lại từ thời cha ông ta

Còn theo quan điểm giải thích của ông bà ta thì ở đám ma không khi u uất, chính là nơi nhiều âm khí tụ lại. Và theo tâm linh người ta cho rằng vong linh người mất, hoặc những hồn ma vất vưởng gần đó sẽ đi theo trẻ em, trêu đùa chúng khiến những đứa trẻ sơ sinh quấy khóc.

Vì vậy có thể nói rằng việc người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc do được cho rằng là hành động gián tiếp dẫn đường chỉ lối cho ma quỷ về nhà mình. Do đó, người thân trong gia đình có trẻ nhỏ cũng hạn chế đi đám ma. Hoặc trường hợp phải đi cũng nên biết một vài tiếp nhỏ để việc này không diễn ra tiếp.

=> Xem thêm: Nghi lễ tổ chức tang lễ Phật giáo tại đây

  • Đốt vía trước khi bước vào nhà ngay sau khi đi đám ma về

Đây là cách thức mà ông bà ta đã chỉ dạy, dặn dò chúng ta từ đời này qua đời khác. Nhưng đối với từng vùng miền mà cách thức đốt vía có đôi chút khác. Có những địa phương đốt vía khi đi đám về họ chỉ đơn giản dùng giấy đốt lửa hơ qua người hoặc nhảy qua 3 lần là được hoặc có nơi thì nam phải nhảy qua 7 cái, nữ thì nhảy chín cái, miệng nhẩm “vía dữ thì đi, còn vía lành ở lại” để tránh ma quỷ bám theo ở lại làm quấy khóc trẻ nhỏ.

Phụ nữ cho con bú có nên đi đám ma

Ngoài ra, cũng có những địa phương khác với phong tục, truyền thống của họ trong việc này cầu kỳ hơn là đốt một chậu than hoa nhỏ trong đó được đốt thêm vỏ bưởi hoặc quả bồ kết. Làm ấm cơ thể bằng cách pha nước trà khô hoặc tươi để tắm. Làm ấm cơ thể bằng cách uống trà gừng trước khi tiếp xúc với trẻ nhỏ. Bởi khi đi đám ma khí lạnh tích tụ nhiều, thì cách làm ấm cơ thể cũng là một cách tốt để làm tinh thần tỉnh táo hơn. Tinh dầu tràm hoặc xả đều rất tốt, bởi nó có tính chất khử khuẩn và làm nóng cơ thể.

Phụ nữ cho con bú có nên đi đám ma

Hiện tượng người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc tuy đã được lý giải mặt khoa học tuy nhiên có kiêng có lành. Tuy có thể không phải hiện tượng này do ma quỷ khiến cho con trẻ quấy khóc thế nhưng việc tránh, hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ khi đám ma về là việc nên làm. Giúp trẻ tránh được những virus, mầm bệnh để trẻ có thể phát triển, ngủ đủ giấc, hay ăn chóng lớn.

=> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong tâm linh mà bạn nên biết

Phụ nữ cho con bú có nên đi đám ma
Người đi đám ma về nhà thì trẻ quấy khóc là sao (điềm báo gì)

Trẻ con thường khá nhạy cảm, những gia đình có con nhỏ điều có nhiêu kiêng cự để bảo vệ con cái khỏi những điềm báo, năng lượng xấu. Nhiều nhà có con nhỏ vẫn thường thắc mắc tại sao người nhà đi đám ma về trẻ quấy khóc dữ dội hoặc nhà có đám tang có nên đi thăm trẻ sơ sinh hay không. Với những thắc mắc này, chúng ta có nhiều cách để giải thích. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức về những điều điều kiêng kỵ để chăm sóc con cẩn thận hơn.

  1. Tại sao trẻ quấy khóc khi có người đi đám ma về?,

Sau đám tang không nên làm gì? Theo quan niệm nhân gian đám tang là nơi có không khí trầm lặng, khá nặng nề, có nhiều âm khí dễ ảnh hưởng những người vía yếu như trẻ con. Vì vậy,  chúng tôi khuyên các bạn không nên đi thăm trẻ con, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bởi trẻ sơ sinh còn non nớt, hồn vía còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi những vía nặng, năng lượng tiêu cực, năng lượng xấu, khiến trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm. Nếu bạn là người có con nhỏ, hoặc gia đình có con nhỏ dưới 1 tuổi nên hạn chế đi đám tang, theo kinh nghiệm dân gian thì việc bạn đi đám tang có thể sẽ mang những năng lượng xấu về nhà.

Tương tự, dân gian cũng có nhiều quan niệm về việc những người có vết thương hở hoặc đang ốm đau không nên đi đám tang vì dễ làm vết thương, bệnh tình nặng thêm. Và những người này cũng không nên đến thăm trẻ nhỏ vì sẽ đem năng lượng tiêu cực của bệnh tật làm trẻ dễ bị ảnh hưởng, dễ ốm. Vậy phụ nữ có kinh nguyệt có đi đám ma được không? Theo nhiều quan niệm, phụ nữ có kinh nguyệt không nên đi đám tang vì dễ bị nhiễm khí lạnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.  Nhưng những người có kinh thăm trẻ sơ sinh vẫn không cần nhiều kiênh kị, bở thực tế sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trên đây là những quan niệm dân gian truyền lại về vấn đề những ai không nên đi đám ma và thăm trẻ sơ sinh sau đám ma. Tuy nhiên, đây là những quan niệm, kinh nghiệm dân gian truyền lại mà không có cơ sở khoa học nên nhiều người vẫn còn bán tín bán nghi. Vậy theo có sở khoa học, tại sao những người sau khi đi đám ma về thăm trẻ khiến trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc không ngừng?

Theo khoa học thì ở đám ma thường có nhiều hơi lạnh, đám ma tập trung đông người,  để lâu ngày dễ có các loại nấm, vi khuẩn phát triển mà sức khỏe, sức đề kháng của các bà mẹ sơ sinh và  miễn dịch của trẻ em còn yếu nên dễ bị nhiễm lạng, dễ ốm nếu tiếp xúc với đám ma hoặc người đi đmá ma về. Hơn nữa, đám ma thường có không khí nặng nề, tang thương, buồn bã có thể khiến cho trẻ em và người mẹ bị ảnh hưởng tâm trạng do tâm lý sau sinh sản phụ nhạy cảm, dễ xúc động và trẻ em do còn nhỏ dễ hoảng sợ bởi những tiếng động, âm thanh lớn.

Vì vậy, theo cả quan niệm dân gian và cơ sở khoa học, thì nhà có trẻ sơ sinh không nên đi đám ma, nếu có đi đám ma thì nên hạn chế tiếp xúc với trẻ con, phụ nữ sau sinh. Nếu phải tiếp xúc hoặc các bà mẹ có con nhỏ đi đám tang nên thực hiện các cách đốt vía, loại bỏ năng lượng xấu trước khi tiếp xúc với trẻ con.

Theo quan niệm dân gian, Sau khi đám ma về bạn nên đốt vía để nhẹ vía hơn rồi mới tiếp xúc với trẻ con, tùy vào từng nơi mà việc xông đốt vía thực hiện bằng những cách khác nhau.  Sau đây là cách làm hết hơi lạnh sau khi đi đám ma, loại bỏ khí xấu bạn có thể tham khảm:

–  Thực hiện xông hơi bằng lửa đốt vía: có nơi chỉ cần dùng lửa hơ qua người khi bước vào nhà hoặc bước qua đống lửa và đọc câu chú, nam 7 lần, nữ 9 lần. Điều này còn tùy thuộc vào tục lệ của mỗi địa phương.

– Thực hiện đốt vía bằng cách nước: người đi đám ma về nên tắm rửa sạch sẽ để nhẹ vía, loại bỏ những năng lượng xấu, vi khuẩn. Bởi sau khi đám ma về, quần áo thường bị ám hơi lạnh, khí xấu hoặc những mầm mống vi khuẩn gây bệnh nên bạn cần tắm rử thay quần áo và giặt bộ đồ đã mang đi đám tang thật sạch.

– Nhiều nơi thực hiện việc đốt vía, loại bỏ năng lượng xấu sau khi đi đám ma về bằng cách làm ấm cơ thể. Sau khi tắm xong, người ta xoa dầu gió, tinh dầu hoặc rượu gừng, tỏi xoa lên có thể để làm ấm cơ thể, bài trừ âm khí, sát khuẩn.

Trên đây là một số cách đốt vía được truyền lại theo dân gian bạn có thể thực hiện sau khi đi đám ma về. Đồng thời, một số người thắc mắc khi đi đám ma nên mang theo gì thì được nhiều người khuyên là nên mang theo tỏi để tránh tà khí.

Sau khi thực hiện các cách đốt vía, loại bỏ âm khí trên người bạn cũng không nên tiếp xúc với trẻ con ngày mà nên để sau một thời gian ngắn rồi mới tiếp xúc với trẻ con.

 >>Điềm báo về động vật. Chuột kêu ban đêm là dấu hiệu báo điềm gì

  1. Những người không được đi thăm trẻ sơ sinh.

Có nhiều trường hợp trẻ đang rất ngoan nhưng sau khi tiếp xúc với một số người đến thăm trẻ bỗng dưng thay đổi trở nên quấy phá, trẻ khóc ngặt nghẽo vào ban đêm khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Theo quan niệm dân gian, có nhiều người vía nặng nên khi tiếp xúc với trẻ con vía yếu khiến trẻ bị át vía, ảnh hưởng năng lượng xấu dẫn đến trẻ quấy khóc nhiều do khó chịu. Vì vậy, nhiều gia đình có quan niệm “có thừo có thiêng, có kiêng có lành” nên bạn hãy hạn chế đến thăm trẻ con nếu có vía nặng. Vậy làm sao để biết vía nặng và những ai không nên đến thăm trẻ sơ sinh? Sau đây là một số chia sẻ bạn có thể tham khảo:

  • Những người đi đám tang về không nên đến thăm trẻ như đã chia sẽ ở trên. Hoặc đang có bầu mà nhà có tang thì nên giữ ấm cơ thể, tắm rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi đầy đủ để hạn chế những ảnh hưởng xấu. Nếu đang có con nhỏ mà xung quanh hàng xóm có đám mà thì cũng không nên cho bé đi đám ma.
  • Người đau ốm, bệnh tật dai dẳng cũng không nên đi thăm trẻ sơ sinh vì dễ gây ảnh hưởng không tốt, lây nhiễm đến trẻ do sức đề kháng trẻ còn yếu.

Bên cạnh đó, việc nuôi con nhỏ cần chú ý một số điều như sau:

  • Khi đưa bé ra ngoài chơi hoặc đi đường thì cần chấm ít nhọ nồi hoặc son đỏ lên tráng bé, thoa dầu cho bé, mang theo tỏi hoặc con dao để tránh tà khí hoặc vía dũe đi theo bé. Đây là cách mà nhiều người thường dùng khi đưa trẻ ra ngoài theo quan niệm của dân gian. Nếu phải ra ngoài nên hạn chế đi ban đêm khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu đi ban đêm nên làm các cách vừa chia sẽ và che mặt trẻ lại, không để lộ mặt trẻ hoặc giữ cho trẻ không khóc khi đi giữa đường.
  • Khi trẻ khóc nhiều về đêm, quấy phá, dỗ mãi không nín: theo quan niệm dân gian cho rằng đó là do trẻ vía nặng nên bị khóc dạ đề. Lúc này, hãy để trên đầu giường hoặc dưới gầm giường của trẻ một con dao cũ để hạn chế.

– Khi người lạ khen bé cần chú ý tránh những lời khen quá nhiệt tình như khen đẹp, mập, ốm,… dễ làm bé lười ăn, ốm đau, giảm câm.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ con tránh nặng vía, vía xấu theo quan niệm dân gian, còn theo khoa học, việc trẻ em khóc, quấy phá, lười ăn là do trẻ có sức đề kháng yếu. Miễn dịch không tốt dễ bị những khí lạnh, năng lượng xấu xâm nhập gây bất an, khó chịu dẫn đến bé quấy khóc nhiều vào ban đêm. Vì khi miễn dịch yếu thì năng lượng co thể yếu nếu gặp phải hơi người lạ khiến năng lượng của bé bị thay đổi, mất trạng thái cân bằng nên bé khó chịu, không muốn ngủ và lười ăn.