Sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 52

1. Theo em, tác giả viết bài này nhằm mục đích gì?

2. Tìm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm rõ ý kiến.

3. Chức năng của đoạn mở bài trong bai văn trên là gì?

4. Ở phản kết bài, người viết có thể đưa ra những để xuất hành động nhằm tạo ra những thay đổi tích cực. Đề xuất của người viết trong bài văn trên là gì? Theo em, đề xuất ấy có hợp lí không? Vì sao?

5. Từ bài viết trên, em rút ra được bài học gì về việc viết bài văn trình bày ý kiến về mộthiện tượng trong đời sống?

6. Em hãy viết bài văn [khoảng 400 chữ] trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.

Xem lời giải

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn bài: Trái Đất - Mẹ của muôn loài​​​​​​​ Ngữ văn lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn bài Trái Đất - Mẹ của muôn loài​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​ [Chân Trời Sáng Tạo]

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi [trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: 

Trả lời:

- Thiên nhiên xung quanh em rất phong phú và đa dạng. Nhưng hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng.

- Trái Đất được mệnh danh là hành tinh xanh bởi được bao đọc bởi rừng, cây xanh.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 [trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Cụm từ" hành tinh xanh" thể hiện thái độ, tình cảm gì của người viết khi nói về Trái đất?

Trả lời:

Cụm từ “hành tinh xanh” thể hiện thái độ, tình cảm trân trọng, tự hào của tác giả khi nói về Trái Đất.

Câu hỏi [trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Chú ý cách sử dụng các con số cho thấy quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất?

Trả lời:

cách sử dụng các con số cho thấy quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất đã trải qua hàng triệu năm, là con số chân thực, cụ thể, thuyết phục

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 [trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú:

+ Những hoạt động địa chất đánh thức và nuôi dưỡng sự sống

+ Các sinh vật có thể sống sót và phát triển, tiến hóa

+ Có 3/4 bề mặt là nước.

+ Là nơi trú ngụ duy nhất của sự sống có ý thức – con người.

Câu 2 [trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Mốc thời gian

Các chi tiết

Cách nay 140 triệu năm

- Có vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm, cua, nhìn hoa bướm, nghe thấy tiếng chim, ong hay các loài khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử.

Cách nay khoảng 6 triệu năm

- Tiền nhân của loài người xuất hiện.

Cách nay khoảng 30 000 đến 40 000 năm

- Người tinh khôn đầu tiên xuất hiện.

Câu 3 [trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sapo và các đề mục được in đậm, đánh dấu và gạch ngang chú thích.

- Cách trình bày này có tác dụng giúp người đọc hiểu dễ dàng.

Câu 4 [trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời

Các hình ảnh, số liệu có trong bài giúp làm sáng tỏ đối tượng và nội dung hiện lên đầy đủ, thuyết phục hơn.

Câu 5 [trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Nội dung chính:

- Đoạn 1: Trình bày sự sống đa dạng, phong phú trên Trái Đất.

- Đoạn 2: Trình bày tiến trình hình thành và phát triển của Trái Đất.

Câu 6 [trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Mẹ nuôi dưỡng muôn loài là cái tên hay nhất để gọi thiên nhiên bởi vì tất cả muôn loài kể cả con người đều được thiên nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu năm để có được như bây giờ.

Câu 7 [trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Để giữ cho Trái Đất mãi là "hành tinh xanh", chúng ta cần có những biện pháp thiết thực:

+ Bảo vệ môi trường

+ Giảm rác thải

+ Không chặt phá rừng làm xói mòn đất đá

+ Bảo vệ động, thực vật hoang dã

+ Tuyên truyền, bảo vệ môi trường…

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ soạn Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 bài Trái Đất - Mẹ của muôn loài​​​​​​​ - sách Chân Trời Sáng Tạo chi tiết, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn bài: Con là Ngữ văn lớp 6 Tập 2 - Chân Trời Sáng Tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn bài Con là​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​ [Chân Trời Sáng Tạo]

Hướng dẫn đọc

Câu 1 [trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời

Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là: được chia thành 3 đoạn rõ ràng mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4 - 7 từ.

Câu 2 [trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:

- Từ ngữ: gần gũi, giản dị, thân quen.

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh con với "nỗi buồn", "niềm vui" và "hạnh phúc".

+ Điệp cấu trúc: cụm từ "con là" được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ, giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.

- Hình ảnh: độc đáo như "trời", "hạt vừng", "sợi tóc". Những hình ảnh được sử dụng đại diện cho sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh. Tưởng như nó mâu thuẫn với nhau nhưng lại diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.

Câu 3 [trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

Tình cảm người cha trong bài thật cụ thể và chi tiết. Đó là tình yêu âm thầm lặng lẽ dành cho người con thân yêu của mình. Với cha con vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, với cha hạnh phúc của con chính là niềm vui của mình.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ soạn Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 bài Con là​​​​​​​ - sách Chân Trời Sáng Tạo chi tiết, đầy đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

[Soạn văn 6 - Chân trời sáng tạo] Để học tốt Ngữ văn lớp 6, loạt bài Soạn văn lớp 6 Tập 1 & Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung cần thiết giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng.

Tài liệu để học tốt môn Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo chọn lọc, hay khác:

Xem thêm soạn, giải bài tập các môn học lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay khác:

Đã có Soạn văn lớp 7 sách mới:

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích trang 52 [ngắn nhất]

Với soạn bài Kể lại một truyện cổ tích trang 52 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

Kể lại một truyện cổ tích

Em đã từng đọc, được nghe kể nhiều truyện cổ tích hay. Có những truyện để lại ấn tượng rất sâu đậm trong kí ức của em. Có khi nào em muốn tự mình kể lại cho mọi người nghe những câu chuyện thú vị đó hay không? Cách thức kể như thế nào?... Bài học này sẽ hướng dẫn những bước cơ bản để em biết cách kể lại một truyện cổ tích.

Kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện, trong đó, người viết kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của mình. 

- Yêu cầu đối với kiểu bài:

    + Người kể sử dụng ngôi thứ ba.

    + Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian. 

    + Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là

các yếu tố kì ảo, hoang đường. 

    + Bài văn gồm có ba phần:

- Mở bài: giới thiệu truyện cổ tích sẽ kể lại [tên truyện, lí do chọn kể,...]. 

- Thân bài: giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc đã xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian. 

- Kết bài: nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.

Đề bài: Viết một bài văn khoảng 400 chữ, kể lại một truyện cổ tích

Dàn ý gợi ý cho các em tham khảo

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện “Em bé thông minh”

b. Thân bài

- Kể lại câu chuyện theo trật tự phù hợp. Nhưng đảm bảo gồm các sự kiện chính sau:

+ Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.

+ Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, và đưa ra câu hỏi oái oăm [trâu 1 ngày cày được mấy đường]

+ Cậu bé đã trả lời bằng một câu đố ngược lại khiến vị quan không biết trả lời thế nào [ngựa của quan 1 ngày đi mấy đường].

+ Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố mới [ban cho 3 con trâu đực và muốn đẻ thành 9 con]

+ Em bé đã để cả làng làm thịt trâu ăn và đố lại nhà vua khiến vua rất bất ngờ trước trí thông minh của em [làm cho bố đẻ em]

+ Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.

+ Em bé giải đố bằng cách đố lại vua khiến vua khâm phục trước tài trí của mình [rèn kim thành dao mổ chim]

+ Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn dò la xem nước ta có người tài hay không nên ra câu đố hóc búa mãi không ai giải được [xâu sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc]

+ Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.

+ Em bé được phong là trạng nguyên.

c. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về truyện

Bài văn mẫu tham khảo

 Trong kho tàng truyện cổ tích của dân tộc ta, em rất thích các câu chuyện về những nhân vật có tài trí hơn người. Trong đó, em thích nhất là câu chuyện Em bé thông minh.

 Câu chuyện bắt đầu tại một làng nọ, có hai cha con tuy nghèo nhưng sống rất hạnh phúc. Đặc biệt là người con trai, không chỉ ngoan ngoãn mà còn vô cùng thông minh. Một hôm, khi hai cha con đang cày ruộng thì gặp sứ giả đến hỏi chuyện. Thì ra, ông ấy được nhà vua phái đi tìm kiếm người những người hiền tài để xây dựng đất nước. Trước câu đố hóc búa của sứ giả, rằng con trâu kia một ngày có thể cày được mấy đường, thì cậu bé đã dễ dàng hóa giải khi thách đố ngược lại ông ta rằng hãy nói xem ngựa của sứ giả một ngày đi được bao nhiêu bước. Sự tài trí đó của cậu bé đã khiến cậu nhanh chóng được nhà vua chú ý đến.Tuy nhiên, nhà vua vẫn chưa yên tâm nên tiếp tục thử tài cậu. Lần thứ nhất, vua đưa cho làng cậu bé ba con trâu đực cùng ba thúng gạo nếp, yêu cầu sau một năm giao nộp chín con trâu. 

 Thật bất ngờ, cậu bé đã lên kinh, đố ngược lại nhà vua, rằng hãy làm cho cha cậu sinh em bé. Còn số trâu và gạo nếp kia, cậu đã cùng ca rlangf đem ra ăn uống no say rồi. Sự thông minh, nhanh nhạy của cậu làm vua rất thích thú. Tuy nhiên, ngài vẫn quyết định thử tài cậu thêm lần nữa. Lần này, nhà vua đã yêu cầu cậu bé mổ một con chim sẻ để làm ra ba mâm cỗ. Nhưng yêu cầu này chẳng làm khó được cậu. Ngay lập tức, cậu bé đem ra một chiếc kim khâu và nhắn nhủ, nhờ nhà vua mài nó thành một con dao để mổ thịt chim. Đến lần này, thì nhà vua hoàn toàn thán phục trước trí tuệ cao siêu của cậu.

Đúng thời gian đó, có sứ giả của nước láng giềng sang thăm. Mục đích là tra tim xem nước ta có người tài hay không, để tiến hành xâm lược. Hắn đưa ra một câu hỏi vô cùng hóc búa để thực hiện mục đích. Cả triều trình cùng nhau căng não nhưng không ai biết cách nào để đưa sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc cả. ẤY vậy mà, ngay khi vừa nghe câu đố, em bé đã đưa ra được câu trả lời ngay. Biết vậy, tên sứ giả vội trở về nước bẩm tấu, rằng không nên tấn công nước ta vì nước ta có người rất tài giỏi. Sau lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên, và thường xuyên được nhà vua mời sang hỏi về chuyện nước nhà.

Sau khi đọc câu chuyện “Em bé thông minh”, em rất khâm phục trí tuệ cao siêu, vốn hiểu biết sâu rộng của cậu bé nhỏ tuổi. Và lấy đó làm động lực để cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn nữa.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 6 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục]. Bản quyền soạn văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề