Quy đổi điểm IELTS Học viện Ngoại giao 2022

Điều kiện tuyển thẳng học viện ngoại giao 2022

Hiện Học viện ngoại giao chưa công bố điều kiện tuyển thẳng năm học 2022, vậy quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo Điều kiện tuyển thẳng năm học 2021 dưới đây.

1. Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT:Dự kiến 5% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

2. Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh riêng của Học viện: Dự kiến 25% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành.

Học viện xét tuyển thẳng các đối tượng sau:

– Thí sinh có (1) Điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên; và (2) Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 7.0 trở lên, hoặc từ DELF-B2 trở lên.

– Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên (theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT Chuyên), hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia đáp ứng MỘT TRONG HAI điều kiện sau:

+ Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 5/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.8 trở lên.

+ Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 6.5 trở lên (hoặc từ DELF-B1 trở lên) và có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.

– Thí sinh là đối tượng trong đội tuyển tham dự Cuộc thi /Triển lãm/ Phát minh Khoa học kỹ thuật quốc tế do các Hội, Trường, các tổ chức cử hoặc lập đội tuyển có sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có Giấy chứng nhận đoạt giải trong các Cuộc thi /Triển lãm/ Phát minh Khoa học kỹ thuật quốc tế và các chứng nhận liên quan đến cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận; có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên; đã tốt nghiệp THPT năm 2021, có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Học viện Ngoại giao quy định.

Quy đổi điểm IELTS Học viện Ngoại giao 2022

3. Xét tuyển: Dự kiến 04 phương thức:

* Xét tuyển kết hợp Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (Dự kiến 30% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành)

Đối tượng: Thí sinh đáp ứng các điều kiện sau:

– Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 6.0 trở lên; hoặc từ DELF-B1 trở lên;

– Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.

* Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT (Dự kiến 8% tổng chỉ tiêu của mỗi ngành)

Thí sinh đáp ứng các điều kiện sau:

– Thuộc 01 trong các đối tượng:

+ Là học sinh trường THPT chuyên (theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT Chuyên), hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia.

+ Có tên trong danh sách tham gia kỳ thi HSG Quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của Học viện (Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp).

+ Có tên trong danh sách dự thi cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mà nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh đánh giá là phù hợp với môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện.

– Có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.

* Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT, Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Phỏng vấn đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam; hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam (Dự kiến 2% tổng chỉ tiêu xét tuyển của mỗi ngành)

Đối tượng: Thí sinh đáp ứng các điều kiện sau:

– Thuộc 01 trong các đối tượng:

+ Đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

+ Có thời gian học tập ở nước ngoài và ở Việt Nam, tốt nghiệp chương trình THPT ở Việt Nam.

– Có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS academic (hoặc tương đương) đạt từ 7.0 trở lên, hoặc từ DELF-B2 trở lên, hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác với mức điểm tương đương.

1. Về đào tạo

– Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao:

là một khoa truyền thống của Học viện. Khoa đã đào tạo hàng nghìn cán bộ đối ngoại có phẩm chất năng lực, trình độ lý luận, tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng trong mọi thời kỳ biến động của thế giới. Đội ngũ được đào tạo chuyên môn về chính trị quốc tế và ngoại giao Việt Nam công tác trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức quốc tế đã phát huy tốt vai trò cán bộ đối ngoại của đất nước ta. Nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, hệ thống gắn với thực tiễn của tình hình trong nước và thế giới đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bộ môn Lịch sử quan hệ quốc tế và Chính sách đối ngoại Việt Nam đã được nâng cấp thành Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao Việt Nam. Khoa là cơ sở duy nhất của đất nước đào tạo ngành quan hệ quốc tế trong một thời gian dài. Bước vào thời kỳ Đổi mới, Khoa đã có những cải cách quan trọng về chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng gắn đào tạo với thực tiễn cũng như cập nhật các xu hướng đổi mới về nội dung và phương pháp của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của công tác đối ngoại. Khoa đã mở rộng đào tạo theo các chuyên ngành chính là: An ninh quốc tế, Khu vực học, Văn hóa truyền thông đối ngoại.

Hiện nay, Khoa đang tiếp tục biên soạn mới, chỉnh lý, bổ sung chương trình đào tạo, giáo trình, giáo án nhằm phục vụ cho công tác đào tạo theo hướng mở đáp ứng nhu cầu của đất nước trong quá trình hội nhập sâu rộng. Các sinh viên tốt nghiệp của Khoa được trau dồi cả về năng lực, phẩm chất và đủ sức giữ những vị trí quan trọng tại các cơ quan đối ngoại cả trong và ngoài nước.

– Khoa Kinh tế Quốc tế:

được thành lập từ năm 1977, với chức năng đào tạo cán bộ kinh tế đối ngoại để đáp ứng những đòi hỏi về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế và sự thay đổi nhanh chóng của đất nước ta. Với đội ngũ cán bộ giảng dạy được đào tạo cơ bản chuyên sâu ở các nước phát triển, giỏi ngoại ngữ, có nhiều kinh nghiệm thực tế, Khoa Kinh tế Quốc tế luôn luôn đi đầu trong việc hiện đại hóa chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy. Khoa Kinh tế Quốc tế giảng dạy các chuyên ngành Thương mại quốc tế và Tài chính, Ngân hàng quốc tế, cung cấp cho sinh viên kiến thức cả về lý thuyết và thực hành cùng những kỹ năng cần thiết. Khoa là đơn vị duy nhất hiện nay tại Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành Kinh tế Quốc tế tại Việt Nam. Với kinh nghiệm giảng dạy ngành Kinh tế Quốc tế hơn 30 năm qua, Khoa đã đào tạo được nhiều cán bộ có trình độ về kinh tế quốc tế, đủ khả năng làm việc trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của nước ta cũng như trong các ngân hàng, công ty tài chính và khu vực đầu tư có vốn nước ngoài. Các sinh viên giỏi trong ngành Kinh tế Quốc tế được coi là vừa giỏi kiến thức chuyên môn vừa mạnh về các kỹ năng đàm phán quốc tế, đồng thời được trang bị tốt những kiến thức bổ trợ về chính trị, luật quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam.

– Khoa Luật Quốc tế:

hiện là nơi duy nhất của Việt Nam được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành đào tạo cử nhân Luật Quốc tế. Luật Quốc tế được giảng dạy từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước và có nhiều đóng góp cho các cuộc đấu tranh của nước ta trên các diễn đàn đa phương của Liên Hợp Quốc, về tranh chấp biển đảo, biên giới, bảo vệ lợi ích của nước ta trong các quan hệ song phương và đa phương bằng các biện pháp pháp lý. Kiến thức luật quốc tế đã giúp cho đội ngũ cán bộ ngoại giao làm tốt nhiệm vụ trong các cuộc đàm phán quốc tế phức tạp như Hội nghị Pa-ri về lập lại hoà bình ở Việt Nam, Hội nghị quốc tế về vấn đề Căm-pu-chia, các hiệp định và phân định biên giới trên đất liền và trên biển với các nước láng giềng. Hàng năm sinh viên Khoa Luật Quốc tế đều được mời tham gia và đoạt giải tại các kỳ thi quốc tế được tổ chức tại Mỹ, Nhật Bản và một số địa điểm khác.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, tích cực tham gia vào ASEAN, APEC, WTO, nhu cầu của đất nước đối với đội ngũ các luật sư và chuyên gia giỏi cả về luật quốc tế và ngoại ngữ ngày càng tăng lên. Phát huy những thành tích đạt được trong hơn 40 năm đào tạo ngành Luật Quốc tế, với hai chuyên ngành chính là Công pháp quốc tế và Luật Kinh tế quốc tế, Khoa Luật Quốc tế đang liên tục nâng cao và cập nhật chương trình giảng dạy của mình để đáp ứng yêu cầu nhân lực của đất nước, tiến tới trở thành Trung tâm Đào tạo Luật Quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

– Các Khoa Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc

có chức năng đào tạo ngoại ngữ trình độ cử nhân cho các chuyên ngành dạy tại Học viện. Ngoài ra, kể từ năm 2006, hai Khoa Tiếng Anh và Tiếng Pháp bắt đầu đào tạo Cử nhân Ngoại ngữ. Nét khác biệt của cử nhân ngoại ngữ được đào tạo tại Học viện là sinh viên được trang bị các kiến thức về ngôn ngữ chuyên ngành như Tiếng Anh tài chính – thương mại, Tiếng Anh chuyên ngành Luật, Tiếng Anh, Tiếng Pháp chuyên ngành quan hệ quốc tế. Do được trang bị ngôn ngữ gắn liền với các chuyên ngành liên quan tới thực tiễn kinh tế, chính trị và xã hội, sau khi tốt nghiệp sinh viên nhanh chóng phát huy được khả năng làm việc tại các Bộ, Ngành, các đơn vị trong và ngoài hệ thống chính trị của nước ta. Hiện nay nhiều cán bộ được đào tạo từ Học viện Ngoại giao đã trở thành những cán bộ biên phiên dịch chính cho các cuộc gặp gỡ làm việc, các chuyến thăm cấp cao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, các sự kiện chính trị trọng đại, như các kỳ Đại hội Đảng, kỳ họp của Quốc hội, các Hội nghị Quốc tế và khu vực tổ chức tại Việt Nam như Hội nghi Thượng đỉnh Pháp ngữ, Hội nghị Thuợng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thuợng đỉnh Á – Âu (ASEM), Hội nghị các nước Thành viên Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các văn kiện chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước cũng được các cán bộ được đào tạo tại Học viện Ngoại giao biên dịch và hiệu đính.

Được học trong môi trường năng động, với trang thiết bị hiện đại, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tiên tiến và đội ngũ đông đảo các chuyên gia nước ngoài, sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngoại giao có đủ khả năng ngoại ngữ làm việc trực tiếp trong môi trường quốc tế cũng như đủ điều kiện về ngoại ngữ để được nhận thẳng vào học các chương trình cao học tại các trường đại học, cơ sở đào tạo nghiên cứu danh tiếng của nước ngoài.

Khoa Lý luận Chính trị được thành lập năm 2007 trên cơ sở tiền thân là Bộ môn Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Khoa Lý luận Chính trị giảng dạy và phụ trách các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng HCM và một số môn cơ bản trong các chương trình đào tạo cử nhân của Học viện, hệ chính quy, tại chức, các lớp văn bằng hai và các lớp cử nhân Tiếng Anh quan hệ quốc tế. Ngoài ra, khoa còn tham gia các đề tài nghiên cứu, hội thảo của Học viện. Khoa không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, mở rộng nghiên cứu, truyền đạt những tri thức bổ ích, và đưa bộ môn phát triển, làm nền tảng vững chắc cho các bộ môn khác.

– Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại

được thành lập năm 2008. Sự ra đời của khoa là kết quả của những nỗ lực của Ban Giám đốc Học viện – được sự ủng hộ của Lãnh đạo Bộ – trong việc mở ngành đào tạo Truyền thông Quốc tế (International Communication) với mục tiêu: đào tạo cử nhân ngành truyền thông quốc tế có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững chuyên môn và kỹ năng thực hành về truyền thông, giao lưu văn hóa quốc tế, phục vụ hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay và trong tương lai với một trụ cột mới là Ngoại giao Văn hóa, góp phần thúc đẩy lĩnh vực ngoại giao văn hóa, quảng bá thành công hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam đến với thế giới.

2. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên DAV sau khi tốt nghiệp

Tùy vào ngành học mà sinh viên theo học thì cơ hội nghề nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Đặc biệt nếu theo học những ngành “hot” như quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền thông quốc tế thì việc tìm kiếm một công việc sau khi tốt nghiệp không quá khó khăn.

Tuy nhiên, không phải cứ học Ngoại giao là các bạn phải làm trong Bộ ngoại giao hoặc những tổ chức phi chính phủ. Thay vào đó, các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty nước ngoài,… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc như:

– Làm luật sư trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

– Làm phiên dịch viên hoặc hướng dẫn viên du lịch;

– Làm cán bộ đối ngoại, ngoại giao tại Đại sứ quán, bộ ngoại giao Việt Nam;

– Làm người dẫn chương trình (MC) truyền hình hoặc song ngữ, phóng viên, biên tập viên, bình luận viên,…

– Bạn cũng có thể làm các công việc liên quan đến các ngành kinh tế như kế toán, kinh doanh, marketing, xuất nhập khẩu;

– Nếu yêu thích công việc giảng dạy thì bạn cũng có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học.