Quy chế phối hợp GIỮA nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường

  • [07/05/2022]
  • [07/05/2022]
  • [07/05/2022]
  • [28/04/2022]
  • [23/04/2022]
  • [02/03/2022]
  • [02/03/2022]
  • [02/03/2022]

  • [20/01/2019]
  • [28/08/2018]
  • [20/08/2018]
  • [27/04/2019]
  • [20/02/2019]
  • [01/04/2019]
  • [27/02/2019]
  • [09/12/2020]

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP

Giữa Nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường

Năm học: 2020-2021

Căn cứ hướng dẫn số 1186/HD-SGDĐT ngày 21 tháng 9 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2020-2021 đối với giáo dục Mầm non;

          Căn cứ vào hướng dẫn số 439/PGDĐT-NV ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Phòng Giáo dục  Đào tạo thành phố Cao Lãnh, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2020-2021;

Căn cứ số 153/KH-MNMN ngày 25 tháng 9 năm 2020 của trường Mầm non Mỹ Ngãi về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021,                                                                                       

Trường  Mầm non Mỹ Ngãi xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường năm học 2020-2021 cụ thể như sau:

I. Mục đích.

- Phát huy được sức mạnh của cộng đồng xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, cùng chung tay góp sức với nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục địa phương ngày càng đi lên.

          - Nâng cao chất lượng dạy và học, để phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng bền vững, góp phần nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mẫu giáo 5 tuổi, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 2 %, thừa cân béo phì 5%. Duy trì tốt tỷ lệ trẻ chuyên cần, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

- Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp Mẫu giáo đạt 100%.

- Duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đúng kế hoạch thời gian của xã.

          II. Kế hoạch phối hợp.

          * Giữa nhà trường với các tổ chức trong nhà trường.

                   1.  Giữa nhà trường với công đoàn cơ sở.

- Nhà  trường  và  BCH  Công  đoàn  cơ sở có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ vận động tổ chức phong trào quần chúng cán bộ công chức và người lao động trong nhà trường thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết và đường lối của Đảng,các chính sách, pháp luật của nhà nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của Sở Giáo dục Đào tạo, phòng Giáo dục Đào tạo và của nhà trường đề ra.

- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở tham gia quản lý trường học, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà trường, giải quyết kịp thời các kiến nghị  hợp pháp của đội ngũ cán bộ công chức trong nhà trường. Tập hợp các ý kiến của đoàn viên Công đoàn tham gia với chính quyền nhà trường.

- Công đoàn cơ sở động viên công đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, các hoạt động chuyên môn; kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Công đoàn tổ chức hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên công đoàn phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa; chăm lo sức khỏe và các điều kiện làm việc, nghỉ ngơi của đoàn viên, vận động, hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoá gia đình.  

- Nhà trường cùng Công đoàn phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn và hàng năm, cùng tổ chức triển khai thực hiện.

- Trước khi ban hành các bổ sung sửa đổi kế hoạch, chủ trương công tác của nhà trường, hoặc triển khai thực hiện về chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước mà có liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức thì nhà trường cần trao đổi thống nhất với công đoàn để cùng chỉ đạo thực hiện đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đội ngũ đoàn viên, giáo viên.

- Công  Đoàn cơ sở có trách nhiệm chỉ đạo quán triệt đến đội ngũ đoàn viên các văn bản pháp quy của nhà nước, động viên và tổ chức giáo dục đội ngũ nghiêm túc thực hiện, đồng thời giám sát việc thực hiện trong nhà trường.

- Đại diện của Công đoàn là thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, xét nâng lương và những vấn đề liên quan đến đội ngũ. Công đoàn có tráchnhiệm  cử  người có đủ thẩm quyền tham gia các hội đồng trên và các ban chỉ đạo của nhà trường.

- Nhà trường và Công đoàn phối hợp chặt chẽ để tổ chức phát động các phong trào thi đua nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương

- Hàng năm sau khi thống nhất với Công đoàn quyết định công bố nội dung thi đua, chế độ  khen thưởng. Công đoàn đề ra các biện pháp động viên phong trào thi đua, cùng với hội đồng thi đua hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua trong nhàtrường, đánh giá sơ kết, tổng kết, xét duyệt  khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành trường, đánh giá sơ kết, tổng kết, xét duyệt khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.

- Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động của ủy bankiểm tra, xem xét việc thực hiện các chế độ chính sách, định biên lao động, tiền lương, tiền thưởng. Khi phát hiện các vụ việc vi phạm các chế độ chính sách, quyền lợi hợp pháp của người lao động Công đoàn kiến nghị với nhà trường và các cấp có thẩm quyền nghiên cứu xử lý.

- Nhà trường và Công đoàn có trách nhiệm phối hợp giải quyết kịp thời các kiến nghị của đoàn viên công đoàn theo quy định của pháp luật.

- Nhà trường tạo điều kiện thực hiện các chế độ theo quy định của nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn cơ sở hoạt động.   

- Công Đoàn cơ sở mời lãnh đạo nhà trường dự họp theo định kỳ, để nghe báo cáo và ý kiến hoạt động của BCH Công đoàn.

- Trong các cuộc họp mỗi bên cần thông báo trước thời gian, nội dung và cung cấp những tài liệu, thông tin cần thiết để đóng góp, phát biểu, nhất là những vấn đề bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học, các hoạt động nổi bật theo chủ đề, trao đổi tình hình kiểm điểm sự phối hợp, giải quyết các công việc đã qua và những vấn đề mới phát sinh.

- Nhà trường có trách nhiệm thông tin cho Công đoàn biết các chủ trương hoạt động chuyên môn, các chính sách của ngành giáo dục đào tạo, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành. BCH Công đoàn mời đại diện lãnh đạo nhà trường dự họp các cuộc họp của BHC Công đoàn thông báo các chế độ chính sách liên quan đếnđội ngũ, kết quả các phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ đoàn viên Công đoàn. 

2. Giữa GVCN với CMHS và BGH

- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tới thăm hỏi động viên gia đình học sinh đối với cháu đi học chưa thường xuyên và nghỉ học từ 3 ngày trở lên không có lý do.

- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tuyên truyền các chủ trương đường lối của đảng [chú ý đến các văn bản liên quan đến giáo dục như: bộ chuẩn phát triển trẻ em, cách đánh giá trẻ, công tác phổ cập trẻ 5 tuổi...] nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân cùng quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.

- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch

thăm hỏi CMHS, thường xuyên giám sát đánh giá báo cáo lãnh đạo xã hàng tháng, học kỳ. Những trường hợp phức tạp Ban giám hiệu cùng Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với đại diện CMHS giải quyết.

* Phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương

1.- Đối với Đảng ủy và UBND xã Mỹ Ngãi

- Chỉ đạo đưa các nội dung hoạt động giáo dục mầm non vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

 - Đảng ủy và chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra việc chỉ đạo thực hiện nghị quyết, kế hoạch về công tác giáo dục ở từng ấp trong địa bàn xã.

- Các tổ chức đoàn thể, chính quyền ở địa phương thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá cụ thể của các hoạt động giáo dục trên địa bàn, có báo cáo hoạt động từng quý, năm lên cấp lãnh đạo xã.

2- Đối với tổ chức mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã

- Nhà  trường  phối  hợp chặt chẽ với mặt trận xã: Hội phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội  Nông dân, Đoàn thanh niên xã để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động huy động học sinh đến trường, tuyên truyền, vận động các bậc cha mẹ thực hiện việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chống học sinh bỏ học, giáo dục rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục lễ giáo  đạo đức cho học sinh. Có chính sách ưu tiên, động viên và khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Đẩy mạnh công tác khuyến học ở địa phương để khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn  đến trường.

- Vận động đoàn viên hội viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện, gắn phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ với các phong trào khác của Mặt trận và các đoàn thể nhằn huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành các cấp và quần chúng nhân dân tham gia.

3. Đối với trạm y tế xã Mỹ Ngãi

- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với  trạm y tế xã để triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm  trong trường.

          - Phối  hợp với Trạm y tế khám sức khỏe đinh kỳ cho các cháu vào đầu năm học, nhằm phát hiện bện điều trị kịp thời.

4. Đối với Hội Cha mẹ học sinh

- Nhà  trường  tạo điều kiện thuận cho Hội cha mẹ học sinh hoạt động và tổ chức

Đại hội mỗi năm 1 lần để đánh giá tình hình hoạt động của Hội trong năm cũ, đề ra kế hoạch hoạt động trong năm học mới và tổ chức bầu Ban đại diện CMHS của năm học.

          - Nhà  trường cùng Ban đại diện Hội CMHS tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ 3 lần/năm để thông báo tình hình học tập, chăm sóc nuôi dưỡng của học sinh và đưa ra giải pháp cùng phối hợp thực hiện.

          - Ban đại diện hội cha mẹ học sinh tổ chức hoạt động theo Điều lệ Hội CMHS do bộ GD&ĐT ban hành.

          - Phôi hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động trẻ đến trưởng, thực hiện đề án nâng cao chất lương giáo dục của địa phương và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

                   Trên đây là kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường năm học 2020-2021 của trường Mầm non Mỹ Ngãi./.

Video liên quan

Chủ Đề