Tại sao bị ép tim

Cần làm gì khi có dấu hiệu bị ép tim?

[VOH] - Chèn ép tim có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng nếu chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tránh khỏi nguy cơ tử vong.

Ép tim là tình trạng tim bị đè nén do có quá nhiều máu hoặc chất dịch tích tụ giữa cơ tim và màng ngoài tim, từ đó tạo áp lực lên tim và ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim. Trong trường hợp không bơm đủ máu có thể dẫn đến suy tim.

Bị ép tim có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh nguy cơ tử vong.

Dịch tích tụ nhiều trong màng tim sẽ gây ép tim [Nguồn: Internet]

2. Vì sao bị ép tim?

Tùy theo loại ép tim mãn tính hãy ép tim cấp tính mà bệnh sẽ có những nguyên nhân khác nhau:

  • Ép tim mãn tính: Nguyên nhân có thể do ung thư phổi, ung thư vú, ung thư hạch, suy thận, suy giáp và nhiễm trùng.
  • Ép tim cấp: Thường xảy ra do các chấn thương như vết dao đâm, tai nạn giao thông [khi ngực va mạnh vào bánh lái và gây ra tình trạng bóc tách động mạch chủ].

Ngoài ra, chèn ép tim cấp còn do một số nguyên nhân khác như cơ tim bị phá hủy sau cơn nhồi máu cơ tim hoặc những lỗ thủng hình thành trong tim sau những ca phẫu thuật, ví dụ như lắp máy tạo nhịp tim.

3. Triệu chứng bị ép tim

Bệnh ép tim có thể gây ra nhiều triệu chứng, trong đó triệu chứng chính thường xảy ra bao gồm:

  • Ép tim khó thở hoặc thở gấp.
  • Lo lắng, bồn chồn.
  • Đau nhẹ ở cổ, vai, lưng hoặc bụng.
  • Đau ngực, có thể nặng hơn khi thở hoặc ho.
  • Cảm thấy khó chịu, đôi khi có thể thuyên giảm khi ngồi thẳng lưng hoặc nghiêng về phía trước.
  • Ngất xỉu, choáng váng.
  • Da nhạt, xám hoặc xanh xao.
  • Đánh trống ngực.
  • Sưng vùng bụng hoặc các vùng khác.

4. Bị ép tim phải làm sao?

Ép tim là một tình trạng cấp cứu, vì vậy cần tiến hành khẩn trương khi nhận thấy những dấu hiệu bị ép tim. Việc điều trị ép tim cần thực hiện tại bệnh viện.

Nếu ép tim mãn tính, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu bị ép tim do ung thư gây ra, tùy vào dạng ung thư nào mà bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị thích hợp. Nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, các loại thuốc kháng sinh và kháng nấm sẽ được sử dụng.

Điều trị ép tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh [Nguồn: Internet]

Đối với trường hợp bị ép tim cấp tính, khi tim xuất hiện các triệu chứng, các chất dịch quanh tim phải được lấy đi càng nhanh càng tốt, thông qua thủ thuật chọc màng ngoài tim. Các loại thuốc tăng huyết áp có thể được sử dụng để duy trì sự sống cho bệnh nhân trong quá trình chọc dịch. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu cắt bỏ một phần màng ngoài tim bằng phẫu thuật tạo cửa sổ ngoại tâm mạc. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ là phương án điều trị tạm thời.

Để điều trị hoàn toàn chứng ép tim thì nguyên nhân gây ra nó cũng phải được tìm ra và chữa trị. Ở bệnh nhân bị chèn ép tim cấp tính, có khả năng đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể xét nghiệm chất dịch được rút ra từ tim bằng cách khảo sát dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây ép tim, từ đó điều trị đúng cách hơn.

Về mặt cổ điển, bệnh nhân có tam chứng Beck, bao gồm:

  • Tăng áp lực tĩnh mạch [ví dụ, giãn tĩnh mạch cổ]

Tuy nhiên, hạ huyết áp có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn trong bệnh cảnh chấn thương, tiếng tim mờ có thể khó đánh giá khi hồi sức, và sự giãn tĩnh mạch cổ có thể mất do giảm thể tích. Mạch nghịch đảo, giảm huyết áp tâm thu trên 10mmHg khi hít vào là dấu hiệu gợi ý, nhưng không dễ đánh giá vì có yếu tố nhiễu.

Khó thở tim đập nhanh là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tim mạch hoặc hệ hô hấp của bạn đang gặp vấn đề. Triệu chứng này có thể khởi phát đột ngột hoặc phát triển từ từ, hãy theo dõi đặc điểm tình trạng cũng như vấn đề sức khỏe khác để bác sĩ phán đoán nguyên nhân dễ dàng, chính xác hơn.

1. Nguyên nhân gây khó thở tim đập nhanh

Tình trạng khó thở tim đập nhanh xảy ra đồng thời khiến người bệnh dễ dàng nhận thấy bất thường, song để chẩn đoán chính xác thì bác sĩ sẽ dựa trên các đặc điểm sau:

Nhịp tim nhanh

Khó thở tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Tim đập nhanh hay nhịp tim nhanh được xác định khi nhịp tim nghỉ ngơi trên 100 nhịp mỗi phút. Tim đập nhanh khiến máu không kịp tuần hoàn về tim, dần dần khiến chức năng bơm máu của tim bị suy giảm.

Khó thở, thở bất thường

Khó thở xảy ra khi cơ thể không cân bằng được lượng oxy hít vào và cacbonic thải ra, khiến bạn có cảm giác hụt hơi, phải thở gấp, dốc hơn kể cả trong trạng thái bình thường.

Tình trạng khó thở tim đập nhanh có thể do những nhóm nguyên nhân sau:

1.1. Nguyên nhân do bệnh lý về phổi

Đây là nhóm nguyên nhân đầu tiên và phổ biến khiến bệnh nhân bị khó thở, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi bất thường. Các bệnh lý này thường tiến triển từ từ, chức năng phổi suy giảm nên cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Cụ thể, các bệnh lý về phổi có thể gây tình trạng khó thở tim đập nhanh bao gồm:

Viêm phổi, viêm phế quản thường gây giảm chức năng hô hấp, tim đập nhanh

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là phản ứng của phổi khi bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây hại, dẫn tới tích tụ chất lỏng và dịch mủ ở phổi. Dịch mủ tích tụ nhiều và tình trạng viêm là nguyên nhân gây suy giảm chức năng hô hấp của phổi, khó thở, tim đập nhanh là một trong những triệu chứng sẽ xuất hiện. Ngoài ra, người bệnh còn bị: ho, tức ngực, sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ, cơ thể mệt mỏi quá mức,…

Viêm phổi là bệnh cấp tính nghiêm trọng, cần điều trị kịp thời tránh đe dọa đến tính mạng. Nếu triệu chứng khó thở, tim đập nhanh xuất hiện nghĩa là viêm phổi tương đối nặng, hãy tới bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn thực chất là tình trạng tăng đáp ứng viêm của phế quản gây hẹp đường thở, vì thế triệu chứng khó thở thường xuất hiện. Ngoài ra, tim bị kích thích hoạt động co bóp nhiều hơn nên nhịp tim ở người bệnh cũng cao hơn bình thường. Cần cẩn thận triệu chứng hen suyễn nguy hiểm khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng.

Bệnh thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là tình trạng tắc nghẽn một hoặc nhiều động mạch đến phổi, gây ra những triệu chứng điển hình như:

  • Khó thở, tim đập nhanh, đôi khi bệnh nhân có nhịp tim chậm bất thường không ổn định.

  • Tức ngực, chóng mặt.

  • Sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao do thiếu oxy.

  • Sưng phù chân.

Thuyên tắc phổi khi đã gây ra triệu chứng khó thở tim đập nhanh cần sớm được cấp cứu kịp thời, nếu không tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính gây suy giảm chức năng hô hấp nghiêm trọng

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính

Tắc nghẽn phổi mạn tính thường khiến phổi chịu ảnh hưởng kéo dài, dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp. Bệnh nhân sẽ thường gặp các triệu chứng như:

  • Xuất hiện nhiều đờm nhớt trong cổ họng.

  • Ho liên tục, khó thở.

  • Tức ngực, mệt mỏi.

Nhịp tim có thể bị ảnh hưởng do bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, song cũng có trường hợp sức khỏe tim vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

1.2. Nguyên nhân do bệnh lý ở tim

Bệnh lý ở tim là nguyên nhân thường gây ra tình trạng khó thở, mệt mỏi do tim phải hoạt động nhiều hơn mới có thể bơm đủ máu giàu oxy đến các cơ quan. Những bệnh lý ở tim thường gặp gây ra triệu chứng khó thở, tim đập nhanh bao gồm:

Dị tật tim bẩm sinh

Bất thường cấu trúc hoặc chức năng tim bẩm sinh thường do vấn đề di truyền hoặc tổn thương có sẵn khi phát triển trong bụng mẹ. Triệu chứng bệnh thường gặp là tình trạng tim đập nhanh, khó thở, không ít trẻ bị dị tật nghiêm trọng gặp khó khăn để duy trì nhịp thở.

Nếu dị tật tim bẩm sinh không quá nghiêm trọng, phẫu thuật can thiệp có thể giúp phục hồi phần nào chức năng tim và cải thiện triệu chứng bệnh. Song nhiều trường hợp trẻ phải sống với sức khỏe tim mạch yếu hơn, nguy cơ biến chứng cũng như triệu chứng khó thở tim đập nhanh có thể tới bất cứ lúc nào.

Cẩn thận khó thở tim đập nhanh do bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành

Bệnh lý này gây ra tình trạng hẹp, cứng động mạch dẫn máu nuôi tế bào cơ tim, vì thế tim không thể hoạt động tốt hơn. Chức năng tim suy giảm nhưng hoạt động bơm máu nuôi toàn cơ thể vẫn phải thực hiện liên tục, thúc đẩy tim đập nhanh hơn và tình trạng này người bệnh có thể nhận biết.

Tình trạng tim đập nhanh này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tim, lâu dần sẽ gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn. Bệnh nhân có thể có triệu chứng khó thở hoặc không tùy theo bệnh động mạch vành có ảnh hưởng đến hoạt động của phổi hay không.

Suy tim sung huyết

Đây là tình trạng cơ tim bị tổn thương, giảm hoạt động bơm máu cũng như khiến chất lỏng tích tụ trong tim cũng như xung quanh phổi. Điều này lý giải tại sao bệnh nhân đồng thời có triệu chứng khó thở tim đập nhanh.

Ngoài những bệnh lý tim mạch trên, chức năng tim có thể ảnh hưởng gây khó thở và tim đập nhanh do rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim,… Cần xác định chính xác nguyên nhân gây triệu chứng này và điều trị từ nguyên nhân mới có thể khắc phục được triệu chứng.

2. Làm gì khi bị khó thở tim đập nhanh?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khó thở tim đập nhanh mà mức độ nguy hiểm, điều trị là khác nhau, vì thế bệnh nhân nên tới bệnh viện để được thăm khám. Nếu nguyên nhân do tâm lý hoặc đây là tình trạng cấp tính do nhiễm độc, sốc phản vệ, thiếu máu,… thì bạn có thể thử 1 số cách sau để cải thiện.

2.1. Thay đổi lối sống

Nếu khó thở tim đập nhanh chỉ xảy ra khi đi đứng ở cao, làm việc hay tập thể dục quá sức thì hãy nghỉ ngơi, di chuyển tới nơi thấp hơn. Thực hiện thói quen tốt như tập thể dục mỗi ngày, ăn uống lành mạnh, đi ngủ sớm,… cũng giúp cải thiện triệu chứng cũng như sức khỏe tim mạch.

2.2. Giảm căng thẳng

Bạn có thể xoa dịu tinh thần căng thẳng bằng 1 số cách như ngồi thiền, nghe nhạc, tư vấn với bác sĩ tâm lý, tham gia hoạt động vui chơi,…

Khi khó thở tim đập nhanh là triệu chứng bệnh lý, bạn cần được chẩn đoán và điều trị. Triệu chứng này cũng cần được theo dõi để đánh giá tình trạng tiến triển hoặc cải thiện bệnh khi điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề