Tại sao ăn xong lại buồn ngủ

Nếu việc ăn uống khiến bạn mệt mỏi, bạn có điểm chung với hầu hết mọi người, và vấn đề này đều xảy ra với hầu hết các sinh vật sống. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về "cơn buồn ngủ sau bữa ăn", còn được gọi là "hôn mê thức ăn".

Có cách nào chữa trị cơn say?

"Bảo tồn hành vi này giữa các loài cho thấy nó thực sự quan trọng", William Ja, phó giáo sư khoa học thần kinh tại Viện nghiên cứu Scripps ở Florida [Mỹ], người đã nghiên cứu hiện tượng "hôn mê thực phẩm" này cho biết.

Một số chuyên gia đã đưa ra giả thuyết rằng động vật - bao gồm cả con người - đã tích hợp sẵn "tín hiệu cảnh giác" giúp chúng/họ tỉnh táo khi đói. Những tín hiệu này giúp họ định vị và thu nhận thức ăn. Theo sau đó, khi con vật [hoặc con người] đã ăn nhiều, những tín hiệu cảnh giác này sẽ tiêu tan và được thay thế bằng cảm giác mệt mỏi.

Một số các nhà khoa học khác đã đưa ra giả thuyết rằng những thay đổi sau bữa ăn trong tuần hoàn máu có thể giải thích tại sao việc ăn uống khiến một số người buồn ngủ. Lưu lượng máu đến ruột non "tăng đáng kể" sau khi ăn, theo tiến sĩ Tomonori Kishino, giáo sư khoa học sức khỏe tại Đại học Kyorin [Nhật Bản]. Và khi máu được bơm vào ruột để tiêu hóa, sự sụt giảm lưu lượng máu đến não có thể gây ra cảm giác buồn ngủ.

Ngày Tết, đừng say!: Cách 'phòng thủ' tác hại của rượu bia

Ăn no có thể kích hoạt cơn buồn ngủ sau bữa ăn. Các bữa ăn cũng chứa nhiều muối hoặc protein càng làm cho ta buồn ngủ. Nhưng tại sao?

Một trong những nghiên cứu chưa được công bố của tiến sĩ Tomonori Kishino phát hiện giấc ngủ sau bữa ăn ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột, điều này chứng tỏ rằng giấc ngủ sau bữa ăn hỗ trợ tiêu hoá.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2018 về các tài xế xe tải cho thấy những người ăn chế độ ăn nhiều rau và chất béo từ thực phẩm như dầu ô liu và sữa có xu hướng ít buồn ngủ sau bữa ăn hơn những người ăn chế độ ăn "phương Tây" nhiều thịt, đồ ăn nhanh và nước ngọt.

Kết quả của chúng tôi cho thấy chế độ ăn uống lành mạnh tạo ra cơn buồn ngủ thấp trong ngày, Claudia Moreno, một trong những tác giả của nghiên cứu đó và là nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Y tế Công cộng Sao Paulo [Brazil] nói. Nghiên cứu dẫn một nghiên cứu cũ cho thấy lượng chất béo hoặc carbohydrate nặng có thể có khả năng gây buồn ngủ bằng cách phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể.

Nghiên cứu của tác giả Moreno kết luận ăn các bữa ăn lành mạnh, tập trung vào rau quả cũng có thể giúp kiềm chế sự mệt mỏi sau bữa ăn.

Tin liên quan

Tại sao sau khi ăn no chúng ta lại có cảm giác buồn ngủ? Lý do là gì và làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Rất nhiều người vẫn thắc mắc, tại sao sau khi ăn no lại buồn ngủ? Chuyên gia cho rằng, nguyên nhân buồn ngủ sau khi ăn có rất nhiều, mà chủ yếu là khi ăn dạ dày hoạt động mạnh, khiến máu lên não chậm nên mới gây nên tình trạng như vậy. Cũng có người cho rằng, khi ăn xong sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng lên vì thế mà khi ăn xong dễ dẫn đến buồn ngủ.

Thông thường sau khi ăn xong chúng ta sẽ muốn ngủ một chút. Nếu như không thể cản lại được cơn buồn ngủ và muốn đi nằm, thì cần chú ý không nằm sấp khi ngủ, hoặc là có thể ngồi một chỗ, lưng hơi ngả về phía sau, chợp mắt khoảng 30 phút, tinh thần sẽ lại tỉnh táo trở lại.

Ăn gì sẽ bị buồn ngủ hơn?

Ăn bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, nhất thiết không bỏ ăn sáng, bởi vì nó giúp duy trì năng lượng cho cả ngày làm việc tỉnh táo. Nên ăn bánh mỳ, ngũ cốc, trứng, trái cây, sữa chua. Theo một nghiên cứu của Đại học Cardiff tại Anh quốc cho thấy, ăn ngũ cốc vào buổi sáng có thể làm giảm sự bài tiết của hooc-môn cortisol.

Nên ăn bánh mỳ, ngũ cốc, trứng, trái cây, sữa chua

Vì sao sau khi ăn cơm lại thấy buồn ngủ?

Nó có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Khi ăn sẽ khiến huyết dịch di chuyển để trợ giúp cho quá trình tiêu hóa. Đây là hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên, ăn cái gì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, tăng cường quá trình vận động của hệ tiêu hóa cũng khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Vậy những loại thực phẩm nào nên ăn vào buổi trưa và những loại thực phẩm nào nên tránh?

Cơ thể dồn năng lượng tiêu hóa thức ăn khiến bạn mệt mỏi

Tiến sĩ y khoa Kristie Leong khuyên không nên ăn nhiều khoai tây, gạo trắng, mì ống, và bất kỳ loại thực phẩm có đường. Những thực phẩm này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn so với thực phẩm thông thường, tăng sản xuất insulin trong tuyến tụy. Tiếp theo, hàm lượng tryptophan trong não cũng tăng lên và được chuyển hóa thành serotonin. Đó chính là thứ khiến cho chúng ta cảm thấy buồn ngủ.

Ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và mức độ tỉnh táo. Nếu bạn thấy cơ thể không được tốt, lại thêm lười vận động, có thể có cảm giác mệt mỏi vào buổi chiều. Như vậy, chúng ta nên đi gặp bác sĩ sớm để ngăn ngừa những căn bệnh tiềm ẩn.

Chú ý: Trong mỗi bữa ăn, việc chọn đồ ăn cũng rất quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của bạn mỗi ngày!

Dưới đây là gợi ý giúp bạn tránh tình trạng buồn ngủ sau khi ăn

Chế độ ăn có liên quan tới việc buồn ngủ sau ăn

Hạn chế ăn thức ăn nhanh

Đa số thức ăn nhanh có thể chứa nhiều đường, muối ăn, chất bảo quản và dầu mỡ. Bạn thường cảm thấy sau khi ăn năng lượng được bổ sung nhanh, nhưng thực chất nó chỉ nhanh chóng cung cấp cho cơ thể một lượng calo nhất định chứ không phải chất dinh dưỡng. Đối với sức khỏe thì thức ăn nhanh không phải là lựa chọn tốt. Ăn nhiều thức ăn nhanh sẽ làm hại cơ thể, thời gian kéo dài khiến chúng ta rất dễ mắc bệnh đột quỵ và vô hiệu hóa các chức năng của bộ máy tiêu hóa.

Thức ăn nhanh không phải để dùng thường xuyên

Hạn chế ăn vặt

Hương vị trái cây, kẹo, bánh sừng bò, bánh nướng xốp, cùng bánh ngọt, đều là những đồ ăn không tốt cho sức khỏe. Tiến sĩ y khoa Gabe Mirkin khuyên, nếu muốn bảo trì trạng thái tỉnh táo sau khi ăn, nên tránh ăn thức ăn ngọt, mặn, đồ ăn sấy khô. Bởi vì lượng đường và bột trong thực phẩm này cao, vì thế sau khi ăn sẽ khiến bạn buồn ngủ. Đồ ăn thông thường luôn là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Nên chọn những đồ ăn sau:

Các loại rau, quả có hàm lượng đường thấp như: Giá đỗ, đậu nành, xà lách, rau cải, rau diếp đắng, cải trắng, món hải sản, cây cải bắp, cây nấm, củ cải trắng, rau cần, dưa leo, cây bông cải xanh, bông cải, bầu, măng, cà rốt, cà chua, bí đỏ.

Rau đậu có hàm lượng đường thấp

Cố gắng không uống rượu

Trong trường hợp đặc thù thì có thể dùng một ít vào bữa cơm tối. Nếu như uống rượu vào buổi trưa có thể sẽ ảnh hưởng đến công việc. Rượu là một loại thuốc an thần, chỉ cần uống 1 ly thôi cũng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt và muốn ngủ.

Chỉ một ly rượu cũng khiến bạn buồn ngủ

Sau khi dùng cơm cần hạn chế uống cà phê

Mặc dù caffein được biết đến như một thứ giúp tinh thần sảng khoái, khi dùng nhiều cà phê thì hiệu quả mang lại sự tỉnh táo sẽ giảm dần và uống nhiều còn có thể gây nghiện. Nước lọc là một lựa chọn tối ưu, việc bảo đảm đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng.

Uống trà buổi chiều sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tỉnh táo. Cần tránh ăn chocolate, nên chọn ăn một chút trái cây hoặc một lát bánh mì.

Cafe có thể khiến bạn tỉnh táo nhưng không được lạm dụng

Vận động nhẹ một chút sau khi ăn xong, ví như thay vì đi thang máy thì bạn nên đi cầu thang bộ. Chọn lựa phương pháp vận động phù hợp với môi trường và điều kiện của bản thân. Sau khi ăn cơm cần vận động nhẹ nhàng một chút, giúp huyết dịch tuần hoàn, tránh mỏi mệt.

Ngủ sâu và đủ giấc

Giấc ngủ đối với cơ thể là rất quan trọng. Nếu như bạn không ngủ được ngon giấc, thì có thể đến chiều ngày hôm sau bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Để có giấc ngủ ngon, cần chú ý khi ăn bữa tối, không nên ăn những đồ ăn khó tiêu hóa, và tránh uống nhiều nước vào buổi tối.

Sau khi ăn cơm cần vận động nhẹ nhàng một chút

Đi khám bác sĩ: Nếu như đã thử hết các phương pháp để hạn chế cơn buồn ngủ sau khi ăn, hiện tượng buồn ngủ vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Lời khuyên cho bạn là nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe toàn diện. Khi thân thể không khỏe cũng có thể khiến có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ sau khi ăn. Người bị thiếu chất dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường và người bị huyết áp thấp cũng có hiện tượng này.

Tạo thói quen ghi chép “Nhật ký ăn uống”, ghi lại thói quen ăn uống, để tìm hiểu nguyên nhân khi ăn xong khiến người mệt và muốn ngủ. Ghi lại mình đã ăn những gì, có vận động một chút sau khi ăn hay không, giấc ngủ tối hôm trước thế nào, có nhân tố nào khác ảnh hưởng không? Kiên trì làm như vậy một thời gian, rồi dừng lại phân tích các số liệu và tìm ra quy luật cho bản thân để tránh những hiện tượng ăn xong khiến cơ thể thấy mệt và buồn ngủ. Từ đó tạo lập thói quen tốt cho bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề