Tại sao bé không chịu bú mẹ

Mẹ đang tập cho bé ti bình nhưng xem ra hết sức vất vả? Bé không chịu bú bình mà nhất quyết đòi ti mẹ? Bạn đang bối rối không biết làm sao để bé làm quen và chấp nhận người bạn mới này?

Bé không chịu bú bình phải làm sao? Sau khi sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của các bé. Khi lớn hơn một chút, mẹ phải đi làm, trẻ cũng cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nên sữa công thức sẽ là trợ thủ đắc lực giúp con bạn cao lớn, khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trẻ không chịu bú bình, bỏ luôn ăn sữa khiến mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Vì sao con lại phản đối “dữ dội” như vậy?

Tại sao bé không chịu bú bình?

Trẻ không chịu bú bình do nhiều nguyên nhân: do không thích, bình sữa, mùi sữa và có thể do cách mẹ làm chưa ưng ý. Hãy tìm đúng nguyên nhân để giúp bé kết thân với người bạn mới này nha mẹ!

1. Trẻ không thích sữa ngoài

Nếu lý do từ sữa, có thể do nhiệt độ sữa bình khác sữa mẹ nên con chưa quen. Một số trẻ thích sữa ấm, một số lại thích sữa ở nhiệt độ phòng. Mẹ hãy thử thay đổi nhiệt độ sữa để xem bé còn phản ứng không nhé!

Ngoài ra, còn do bé quen với vị sữa mẹ nên chưa quen với sữa mới. Hoặc đôi khi sữa có vấn đề [hết hạn, nhiễm mùi…]. Bạn nên uống thử một chút để kiểm tra sữa trước khi cho trẻ bú nhé!

Bé thường thích bú mẹ hơn do sữa pha, bình sữa, núm vú giả không “hợp miệng”

Một số trẻ cũng không thích mùi vani, đường tinh chế hay đường thơm trong sữa bột nên mẹ hãy lựa chọn loại có mùi vị gần giống với sữa mẹ nhất.

Đây cũng là nguyên nhân mẹ nên xem xét. Nhiều bé không chịu bú bình vì nhận thấy núm vú của bình cứng trong khi ti mẹ thì mềm mại, dễ chịu hơn nên thích hơn.

Nếu núm vú có lỗ nhỏ, sữa ra rất nhỏ giọt cũng gây khó khăn, khiến bé bú được ít. Lâu ngày, trẻ sẽ cảm thấy chán nản, khó chịu và ghét bú bình. Mẹ hãy thử chọn bình sữa núm vú có lỗ to hơn hoặc dùng kim tiệt trùng đâm cho lỗ núm vú to hơn để con yêu dễ bú hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ mẹ đã biết chưa?

3. Bé bỏ bú bình phải làm sao? Thay đổi người cho ăn

Sau giai đoạn trực tiếp nuôi con bằng sữa mẹ, bạn phải quay lại với công việc, một người khác sẽ đảm nhiệm việc chó bé bú bình. Nếu chưa quen với thay đổi này, con có thể phản ứng bằng cách không chịu bú bình.

Quá quen hơi mẹ và mùi sữa mẹ cũng làm trẻ bỏ bú bình. Lúc đó, bạn nên ôm con vào lòng, vắt sữa mẹ vào bình rồi để bé làm quen từ từ nhé!

Mẹ cần cho bé quen hơi bố, hoặc vú em trước khi bắt đầu bú bình

4. Trẻ không chịu bú bình do mọc răng

Đây là nguyên nhân cực kỳ quan trọng vì đến giai đoạn mọc răng, một số bé có phản ứng “chống đối” với việc bú bình. Lúc này, trẻ thích cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa, chứ nhất quyết không chịu mút sữa.

>> Có thể bạn quan tâm: Nuôi con bằng sữa mẹ: Khi bé thích bú bình hơn bú mẹ

Kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình

Căn cứ vào những nguyên nhân bé không chịu bú bình kể trên, mẹ hãy đối chiếu với em bé nhà mình để thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn hãy tham khảo 3 mẹo đơn giản sau đây để tập cho trẻ bú bình:

1. Tập bú bình khi đi dạo

Đôi khi chính vì phân tâm với những khung cảnh xung quanh nên bé không cảm thấy những khác lạ khi dùng bình sữa và sẽ bú như bình thường. Ngoài ra, việc đi dạo cũng khiến con cảm thấy thoải mái hơn, từ đó việc ăn uống dễ dàng hơn.

Để thực hiện cách này, bạn cần dùng một chiếc địu trẻ sơ sinh hoặc xe đẩy để trẻ ngồi thẳng, mặt hướng về phía trước.

Bé không chịu bú bình phải làm sao? Đưa đi dạo là một “chiêu” hữu hiệu để dụ bé bú bình

Khi em bé bình tĩnh, thoải mái thì đặt chiếc bình sữa vào trong miệng. Mẹ nhớ dùng tay vỗ nhẹ ở bụng và hông, giống như đang “nịnh” con nhỏ bú sữa.

Không khí trong lành, mát mẻ sẽ khiến em không nghĩ đến chuyện ăn uống và sẽ bú bình sữa một cách vô thức. Nếu trẻ khóc lóc, bạn hãy đợi một lát nữa hãy thử lại. Trong lúc đó hãy trò chuyện và tiếp tục đi dạo với con yêu.

2. Bé bỏ bú bình phải làm sao? Cho bú khi đang buồn ngủ

Thường các bà mẹ sẽ cho con bú trước khi đi ngủ, vừa giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn và bố mẹ cũng sẽ có nhiều thời gian để ngủ hơn. Trước khi đi ngủ, con cũng đang khá mệt nên sẽ bú bình một cách không ý thức.

Để làm cách này, hãy cho em bú mẹ như bình thường. Khi con ngừng lại một chút, thì bạn nhanh chóng đặt bình sữa vào miệng.

Nếu chịu bú bình, bé sẽ bú hết cả bình sữa rồi chìm vào giấc ngủ. Nếu bé không chịu bú bình, bạn hãy thử cho trẻ bú mẹ lại, vỗ về, hát ru, đung đưa một chút. Con yêu sẽ dịu lại và chịu bú bình nhanh chóng rồi đi ngủ.

>> Có thể bạn quan tâm: Chọn ngày cắt tóc cho bé mang lại sức khỏe may mắn!

3. Thay đổi giữa núm vú giả và bình sữa

Cách này cũng khá đơn giản, dành cho những em bé thích ngậm ti giả. Ti giả cũng là một mẹo giúp con ngừng khóc và la hét ngay lập tức, được khá nhiều bố mẹ áp dụng.

Dựa vào thói quen này, bạn tập trẻ bú bình bằng cách khi đến giờ bú sữa hoặc bé đòi bú sữa, hãy cho ngậm ti giả trong khoảng nửa phút.

Sau đó lấy ti giả ra, nhanh chóng đưa bình sữa vào miệng em. Hầu hết các nhóc tì sẽ không cảm thấy sự thay đổi và bú sữa như bình thường.

Bé không chịu bú bình là vấn đề khá phổ biến nhưng không quá nghiêm trọng. Các mẹ đừng quá lo lắng mà nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân, áp dụng mẹo nhỏ trên đây để giúp thiên thần nhỏ nhanh chóng thích thú với chuyện bú bình nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Được mẹ nhờ cho con bú sữa công thức, hẳn ông bố trẻ nào cũng vừa hăm hở vừa lo lắng với nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong hành trình chăm con hàng ngày. Bố sẽ rất cần những tuyệt chiêu cho con bú bình đúng cách như bên dưới để cả hai bố con hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mẹ giao.

Nắm vững những bí quyết cho con bú bình đúng cách sau, bố thậm chí có thể cho con bú giỏi ngang ngửa mẹ

1. Chỉ cho bé yêu bú sữa công thức đạm whey trong năm đầu tiên

Trên thị trường, dạng này thường được gọi là “sữa cho những tháng đầu đời” [first infant milk]. Có hai loại sữa công thức chính chia theo thành phần protein: sữa đạm whey [whey-based milk] và sữa đạm casein [casein-based formula]. Cả hai đều được làm từ sữa bò đã qua xử lý, nhưng sữa công thức đạm casein không được khuyến nghị dùng cho trẻ sơ sinh, bố đừng quên nhé!

2. Lưu ý khi chọn sữa cho con bú

Không bao giờ cho con uống trực tiếp sữa bò thông thường hay pha chung với sữa công thức khi bé chưa tròn một tuổi, vì trẻ rất khó tiêu hóa loại này. Nó lại không chứa đủ chất sắt và các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu của con.

Ngoài ra, bố còn nên tránh mua các loại sau: sữa cừu, sữa dê, sữa đặc, sữa đặc không đường, sữa bột hoặc “thức uống có sữa” làm từ gạo, yến mạch và hạnh nhân.

3. Cho con bú bình đúng cách: Làm theo chỉ dẫn

Bố luôn luôn nhớ đọc kỹ và làm theo các chỉ dẫn ghi trên hộp sữa nhé. Nếu lỡ tay pha quá nhiều bột sữa công thức, cơ thể trẻ sẽ dễ bị khử nước hoặc táo bón. Nhưng đong quá ít bột so với chỉ dẫn lại có thể khiến bé yêu của bố nhận thiếu dưỡng chất từ sữa đấy!

4. Đếm số thìa bột khi pha sữa

Bố nên đếm lớn tiếng số thìa đong bột những lúc pha sữa công thức với nước. Nếu không, các ông bố trẻ sẽ rất dễ quên mình đã đong đến thìa bột thứ mấy, đặc biệt là khi bố đang ở trong tình trạng ngái ngủ vì phải bật dậy pha sữa cho cục cưng vào thời điểm nửa đêm.

5. Cho bột pha sữa vào từng hộp nhựa nhỏ

Chia bột sữa công thức vào vài hộp nhựa nhỏ theo liều lượng thích hợp dành cho mỗi ngày. Động tác này sẽ giúp bố tiết kiệm thời gian và tránh rơi vào thế rối rắm khi pha sữa cho con, nhất là những lúc trẻ gào khóc vì đói và không thể kiên nhẫn chờ đợi thêm.

Bên cạnh đó, bố sẽ thấy rất tiện lợi khi đặt gọn những chiếc hộp này vào túi đựng đồ em bé mỗi dịp cần đưa con ra khỏi nhà.

6. Thay vợ cho con bú

Phụ mẹ cho bé bú bình nhiều nhất trong khả năng có thể. Điều này không chỉ gia tăng tình cảm và sự gắn bó giữa hai bố con mà còn giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là vào những buổi tối sau khi bố tan sở.

7. Cho con bú bình đúng cách: Không hâm sữa bằng lò vi sóng

Tránh dùng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa. Vì lò vi sóng thường làm nóng sữa không đều, tạo nên những phần quá nóng có thể gây phỏng miệng em bé.

8. Mặc đồ cũ khi cho con bú

Mặc áo thun cũ khi cho bé bú bình hoặc giúp con ợ hơi. Nguyên nhân rất đơn giản: đây là cách tránh làm những chiếc áo xịn của bố dính đầy phần sữa rơi vãi và vết nôn trớ.

9. Đeo yếm cho bé

Đeo yếm cho con trước mỗi lần bé bú bình. Nó sẽ là công cụ thấm sữa nhỏ giọt, chất nôn trớ và nước dãi của bé, bố sẽ không phải mất thời gian thay áo nhiều lần cho bé trong các cữ ăn.

10. Cho con bú bình đúng cách: Không ép con bú

Đừng bắt buộc con phải bú hết sạch bình sữa. Cơ thể mỗi trẻ có tần suất và cơ chế nạp lượng sữa khác nhau. Vì vậy, khi “cục vàng” báo động mình đang đói, bố chỉ cần cho con bú vừa đủ theo nhu cầu của bé. Nếu bố cứ cố ép con bú cạn bình, có thể sau đó bé sẽ nôn trớ hết những gì vừa nạp vào cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề