Sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư trong kinh tế vĩ mô

Trong ngôn ngữ thường nhật, người ta thường đánh đồng khái niệm tiết kiệm và đầu tư với nhau cũng như sử dụng chúng như hai cụm từ thay thế. Tuy nhiên, đó là các phương thức khác biệt và chúng đều đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch xây dựng tài sản và phân bổ ngân sách chi tiêu của bạn.

Tiết kiệm là gì? 

Khái niệm tiết kiệm đơn giản hơn so với đầu tư. Tiết kiệm là lượng thu nhập bạn dành phòng bị lúc khó khăn hay cho những mục tiêu ngắn hạn. Về cơ bản, đó là số tiền bạn dành riêng ra một bên. Chúng ta có một số nơi điển hình để cất giữ tiền như quỹ tiết kiệm (saving bank), séc, chứng chỉ tiền gửi (CDs),…

Phần lớn mọi người nghĩ tiết kiệm có mục tiêu và nhu cầu ngắn hạn hơn, có thể là một quỹ cho kỳ nghỉ sắp đến hay tình huống khẩn cấp, ngặt nghèo. Tốt nhất, bạn nên trích tiết kiệm một phần cố định trong ngân sách phân bổ hàng tháng, theo lối tư duy 6 chiếc lọ (JARS system) của tác giả “Bí mật tư duy triêu phú” – Harv Eker thì khoản tiền này chiếm 10%.

Đầu tư là gì?

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư trong kinh tế vĩ mô

Khi bạn đầu tư, bạn mua một tài sản và tin rằng nó sẽ tạo ra lợi nhuận qua thời gian hay nói cách khác, lý do chính khiến bạn đầu tư là tiền của bạn sẽ có tiềm năng tăng trưởng. Phần lớn các khoản đầu tư thích hợp với mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như nghỉ hưu.

“Không chắn ăn” là vậy (như số đông những người đứng bên lề đầu tư nghĩ) nhưng tại sao người ta lại chọn đầu tư bên cạnh tiết kiệm? Câu trả lời nằm ở việc tăng chi phí sinh hoạt theo thời gian hay còn gọi là lạm phát.

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư trong kinh tế vĩ mô

Tuy các phương tiện tiết kiệm có thể là nơi an toàn để cất giữ tiền trong ngắn hạn nhưng thường không tạo ra lợi nhuận cao hơn độ gia tăng của lạm phát. Trong thực tế, thường sẽ tồn tại khoảng trễ so với lạm phát. Điều đó có nghĩa là số tiền của bạn không chỉ giữ nguyên mà thậm chí còn mất sức mua theo thời gian.

Mục tiêu đầu tiên của mỗi nhà đầu tư là lợi nhuận phải cao hơn lạm phát, sao cho tiền của họ có thể tạo ra lợi nhuận thực vững chắc – lợi nhuận sau khi trừ đi lạm phát. Do vậy, đầu tư là chìa khóa đánh bại lạm phát.

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư trong kinh tế vĩ mô

Tiết kiệm và đầu tư gắn liền với nhau. Cả hai đều đóng một vai trò riêng trong kế hoạch tài chính nhưng chúng hoàn toàn khác biệt.

Nguồn: FranklinTempletonTV/Vietsub by Happy Live

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách

Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

Suy nghĩ vượt lên trên đám đông để trở thành

kẻ chiến thắng trong đầu tư

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư trong kinh tế vĩ mô

ĐẶT SÁCH NGAY

Cập nhật: 16/11/2019

Polonius khuyên con trai ông ta trong vở Hamlet của Shakespear là "hãy đừng vay tiền của ai và cũng không cho ai vay tiền". Nếu mọi người đều làm theo lời khuyên đó, thì chuyên ngành kinh tế của chúng ta hôm nay chẳng có gì để mà nói cả. Thật ra, không ai có quyền bắt buộc chúng ta phải đi vay tiền hay phải giử tiền tiết kiệm. Có điều, chúng ta cảm thấy cái gì có lợi cho mình thì mình có quyền thực thi, và hệ thống tài chính theo đó mà ra đời nhằm bảo vệ lợi ích giữa người đầu tư và tiết kiệm.

Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư

Thuật ngữ tiết kiệm và đầu tư đôi khi vẫn bị hiểu lầm. Hầu hết mọi người sử dụng những thuật ngữ này một cách tự nhiên và đôi khi thay thế chúng cho nhau. Ngược lại, các nhà kinh tế vĩ mô sử dụng hai thuật ngữ này một cách thận trọng và với hàm ý khác nhau. Chúng ta hãy xem xét một ví dụ. 
Giả sử Larry chi tiêu ít hơn khoản tiền anh ta kiếm được, và quyết định gửi số tiền chưa tiêu vào ngân hàng hoặc đem ra mua trái phiếu hay cổ phiếu công ty. Vì Larry chi tiêu ít hơn thu nhập, nên anh ta làm tăng tiết kiệm quốc dân. Larry có thể cho rằng anh ta đang "đầu tư" số tiền của mình, nhưng nhà kinh tế vĩ mô gọi hành động của Larry là tiết kiệm, chứ không phải đầu tư.
Trong ngôn ngữ của kinh tế vĩ mô, đầu tư nghĩa là mua thêm tư bản, ví dụ máy móc hay nhà xưởng. Khi Meo vay tiền ngân hàng để xây một ngôi nhà mới, anh làm tăng đầu tư của quốc gia. Tương tự như thế, khi công ty Curly bán cổ phiếu và sử dụng số tiền thu được để xây nhà máy mới, nó cũng làm tăng đầu tư của quốc gia.

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư trong kinh tế vĩ mô
Ảnh minh họa - Nguồn: Dreamstime
Phân Tích:

Bài viết trên được trích từ chương 12 "Tiết kiệm và Đầu tư", nguyên lý kinh tế học trong Global Advance. Ở đây, chúng tôi đồng ý một điểm chung "đầu tư nghĩa là mua thêm tư bản", nhưng việc Lary mua cổ phiếu của công ty Z, và công ty Z lại lấy số tiền mua cổ phiếu này cộng thêm với những cổ phiếu khác để thành một số tiền lớn hơn mà xây dựng thêm nhà máy thì gọi là đầu tư,  còn những người bỏ tiền ra để mua cổ phiếu thì được gọi là tiết kiệm mà thôi? Đây chính là một nghịch lý trong kinh tế học; trong khi Cổ phiếu (Cổ đông) được biểu thì bằng tài sản của doanh nghiệp, Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành, vậy mà bảo rằng họ là người giử tiền tiết kiệm cho công ty thì nghe sao được.
Đồng ý rằng hoạt động đầu tư cần có những kinh nghiệm và kỹ năng quản lý nhất định, nhưng không phải vì thế mà có sự phân biệt giữa những người có chuyên môn và không có chuyên môn. Bởi vì họ không có chuyên môn nên họ không thể tự mình đầu tư được, họ muốn nhờ vào kỹ năng và trình độ quản lý của ai đó, mà những người này lại không có đủ nguồn vốn để thực hiện theo nguyện vọng của mình. Sự kết hợp đồng bộ này đã được các quốc gia trên thế giới bắt cầu nối nhịp trong quá trình thương mại quốc tế, và ngay cả Adam Smith cũng nhận ra "lợi thế so sánh" ngay từ thế kỹ 18 kia mà. Đồng ý rằng các nhà kinh tế vĩ mô sử dụng hai thuật ngữ này một cách thận trọng và với hàm ý khác nhau. Chẳng hạn, người cho ngân hàng vay nhằm mục đích để lấy lãi kiếm lời, thì đây chính là tiền giử tiết kiệm chứ không phải đầu tư, mặc dầu ngân hàng sử dụng số tiền này để cho tổ chức hay cá nhân nào đó vay lại để kiếm khoảng tiền chênh lệch hay ngân hàng dùng số tiền này để đầu tư vào một dự án khác.

Tại sao như vậy?

Vì bản thân ngân hàng là một tổ chức tín dụng, và mục đích của họ là đi vay (trong đó có việc huy động nguồn vốn tiết kiệm từ trong dân) và cho vay để kiếm lời, còn bản thân của một công ty kinh doanh là đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nó khác nhau hoàn toàn cả về hình thức lẫn nội dung về nguyên tắc hoạt động. Ở đây, chúng ta hảy xem xét về sứ mệnh, chiến lược, mục tiêu và tầm nhìn.

Chúng ta vẫn biết rằng các yếu tố cần thiết để cho một nền kinh tế hoạt động và tăng trưởng là vốn con người (human capital) và vốn vật chất (physical capital). Vốn con người được tích lũy nhờ vào quá trình giáo dục mà chính phủ thường có vai trò chi phối. Trong khi vốn vật chất được thông qua các khoảng chi đầu tư của người dân, và lẻ dĩ nhiên, ở bất cứ quốc gia nào thì chính phủ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn vốn vật chất cho nền kinh tế. Dẫu là nguồn vốn từ chính phủ hay khu vực tư nhân, thì để có được nguồn vốn đầu tư đồi hỏi cần phải có nguồn vốn tiết kiệm.

Nguồn vốn tiết kiệm có từ đâu?

Ta hảy xem xét, công thức cơ bản của một nền kinh tế mở:

Y = C + I + G + NX   (1)

Trong đó: GDP (ký hiệu là Y) bao gồm bốn thành tố: tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu của chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX).

Vậy thì vốn tiết kiệm có từ đâu?

Từ (1) ta có thể viết: Y = C + I + G (nền kinh tế đóng, không tham gia thương mại quốc tế, NX = 0

Phương trình trên nói rằng GDP là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I) và chi tiêu của chính phủ (G).

 Hay: I = Y - C - G

Vế phải (Y - C - G) của phương trình trên là tổng thu nhập của nền kinh tế còn lại sau khi đã thanh toán cho các khoản tiêu dùng của mọi người và mua hàng của chính phủ (chi tiêu chính phủ). Phần còn lại được gọi là tiết kiệm quốc dân, hay đơn giản là tiết kiệm, và ký hiệu là S. Thay Y - C - G bằng S vào vế phải, chúng ta có thể viết lại phương trình trên dưới dạng:  I = S

Lưu ý: Tiết kiệm quốc dân = Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm chính phủ (In = Ip + Ig)


Phương trình này nói rằng tiết kiệm bằng đầu tư. (triết lý Tiết kiệm bằng đâu tư (I=S) là của trường phái Cổ điển, Keynes không chấp nhận).

Chúng ta có thể viết tiết kiệm quốc dân theo hai cách:

S = Y - C - G

hoặc:

S = (Y - T - C) + (T - G) (2)

Tiết kiệm tư nhân chính là Y - T - C và tiết kiệm chính phủ là T - G Vì thu nhập của hộ gia đình là Y, thuế phải nộp là T và tiêu dùng của người dân là C, nên tiết kiệm tư nhân: Ip = Y - T - C. Tiết kiệm của chính phủ (Ig) là phần thu nhập từ thuế của chính phủ còn lại sau khi đã chi tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ. Nếu T lớn hơn G, chính phủ có thặng dư ngân sách vì thu nhiều hơn chi. Phần thặng dư ngân sách này chính là tiết kiệm của chính phủ. Nếu chính phủ chi nhiều hơn thu, G sẽ lớn hơn T. Trong trường hợp này, chính phủ có thâm hụt ngân sách. T - G > 0 => Thặng dư T - G < 0 => Thâm hụt - Nếu Y là tổng thu nhập  ⇝ Y = C + S - Nếu Y là tổng chi tiêu    ⇝ Y = C + I Từ đó ta có đồng nhất thức S = I Vậy: + Tổng các khoản rò rỉ = tổng các khoản bơm vào + Tổng tiết kiệm = tổng đầu tư

Lời Kết Khi phân tích tiết kiệm và đầu tư, các nhà kinh tế học chỉ cần quan tâm ở một đặc điểm: Đầu tư có nghĩa là tạo ra vốn mới (tư bản mới). Nếu nền kinh tế không tạo ra thêm nguồn vốn mới thì không thể gọi là đầu tư. Chẳng hạn, nếu bạn mua một nhà máy của doanh nghiệp nào đó và tiếp tục vận hành nó thì đây chỉ là một sự phân phối của nền kinh tế mà thôi. Có thể rằng, Gia đình bạn, hàng xóm của bạn đều nói rằng bạn đang đầu tư vào một nhà máy, trong khi kinh tế học chi ghi nhận có một sự chuyêr giao nguồn vốn trong nền kinh tế.

Nhưng, nếu bạn dùng tiền dành dụm của mình hoặc vay thêm một ít của người thân hay của ngân hàng để xây dựng nhà máy chế biến lâm sản, điều này có nghĩa là bạn đang đầu tư vào nền kinh tế.

Theo những gì đã dẫn giãi ở trên thì chúng ta có thể hiểu rằng, đầu tư là một sự vận động theo dòng chảy (flow) và tiết kiệm chỉ là trữ lượng (stock) mà thôi. Nếu không có dòng chảy của đầu tư thì đất nước sẻ không bao giờ phát triển.

Đọc Thêm


- Trader And Investor?

Tài liệu tham khảo: