Phương pháp miêu tả Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều chủ yếu là

Chị em Thúy KiềuI. Vị trí đoạn trích: Từ câu 15 – 38.II. Kết cấu đoạn trích: 4 phần+ Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều. ( Chân dung chungcủa hai chị em)+ Bốn câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân.+ Mười hai câu còn lại: gợi tả vẻ đẹp thuý Kiều.+ Bốn câu cuối: nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.III: Giá trị nội dung và nghệ thuật:* Nội dung: Khắc hoạ rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thuý Kiều, ca ngợivẻ đẹp, tài năng và dự cảm về số phận nhân vật, đặc biệt là kiếp người tài hoa bạcmệnh của Thuý Kiều.* Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp ước lệ - lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bậtvẻ đẹp của con người. Nhà văn không miêu tả chi tiết cụ thể mà chủ yếu là tả đểgợi. Sử dụng biện pháp đòn bẩy làm nổi bật hình ảnh Thuý Kiều.* Giải nghĩa từ ngữ:- Tố Nga: chỉ người con gái đẹp.- Mai cốt cách: cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh tao. Tuyết tinh thần: tinhthần của tuyết trắng và trong sạch. Câu này ý nói cả hai chị em đều duyên dáng,thanh cao, trong trắng.- Khuôn trăng đầy đặn: gương mặt đầy đặn như trăng tròn; nét ngài nở nang: ýnói lông mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt đẹp. Câu thơ nhằm gợi tả vẻ đẹp phúc hậucủa Thúy Vân. Thành ngữ Tiếng Việt có câu “mắt phượng mày ngài”.- Đoan trang: nghiêm trang, đứng đắn (chỉ nói về người phụ nữ)…- Làn thu thuỷ: làn nước mùa thu; nét xuân sơn: nét núi mùa xuân. Cả câu thơ ýnói mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu, lông mày đẹp thanh thoát như nét núimùa xuân.- Nghiêng nước nghiêng thành: lấy ý ở một câu chữ Hán, có nghĩa là: ngoảnhlại nhìn một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước ngườita bị nghiêng ngả. Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho ngườita say mê đến nỗi mất thành, mất nước.IV. Đề Tập làm văn:*Đề 1: Phân tích đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”.1. Mở bài: Nguyễn Du là một thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổicủa ông gắn liền với tác phẩm “Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trungđại Việt Nam. Truyện Kiều là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạngnghiệm khắc về cái ác, cái xấu trong xã hội - một tập đại thành của nghệ thuật vănchương. Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nhận vật, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnhcao chói lọi nhất trong lịch sử tiểu thuyết bằng thơ trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”đả thể hiện được trọn vẹn vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh của hai chị em Thúy kiều.Chỉ bằng 24 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã miêu tả cả tài, sắc và đức hạnh của haichị em Kiều với tất cả lòng quý mến, trân trọng của nhà thơ.a- Bốn câu đầu:Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã giới thiệu chung về vị trí, thứ bậc và đánhgiá khái quát về hai Kiều:“ Đầu lòng hai ả tố nga,Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”Lời thơ ngắn gọn, súc tích, với phương thức tự sự gói gọn trong 14 chữ nhàthơ đã giới thiệu chúng ta biết đầy đủ thông tin về hai Kiều. Đó là hai người congái đầu lòng của gia đình họ Vương. Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân. Cách giớithiệu theo đúng trình tự chị trước, em sau. Việc sử dụng kết hợp các đại từ nhânxưng “ ả, chị, em” với danh từ riêng “Thuý Kiều, Thuý Vân”, giữa từ thuần Việtvới từ Hán – Việt khiến cho lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa trang trọng. Tuy lời thơchỉ đơn thuần giới thiệu vị trí, thứ bậc hai cô gái nhưng đã giúp người đọc cảmnhận được vẻ đẹp của hai nàng. Qua hai từ “ tố nga” ta biết đây là hai cô gái đẹp.Nhân vật chưa xuất hiện nhưng vẻ đẹp đã ngời sáng, tỏa rạng như ánh trăng rằm.Đến câu thơ sau nhà thơ tập trung miêu tả vẻ đẹp chung của hai nàng“Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.Bằng bút pháp miêu tả qua hai hình ảnh ước lệ, ẩn dụ, thiên tài Nguyễn Du đãphác hoạ vẻ đẹp toàn mĩ trong cốt cách và phẩm hạnh của hai chị em. “ Mai, tuyết”vốn là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời được so sánh với vẻ đẹp củahai nàng, Qua đó ta thấy cả hai Kiều đều có cốt cách yểu điệu, duyên dáng, mềmmại như mai; tâm hồn, phẩm hạnh thanh cao, trắng trong như tuyết. Đó là vẻ đẹphoàn mĩ từ hình thức đến tâm hồn, phẩm giá. Biểu tượng thiên nhiên “ mai”,“tuyết” đã tôn vẻ đẹp của hai chị em lên đến độ toàn bích trong cách nói kiệm lời,cô đúc của thi sĩ. Từ việc gợi tả khái quát vẻ đẹp chung của hai người con gái, ôngđã khẳng định:“Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười”Với cách ngắt nhịp 4/4, nghệ thuật tiểu đối, cách sử dụng thành ngữ TiếngViệt (mười phân vẹn mười) và phương thức biểu đạt biểu cảm, tác giả đã khẳngđịnh cả hai đều là những trang tuyệt sắc giai nhân. Lời khen của thi nhân chia đềucho cả Kiều và Vân. Nhưng nét bút lại muốn đậm nhạt “ mỗi người một vẻ”, vì thế,những lời thơ tiếp theo, thi sĩ đã tập trung rọi sáng chân dung của từng người.2/ Mười sáu câu tiếp theo: Nguyễn Du khắc hoạ cụ thể hai bức chân dungThuý Vân và Thuý Kiều.a/ Thuý Vân- người con gái phúc hậu, đoan trang:*Nhan sắc: Bốn câu thơ đầu là bức tranh gợi tả nhan sắc của Thúy Vân. Đó là mộttrang giai nhân tuyệt sắc. Khi giới thiệu về thứ bậc trong gia đình, Nguyễn Du đãviết: “Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân”. Lẽ thường bao giờ cũng vậy, đặc biệttrong xã hội phong kiến khi mà mọi lễ nghi phải đúng theo quy tắc. Nhưng ở đâythì khác, tác giả muốn muốn đặt vấn đề đường nét, màu sắc đậm nhạt lên hàng đầunên đã không tuân thủ điều này. Vì vậy, nét bút đầu tiên thi sĩ đã dành cho ThuýVân nét bút khái quát vẻ đẹp của nàng:“Vân xem trang trọng khác vời”Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của giai nhân.Từ HánViệt “ trang trọng” gợi cảm nhận chung về vẻ đẹp của Thúy Vân. Đó là vẻ đẹpThuý Vân, đó là vẻ đẹp cao sang, quý phái. Nhưng vẻ đẹp của Vân khác với vẻđẹp của những cô gái khác. Vẻ “trang trọng” của nàng có nét riêng. Từ thuần Việt“ khác vời” gợi tả vẻ đẹp vượt lên, trội hẳn và khó lẫn. Từ lời nhận xét chung đó,Nguyễn Du tiếp tục phác hoạ những nét cụ thể hơn.“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nangHoa cười ngọc thốt đoan trang.Có thể thấy bút pháp ước lệ tượng trưng được sử dụng vô cùng hiệu quả khi gợitả nhan sắc của Thúy Vân. “Khuôn trăng”, “nét ngài” là hai hình ảnh ước lệ giúpngười đọc thấy được Thúy Vân có khuôn mặt phúc hậu, tròn trịa, tươi sáng nhưtrăng rằm, lông mày sắc nét, đậm như con ngài. Khuôn mặt như đẹp hơn, rạng rỡvà tươi sáng hơn khi Thuý Vân cười. “ Hoa cười” là hình ảnh có sức gợi một nụcười tươi tắn, rạng rỡ như cánh hoa mới nở. Đó không chỉ là sự tươi tắn của nụcười mà còn là sự tươi tắn của khuôn mặt, của nhan sắc giai nhân.Vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Thuý Vân còn bộc lộ trong ngôn ngữ, lời nói củanàng. Mỗi khi Thuý Vân “thốt” ra thì âm thanh nghe nhẹ nhàng, trong trẻo như“ngọc” vậy. Động từ “thốt” thể hiện cách nói năng của nàng rất đúng mực…Điềunày phù hợp với tính cách của nhân vật. Vẻ đẹp của Thuý Vân có cái bằng nhưngcũng có cái hơn thiên nhiên, tạo hoá:“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”Nguyễn Du đã dùng nghệ thuật so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp của TV. Mái tóccủa Vân óng ả, bồng bềnh, mềm mại hơn cả mây. Làn da của nàng mịn màng, trắngsáng hơn cả tuyết. Nguyễn Du đã mượn những hình ảnh đẹp đẽ tinh khôi của thiênnhiên đất trời để so sánh với vẻ đẹp của nàng, có cái bằng và có cái hơn. Nhưng vẻđẹp đó lại tạo nên một sự hoà hợp với thế giới xung quanh. Với vẻ đẹp ấy, thiênnhiên sẵn sàng chấp nhận chịu “thua”, chịu “nhường”. Nghệ thuật nhân hoá khiếnthiên nhiên như có hình thể và tính cách như con người.=>Rõ ràng, Thuý Vân đẹp - một vẻ đẹp khá sắc nét nhưng vẫn hồn hậu, thuỳ mị.Vẻ đẹp viên mãn ấy như lọt giữa đường của cái chân và cái thiện. Đó là vẻ đẹprất dễ chiếm được cảm tình. Nó trong trẻo như suối đầu nguồn, như trăng đầutháng. Tất cả ngôn từ như đều muốn làm nổi bật điều này. Nó nhất quán trongphạm trù chuẩn mực, ai cũng chấp nhận, kể cả khuôn phép lễ giáo và sự tuyệt đốicủa thiên nhiên.* Tính cách: Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã giúp người đọc cảm nhận đượcchân dung của TV. Qua bức chân dung ấy ta còn thấy được tính cách của nàng. Đólà một cô gái đoan trang, thùy mị.* Số phận: Đặc biệt bức chân dung ấy còn có sức gợi liên tưởng đến số phận củaThúy Vân. Các từ “ đầy đặn”, “ nở nang” sử dụng thật giản dị nhưng sức diễn tảlại rất lớn. Nó không chỉ gợi tả sự đầy đặn, nở nang trong nhan sắc mà đây còn làsự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, của cuộc đời nàngHai từ “ thua”, “ nhường” khi miêu tả nhan sắc TV được sử dụng rất tinh diệu.Nó vừa đặc tả vẻ đẹp, vừa thể hiện sự dự cảm của Nguyễn Du về số phận của nàng– một số phận, một cuộc đời bình lặng, êm ả... Nàng sinh ra dường như là đểhưởng cuộc sống phong lưu, an nhàn, phú quý.=> Với bốn dòng thơ thôi vậy mà cũng đủ vẽ lên một sắc đẹp tươi tắn, trẻtrung, kiều diễm của một cô gái đang độ trăng tròn. Qua bức chân dung đó ta cảmnhận được vẻ đẹp tính cách và số phận của nhân vật. TV có nhan sắc sang trọng,đoan trang, quý phái, tính cách thùy mị, số phận phong lưu, an nhàn, suôn sẻ.Bức chân dung ấy đã phần nào thể hiện được con mắt nhìn người sâu sắc vànghệ thuật miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du.b/ Thuý Kiều- một giai nhân tài sắc vẹn toàn:Mặc dù tả Thuý Vân khá kĩ lưỡng nhưng Nguyễn Du vẫn còn chỗ dành choThuý Kiều. Cái chỗ ấy chiếm một khoảng không gian không lớn nhưng rất quantrọng. Đến đây, chúng ta mới hiểu rõ vì sao tác giả lại tả cô em trước, cô chị sau.Thì ra tả Vân mục đích là làm nổi bật Kiều:‘Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơn”Nhà thơ dùng nghệ thuật so sánh, đòn bẩy, nghệ thuật “tả khách hình chủ”(mượn khách để nói chủ, mượn Vân để tả Kiều). Với nghệ thật đó, Thuý Vân trởthành điểm tựa để chân dung Thuý Kiều nổi lên, trội hẳn. Thuý vân đã được tả nhưmột cô gái đẹp hoàn hảo, đằm thắm nhưng chưa đến mức mặn mà, thông tuệnhưng chưa phải là sắc sảo. Vẻ đẹp của Thuý kiều vượt lên trên cái hoàn hảo ấy đểtrở thành cái đẹp tuyệt mĩ, toàn bích. Chính phó từ “càng” đã khẳng định điều đó.Kiều không chỉ sắc sảo mặn mà trong hình sắc mà còn sắc sảo về trí tuệ và “ mặnmà” trong tình cảm, trong tình người. Và chính cái đẹp sắc sảo, mặn mà đó mới làcái đẹp tuyệt đỉnh của người con gái. Một chữ “mặn mà” thật đúng với con ngườiThuý kiều biết bao!* Nhan sắc:Khác với Thuý Vân, khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du khôngliệt kê, không miêu tả chi tiết, cụ thể. Ngòi bút của ông chỉ ngưng đọng ở đôi mắt –một đôi mắt hoàn mĩ:“ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”Đôi mắt ấy đẹp như một bức tranh, long lanh, trong sáng như làn nướcmùa thu gợn sóng. Nó không chỉ đẹp, có sức cuốn hút mãnh liệt mà nó còn có tình,ẩn chứa một sự tinh anh trong tâm hồn và trí truệ. Như vậy, khi miêu tả chân dungThuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ gợi tả “sắc” mà còn thể hiện cái “tình” củanàng. Đôi mắt ấy lại ẩn dưới lớp lông mày thanh tú, tươi tắn như dáng núi mùaxuân. Sự kết hợp tuyệt diệu đó càng làm cho vẻ đẹp của Thuý Kiều thêm hài hoà,kiều diễm hơn nhiều phần. Cũng là nét ngài nhưng thay cho “nét ngài nở nang” làsự mơn mởn của “nét xuân sơn”. Để rồi “sơn” đi với “thuỷ” thật là hữu tình.Những hình ảnh trong trẻo mỹ lệ của thiên nhiên dưới hình thức nghệ thuật ẩn dụ,ước lệ, tượng trưng, tiểu đối được sử dụng tuyệt vời như đúc lại vẻ đẹp của giainhân trong câu thơ sáu chữ để rồi mở rộng hơn, nâng cao hơn vẻ đẹp ấy đến tộtđỉnh trong một so sánh khái quát:“ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”- Với Thuý Vân – một người con gái có vẻ đep đoan trang, phúc hậu, có tính chấtthung dung điềm đạm, thiên nhiên sẵn sàng “thua” và “ nhường” còn vẻ đẹp củaKiều khiến cho hoa cũng phải “ghen”, liễu cũng phải “ hờn”, hay nói cách khácnhìn vẻ đẹp của Thuý Kiều thiên nhiên, tạo hoá nhận ra khuyết điểm của mình, đểrồi mặc cảm với chính mình. Từ đó mới nảy sinh thái độ ghen ghét, đố kị. Nghệthuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tiểu đối được sử dụng một cách tài tình khiến chotính chất đố kị của thiên nhiên với vẻ đẹp của Kiều càng tăng thêm gấp bội.- Với việc sử dụng thành ngữ Tiếng Việt và điển cố văn học “Một hai nghiêngnước nghiêng thành”, Nguyễn Du đã khẳng định: Kiều có một vẻ đẹp tuyệt thếgiai nhân, trên đời không ai sánh bằng (Sắc đành đòi một – nhan sắc thì chỉ có mộtmình kiều mà thôi). Nhan sắc của Thuý Kiều rõ ràng thuộc đẳng cấp khác, ở bênkia của giới hạn thông thường.* Tài năng: Kiều không chỉ đẹp mà còn là một cô gái thông minh và rất mực tàihoa. Nguyễn Du đề cao sắc đẹp của Kiều nhưng ông chỉ miêu tả sắc đẹp trong bacâu thơ, trong khi đó lại dành tới sáu câu thơ để nói về tài năng của nàng. Phảichăng đó là một dụng ý nghệ thuật của ông. Nếu như khi nói về Thuý Vân, nhà thơchỉ miêu tả nhan sắc thì với Thuý Kiều ông lại rất chú trọng đến tài năng . Sáu câuthơ liên tiếp miêu tả tài năng trên mọi phương diện của nàng :" Thông minh vốn sẵn tính trờiPha nghề thi họa đủ mùi ca ngâmCung thương làu bậc ngũ âmNghề riêng ắn đứt hồ cầm một chươngKhúc nhà tay lựa nên chương.Một thiên tài bạc mệnh lại càng não nhân”.Kiều là một cô gái " thông minh vốn sẵn tính trời", đó là một trí thông minhthiên bẩm - một quà tặng của tạo hóa. Không chỉ thông minh, Thúy Kiều còn rấtnhiều tài năng. Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, một người con gái có tàinăng phải giỏi “ cầm, kì, thi, hoạ” ( đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh). Kiều đãđạt đến mức lý tưởng ấy. Nàng có một tài năng hiếm có, một năng khiếu trời.Những chữ “ pha nghề”, “ đủ mùi”, “lầu”, “ ăn đứt”, “nghề riêng”, “khúc nhà”đã nói đã khẳng định tài của Kiều là toàn diện, tài nào cũng tuyệt đỉnh. Đặc biệt sởtrường hơn người của nàng là đánh đàn: “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”.Nàng còn giỏi nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc nhạc bạc mệnh ai nghecũng buồn thảm. Với vẻ đẹp và tài năng ây, nhà thơ đã khẳng định: “ Sắc đànhđòi một, tài đành hoạ hai”-> Dùng 6 câu thơ để nói về cái tài chính là Nguyễn Du muốn nhấn mạnh thêmcái sắc đẹp của Thuý Kiều. Đó là vẻ đẹp hoàn mĩ, toàn bích.* Tình: Tả sắc, kể tài là để gợi cái tình. Kiều không chỉ có một vẻ đẹp mặn mà,tài năng thiên bẩm mà còn có một tâm hồn đa sâu đa cảm. Bởi vậy không ngẫunhiên mà Nguyễn Du là đặc tả đôi mắt của nàng. Và đôi mắt của Thúy Kiều khôngchỉ đẹp mà đó còn là một đôi mắt có hồn. Đôi mắt của một con người đa sầu, đacảm.- Sự đa cảm của Kiều còn được thể hiện ngay trong khúc " Bạc mệnh" của nàng.Cung đàn mà Kiều sáng tác ấy chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đasầu, đa cảm, là tiếng nói nội tâm sâu sắc... Điều đó không những chứng tỏ cái“tài” mà còn thể hiện cái “tình” của nàng đối với cuộc đời.c. Đánh giá nâng cao: Chỉ trong 12 câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã ca ngợi vàkhẳng định một nhan sắc mặn mà, một tài năng hiếm có, một cái tình đằm thắm.Tất cả đều đạt đến mức tuyệt mĩ. Tạo hóa đã ban tặng cho nàng quá nhiều mà ở đờivốn có lẽ công bằng, ca dao đã từng nói :"Một vừa phải ai ơiTài tình chi lắm cho trời đất ghen".Bản thân Nguyễn Du cũng đã từng quan niệm : "Chữ tài chữ mệnh khéo làghét nhau ; Chữ tài liền với chữ tai một vần". Vậy mà dưới ngòi bút của NguyễnDu, vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sắc – tài – tình. Một lần nữa, chúng ta lạithấy nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du tuyệt vời đến mức nào. Chỉ vớihai chữ “ghen”, “hờn” vậy thôi mà vừa gợi tả được vẻ đẹp tuyệt mĩ của ThuýKiều lại vừa dự báo được tương lai, số phận, cuộc đời của nàng. Đó là một sốphận không yên ổn, lênh đênh chìm nổi trong gió bụi cuộc đời. Ở đây, NguyễnDu đã lồng sự linh cảm đó trong nét bút tài hoa gợi tả nhan sắc của Kiều. Hình nhưmột số phận bạc bẽo, éo le đã dành sẵn trước cho Thuý Kiều.- Khẳng định tài năng NT của ND: Đoạn trích đã thể hiện bút pháp nghệ thuậtbậc thầy của ND trong việc khắc họa và xây nhân vật. Vẽ chân dung Thuý Kiềucũng như Thuý Vân, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng quenthuộc trong thơ Nôm thời Trung đại. Qua đó, chân dung mỗi nhân vật hiện lên rấtsống động, có hồn. Đặc biệt qua mỗi chân dung đó, người đọc cảm nhận đượctính cách và dự cảm số phận nhân vật.- Đoạn trích còn thể hiện thái độ trận trọng, ca ngợi của ND đối với người phụ nữtrong xã hội. Đó là sự thể hiện một phương diện của giá trị nhân đạo.Giáo sư Đặng Thanh Lê đã nhận xét: Nguyễn Du khắc hoạ chân dung ThuýKiều, Thuý Vân để “thể hiện khuynh hướng tâm lí hoá ngoại hình và hơn thế nữakhuynh hướng thân phận hoá phẩm cách nhân vật”.c/ Đến bốn câu thơ cuối, Nguyễn Du nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em:“Phong lưu rất mực hồng quần,Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.Êm đềm trướng rủ màn che,Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”Ở đây, ông đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ (Phong lưu rất mực hồngquần; Êm đềm trướng rủ màn che) để nhấn mạnh cuộc sống phong lưu, êm đềmcủa chị em Thuý Kiều. Họ đều đã “ xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Cái hay củacâu thơ này là ở cách sử dụng phối hợp các phụ âm một cách tài tình. Một câu thơmà thi sĩ đã dùng tới bốn phụ âm “x” ( xuân xanh xấp xỉ), hai phụ âm “t” ( tớituần), hai phụ âm “ c – k” (cập kê). Sự cộng hưởng của các phụ âm này trong mộtdòng thơ đã tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui, êm ấm củathiếu nữ phòng khuê. Với việc dùng một loạt từ Hán – Việt: “Phong lưu”, “hồngquần”, “cập kê” và thành ngữ Tiếng việt “trướng rủ màn che”, tác giả đã nhấnmạnh cả hai chị em đã đến tuổi yêu, tuổi lấy chồng. Mặc dù vậy, họ vẫn giữ đượcnền nếp gia đình:“ Êm đềm trướng rủ màn cheTường đông ong bướm đi về mặc ai”Sự đối lập giữa khát vọng và thái độ của chị em Thuý Kiều càng làm tăng thêmvẻ đẹp về đức hạnh của hai người, khiến ai cũng động lòng trắc ẩn.Tóm lại, đoạn thơ nói về “ chị em Thuý kiều” là một trong những đoạn thơ haynhất, đẹp nhất trong Truyện Kiều. Nó đã để lại cho người đọc biết bao rung cảmthẩm mĩ. Đoạn trích thể hiện một tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du.Ngôn ngữ cô đúc, lời thơ giàu cảm xúc. Các phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hoá,nghệ thuật đòn bẩy….được Nguyễn Du vận dụng một cách tài tình. Vì thế, dù ôngsử dụng ngôn ngữ hình ảnh ước lệ, tượng trưng, công thức nhưng bức chân dungcủa hai thiếu nữ Vân – Kiều vẫn hiện lên một cách cụ thể hấp dẫn, sinh động và cóhồn. Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng trân trọng, ngợi ca vẻđẹp con người là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo ở TruyệnKiều.