Người thân là ai

Lm. Thái Nguyên06/Jul/2022


AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN

Chúa Nhật 15 Thường Niên năm C - Lc 10, 25-37

Suy niệm

Yêu mến Thiên Chúa hết tình và yêu người thân cận như chính mình là điều kiện để đạt tới sự sống đời đời. Nhưng câu hỏi được nêu lên: "Ai là người thân cận của tôi?". Người Do Thái vẫn hiểu đó là đồng bào, đồng đạo, thuộc dân Thiên Chúa. Phải chăng vị luật sĩ muốn tìm một câu định nghĩa toàn bích hơn về “người thân cận”? Nhưng đối với Đức Giêsu, định nghĩa về "người thân cận" không quan trọng bằng thực thi bác ái với người thân cận. Thay vì tìm hiểu ai là người thân cận, tốt hơn nên tỏ ra mình là người thân cận đối với những kẻ đang cần mình giúp đỡ. Với ý hướng đó mà Đức Giêsu đã đưa ra một dụ ngôn vừa cụ thể vừa sâu sắc, vừa éo le vừa lạ lùng. Éo le là vì đứng trước tình cảnh một người đang bị trọng thương trên đường, mà thầy Tư tế và Lê vi lại làm ngơ như không thấy, và tránh qua bên kia đường mà đi. Lạ lùng là người Samari ngoại giáo vừa trông thấy nạn nhân, đã đến cứu giúp tận tình, mà có thể nạn nhân đó là người Do Thái, kẻ thù của dân tộc mình. Người Samari đã sống luật yêu thương một cách trọn vẹn, không chỉ là lòng thương cảm mà "yêu bằng việc làm", và làm với hết khả năng của mình. Những việc làm cụ thể thường hùng hồn hơn những lời nói suông. Con đường dài nhất là con đường từ trái tim đến đôi tay. Chúa Giêsu muốn chúng ta đi hết con đường đó: "Hãy đi và làm như vậy". Sở dĩ người ta không dám làm một cái gì đó cho những người anh em, là vì họ không có can đảm vượt qua nỗi sợ. Sở dĩ thầy Tư tế và thầy Lê vi "tránh qua bên kia mà đi" là vì các thầy sợ ô uế khi đụng vào xác chết, sợ bọn cướp còn ẩn nấp đâu đây, sợ rắc rối phiền hà xảy ra cho mình. Những nỗi sợ xem ra rất khôn ngoan và hợp lý, chỉ có điều chẳng có chút tình yêu nào. Sở dĩ chúng ta không dám làm một cái gì đó cho người cần giúp đỡ, là vì chúng ta sợ phải thiệt thòi, sợ tốn công tốn sức, tốn thời giờ, sợ phải trả giá, sợ đụng đến sự an toàn hay tiện nghi của mình. Chúng ta muốn được yên thân! Yên thân là bất động, là dòng sông sự sống bị tắt nghẽn, không còn được chuyển thông. Đứng trước nạn nhân, có lẽ câu hỏi mà hai vị giáo sĩ đặt ra là:“Nếu tôi dừng lại giúp đỡ người này, chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi?”. Nhưng xem ra người Samari đảo ngược lại câu hỏi:“Nếu tôi không dừng lại giúp đỡ người này, chuyện gì sẽ xảy ra cho anh ta?”. Hai câu hỏi với hai hướng khác nhau, nên cách thái hành động cũng khác nhau. Một câu hỏi hướng về sự an toàn của bản thân, còn một câu hỏi hướng đến lợi ích của tha nhân. Cách đặt câu hỏi hay cách đặt vấn đề cũng là một cách xác định tâm hồn và tính cách của một con người.Ở cuối dụ ngôn, Đức Giêsu cũng đảo chiều câu hỏi: “Ai là người thân cận của tôi?” thành câu: “Ai là người thân cận của kẻ bị cướp?” Với lối đặt câu hỏi này, mọi hàng rào ngăn cách và quan niệm lâu đời của người Do Thái bị phá đổ. Tôi không chỉ phục vụ cho người thân cận của tôi, mà tôi trở thành người thân cận với người tôi phục vụ, và người ấy trở thành người thân cận của tôi. Như thế ai cũng có thể thành người thân cận của tôi, và tôi cũng có thể trở thành người thân cận của bất cứ ai, khi tôi dám yêu họ như chính mình.Yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là cho đi chính bản thân. Kahlil Gibran có một câu nói chí tình: "Bạn cho đi quá ít khi chỉ cho đi của cải. Chỉ khi nào cho đi chính mình, bạn mới thực sự cho đi". Mẹ Têrêsa Calcutta cũng xác định: "Kitô hữu là người trao ban chính bản thân". Đó là ý nghĩa thật nhiệm mầu trong Bí tích Thánh Thể. Tham dự thánh lễ chẳng có ý nghĩa gì khi tôi không sống lòng nhân ái. Càng đi tìm bản thân, tôi càng đánh mất chính mình. Càng co cụm trong vỏ ốc của mình, tôi càng chết dần mòn trong nỗi cô đơn. Càng muốn được yên thân, tôi càng vong thân.Nỗi khát khao hạnh phúc của tôi chỉ có thể được lấp đầy khi tôi biết coi trọng hạnh phúc của tha nhân. Người tín hữu Kitô chỉ thực sự là con Chúa khi họ dám tiêu hao vì người khác. Muốn vậy, tôi hãy yêu rồi làm. Khi đã yêu rồi tôi mới biết phải làm gì cho người anh em, nhất là những người nghèo hèn đau khổ. Khi đã yêu rồi, tôi mới biết cách làm cho kẻ xa lạ nên người thân cận, kẻ thù địch nên người bạn tốt, chỉ cần tôi dám dừng lại, đến gần và cúi xuống trước anh em.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu! Đường về quê hương sự sống đời đời, là đường Chúa đã gọi mời con đi, nhưng đi với trái tim mới tới đích,bằng không sẽ dang dở cuộc hành trình. Thầy Tư tế và Lêvi rẽ sang hướng khác, vì không mang theo mình một trái tim, chỉ mang theo của lễ ở bên ngoài, nhưng Chúa chỉ đoái hoài lòng nhân hậu. Người Sa-ma-ri lên đường không của lễ, nhưng anh có trái tim để hiến dâng, với tấm lòng yêu thương người lân cận, nên anh cảm thấu được nỗi khổ đau,của những ai đang gặp phải cơ cầu,và cúi xuống để tận tình hầu hạ. Con đường đến quê hương sự sống mới,không khó không dài như phải lên non,nhưng đường dài khó nhất đối với con, là đường từ trái tim đến bàn tay.Xin Chúa đặt trái tim trên bàn tay, để thu ngắn lại cho con đường dài,nên con không sợ gì những trở ngại,mọi cái sẽ dễ lại trước khó khăn.Xin cho con lên đường với trái tim: suy nghĩ và nhìn đời với trái tim,lắng nghe và hành động với trái tim, một trái tim được nung nấu mỗi ngày,để tình yêu trong con luôn rực cháy thành lửa thiêng niềm vui sống dâng đầy. Amen.

© 2020 - VietCatholic Network - Designed by J.B. Đặng Minh An

Xuất phát từ tinh thần yêu thương, đoàn kết của dân tộc Việt Nam, tư tưởng nhân đạo của nhà nước mà những vấn đề liên quan đến người có công với cách mạng ngày càng được quan tâm. Việc quy định về các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng cũng như thân nhân của họ được xem là hành động xã hội tốt đẹp để tri ân, đền đáp công ơn những người vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Vậy thân nhân là gì và đối tượng nào được xem là thân nhân của người có công với cách mạng?

Cơ sở pháp lý:

– Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020.

1. Thân nhân là gì?

Thân nhân là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong các văn bản pháp lý. Theo đó, thân nhân có thể hiểu là mối quan hệ đặc biệt của một người, có thể là quan hệ thân thích hay các mối quan hệ khác. Trong đó, người thân thích được hiểu theo quy định của luật hôn nhân và gia đình là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

Người có công với cách mạng bao gm:

– Người hoạt đng cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

– Liệt sĩ;

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

– Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

– Bệnh binh;

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

– Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

– Người có công giúp đỡ cách mạng.

Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con [con đẻ, con nuôi], người có công nuôi liệt sĩ.

Trong đó:

 Người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm tr lên.

– Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế như sau: Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

+ Con liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2. Thân nhân tiếng Anh là gì?

Thân nhân trong tiếng Anh là “Relative”.

3. Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng

3.1. Chế độ ưu đãi

Tùy tng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

– Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

– Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

+ Bảo hiểm y tế;

+ Điều dưng phục hồi sức khỏe;

+ Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

+ Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

+ Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

+ Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

+ Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

+ Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

+ Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

3.2. Các nguyên tắc áp dụng chế độ ưu đãi 

Việc áp dụng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ phải tuân theo những nguyên tắc quy định tại Điều 6 Pháp lệnh như sau:

– Chăm lo sức khỏe, đi sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là trách nhim ca Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ và thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

– Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

– Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.

– Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy đnh tại Khoản 12 Điều 16 và Khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh này chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.

– Trường hợp các đối tượng quy định tại Khoản này đồng thi thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảđảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.

– Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh này thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

+ Thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;

+ Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tuất hằng tháng của một người có công với cách mạng;

+ Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của liệt sĩ theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;

+ Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một đối tượng;

+ Con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc đang hưởng trợ cp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học thì không được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

– Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một sut trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

3.3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng 

Để các quy định về chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ được áp dụng hiệu quả trên thực tế, ngăn ngừa sự lạm quyền hay việc áp dụng sai trái thì pháp luật cũng quy định những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7 Pháp lệnh như sau:

– Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyn lợi của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng.

– Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

– Li dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có cộng với cách mạng để vi phạm pháp luật.

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 được thông qua với nhiều điểm mới, quy định chặt chẽ, khả thi, bảo đảm chế độ cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ.  Việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng nhằm thể chế hóa quan điểm “thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước”, “không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công” cần được coi là nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hộ.

Video liên quan

Chủ Đề