Tại sao có thai thì không có kinh

Khi gặp phải hiện tượng chậm kinh, rất nhiều chị em lo lắng liệu có phải mình mang thai hay mắc phải bệnh lý nào không. Theo các chuyên gia, chậm kinh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân mà không phải chị em nào cũng biết rõ. Trong bài viết dưới đây sẽ nêu ra 12 nguyên nhân gây chậm kinh [trễ kinh] thường gặp do mang thai và không mang thai, mời các bạn cùng Thai Ha Clinic tìm hiểu.

12 nguyên nhân gây chậm kinh [ trễ kinh ] thường gặp

Chậm kinh là hiện tượng mà không ít chị em gặp phải, tuy nhiên thì không phải trường hợp nào cũng xuất phát từ một nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hay nguyên nhân trễ kinh ở phụ nữ mà chị em cần nắm rõ:

Nguyên nhân gây chậm kinh [ trễ kinh ] thường gặp

Nguyên nhân chậm kinh do mang thai

Một trong những nguyên nhân đầu tiên khi chị em nhận thấy mình bị chậm kinh đó là do mang thai. Nếu trước đó, chị em có quan hệ tình dục không an toàn mà không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào mà hiện tại chưa thấy “ngày đó” xuất hiện thì có thể chị em đã mang thai.

Các chuyên gia cho biết, có một vài trường hợp dù sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chị em vẫn có thể mang thai do bao cao su bị thủng, rách hoặc thực hiện xuất tinh ngoài nhưng tinh trùng quá mạnh nên dễ dàng bơi vào âm đạo để tìm trứng.

Thông thường, chậm kinh [trế kinh] do mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Chị em ngay khi nhận thấy mình bị chậm kinh mà trước có quan hệ tình dục không an toàn thì có thể mua que thử thai về để kiểm tra hoặc đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín.

Nguyên nhân chậm kinh mà không mang thai

1. Do tâm lý căng thẳng, stress

Khi gặp phải những căng thẳng, bất an, stress, lo lắng… trong công việc, gia đình thì chị em cũng dễ gặp phải nhiều vấn đề đối với sức khỏe, trong đó có hiện tượng chậm kinh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chậm kinh ở nữ giới.

Những căng thẳng, stress, mệt mỏi khiến hệ thần kinh của nữ giới bị ảnh hưởng ít nhiều. Hệ thần kinh khi bị ảnh hưởng sẽ khiến cơ thể sản sinh ra các hormone cortisol và adrenalin với hàm lượng cao hơn mức bình thường. Đây là hai loại hormone có tác động đến quá trình sản sinh ra nội tiết tố nữ estrogen và progesterone.

Các loại hormone này đều có thể làm ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường có các vấn đề như: Chậm kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí là không có kinh nguyệt trong một thời gian dài.

Thông tin thêm:

- Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng

- Nguyên nhân chậm kinh 10 ngày

- Chậm kinh 5 ngày

- Nguyên nhân bị chậm kinh 2 tháng

- Chậm kinh thử que 1 vạch

2. Lạm dụng thuốc tránh thai

Khi sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều và liên tục, chị em cũng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, đau bụng dưới, căng tức ngực… trong đó có hiện tượng chậm kinh hay trễ kinh.

Trong các loại thuốc tránh thai thường chứa hàm lượng Estrogen và Progesterone có tác dụng chính là ngăn chặn, ức chế quá trình rụng trứng. Đồng thời, chất domperidone có trong thuốc tránh thai cũng khiến hàm lượng corticosteroid giảm xuống, quá trình rụng trứng cũng chậm đi và tất nhiên chị em sẽ bị chậm kinh.

Việc sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai không chỉ khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi mà nó còn là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh ở nữ giới. Do đó, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về biện pháp tránh thai thích hợp, an toàn đối với sức khỏe.

3. Cân nặng thay đổi đột ngột

Có khá nhiều chị em vì muốn mình có một vòng eo lý tưởng nên đã thực hiện ăn kiêng, nhịn ăn, tập luyện hàng ngày. Tuy nhiên, đây lại là việc làm sai lầm bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến hiện tượng chậm kinh.

Khi tăng cân hoặc giảm cân đột ngột, các hormone tác động đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Với những chị em giảm cân, tăng cân đột ngột thường bị trễ kinh, chậm kinh, chu kỳ kinh thất thường.

4. Mắc bệnh phụ khoa

Nếu chị em mắc phải một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung… cũng gặp phải hiện tượng chậm kinh. Chị em khi thấy mình có các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám chữa càng sớm càng tốt.

5. Bất thường ở tuyến giáp

Tuyến giáp là một cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh, kiểm soát cơ thể, giữ cho cơ thể ở trạng thái bình thường và có ảnh hưởng đến việc sản sinh ra các hormone ở nữ giới.

Nếu tuyến này có trục trặc, bất thường như cường giáp, suy giáp, rối loạn tuyến giáp… thì chị em ngoài gặp phải các biểu hiện như da khô, giảm cân đột ngột, rụng tóc thường xuyên… còn bị chậm kinh, trễ kinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới thường gặp.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như: Thuốc giảm cân, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống loạn thần, thuốc ngủ, thuốc nội tiết tố, thuốc chứa corticosteroid… cũng có thể là nguyên nhân gây chậm kinh 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng.

Khi ngưng sử dụng thuốc điều trị, kinh nguyệt của chị em sẽ được cải thiện, ổn định trở lại. Vì vậy, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó.

7. Vận động quá sức

Tập thể dục là một việc làm tốt đối với sức khỏe của con người nhưng cần tập luyện một cách hợp lý, có khoa học. Nếu tập luyện, vận động quá sức sẽ khiến cơ thể mất đi nhiều năng lượng, lượng estrogen không được sản xuất đủ và chu kỳ kinh nguyệt cũng dễ có sự thay đổi, dễ gây ra hiện tượng trễ kinh.

Để cải thiện, chị em nên xây dựng một chế độ tập luyện ổn định, đều đặn, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

8. Thời kỳ mãn kinh

Thường thì những phụ nữ dưới 40 tuổi thường bị thiếu hụt lượng hormone nữ và dễ bị mãn kinh sớm, đây là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh mà có rất nhiều mẹ gặp phải.

Ngoài biểu hiện chậm kinh, mất kinh sớm, chị em còn gặp phải một số vấn đề như: Khô âm đạo, mồ hôi ra nhiều vào ban đêm, nóng trong người, mất ngủ, chóng mặt, nhan sắc kém đi…

9. Rối loạn kinh nguyệt

Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không ổn định, chu kỳ kinh đến sớm hoặc đến quá muộn, máu kinh ra quá ít, quá nhiều cũng dễ bị rối loạn kinh nguyệt. Và tất nhiên là rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ gây ra chậm kinh, rong kinh hoặc có thể dẫn đến vô kinh.

Đăng ký gói khám phụ khoa tổng quát 10 hạng mục chỉ 320K

10. Hội chứng đa nang buồng trứng [PCOS]

Đây là hội chứng khiến nội tiết tố ở nữ giới mất cân bằng, hình thành nên các nang nhỏ có trong buồng trứng và ngăn ngừa quá trình rụng trứng. Tình trạng này xảy ra nhiều lần khiến chị em khó có kinh nguyệt ổn định vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Có đến 10% nữ giới gặp phải hội chứng này trong độ tuổi sinh sản.

Các dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng có thể bao gồm: Tăng cân, mọc nhiều mụn trứng cá, rậm lông, chậm kinh, mất kinh, đặc biệt có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

11. Cho con bú

Việc cho con bú cũng khiến lượng hormone nữ bị ảnh hưởng, chu kỳ kinh nguyệt ở chị em cũng không đều. Thường thì khi cho con bú, chất prolactin có trong sữa mẹ sẽ làm chậm chu kỳ kinh nên chị em cũng sẽ có vòng kinh muộn hơn so với bình thường.

Sau thời gian cho con bú, chu kỳ kinh của nữ giới sẽ trở lại nhưng cần một khoảng thời gian để duy trì trạng thái ổn định.

12. Bước vào tuổi dậy thì

Hầu hết những bạn gái khi bước vào tuổi dậy thì đều gặp phải hiện tượng chậm kinh, chu kỳ kinh không ổn định. Các bậc phụ huynh cũng như các bạn gái không nên lo lắng quá bởi chúng không có ảnh hưởng gì.

Sau khi bước qua tuổi dậy thì, kinh nguyệt của các bạn gái sẽ trở nên ổn định như bình thường.

Ngoài những nguyên nhân chậm kinh kể trên thì cũng còn khá nhiều nguyên nhân khác mà không phải chị em nào cũng nắm rõ. Tốt nhất, chị em khi thấy mình bị chậm kinh kèm theo các biểu hiện bất thường thì nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị.

Như vậy, trên đây là 12+ nguyên nhân gây chậm kinh [trễ kinh] phổ biến mà chị em nên nắm rõ. Hiện tượng chậm kinh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thay vì lo lắng, chị em có thể gọi ngay tới số hotline 0379.544.317 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.

- Bảng giá khám phụ khoa

- Phòng khám phụ khoa uy tín

- Địa chỉ phá thai an toàn ở Hà Nội

Khoảng 25-30% phụ nữ ra máu ở giai đoạn đầu thai kỳ và nhiều người trong số họ đặt câu hỏi tại sao mình có thai tháng đầu như vẫn ra kinh nguyệt?

1. Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt là bị làm sao?

Bạn có thể có kinh nguyệt mà vẫn mang thai? Câu trả lời là KHÔNG. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn có thể ra đốm máu, thường màu hồng nhạt hoặc nâu đậm. Nhưng đó không phải kinh nguyệt.

Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt là bị làm sao?

2. Kỳ kinh nguyệt và thai kỳ

Kỳ kinh nguyệt là sự kiện xảy ra hàng tháng thay cho một quả trứng được thụ tinh. Mỗi tháng, buồng trứng sẽ giải phóng một trứng và nếu trứng này không được thụ tinh, nó sẽ di chuyển khỏi tử cung và đi qua âm đạo. Máu trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường ban đầu có màu nhạt sau đó đỏ đậm dần, đến cuối chu kỳ, máu lại trở nên ít và nhạt màu hơn.

Sự khác nhau giữa kỳ kinh nguyệt và mang thai là khá rõ ràng: Một khi bạn đang có thai, bạn sẽ không có chu kỳ hàng tháng nữa. Nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng sáng tỏ như vậy. Một số phụ nữ tuyên bố họ vẫn có kinh khi mang thai. Điều này đặt ra câu hỏi về việc mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt trên mạng xã hội, blog và chương trình truyền hình.

Giai đoạn sớm nhất của thai kỳ, rất nhiều người ra đốm máu và nhầm tưởng đó là kinh nguyệt.

Chảy máu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu xấu. Nhiều phụ nữ vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh sau khi ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc chảy máu trong suốt thai kỳ có thể do cơ thể mẹ đang gặp vấn đề.

Hơn hết, kỳ kinh nguyệt chỉ xảy ra khi bạn không mang thai. Để tìm hiểu về các loại chảy máu khác trong suốt thai kỳ, bạn cần tìm gặp bác sĩ.

3. Nguyên nhân gây chảy máu trong thai kỳ

Khoảng 25-30% phụ nữ có ra máu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Một số nguyên nhân bao gồm: Chảy máu khi bào thai cấy vào tử cung, thay đổi trong tử cung, do viêm nhiễm, mang thai giả [trứng được thụ tinh và phát triển bất thường thành khối u lành tính chứ không thành bào thai], thai ngoài tử cung [chửa ngoài dạ con], dấu hiệu sảy thai sớm.

>> Tìm hiểu: Có thai ngoài tử cung thử que được không?

3.1. Ra máu thai

Điều này xảy ra trong giai đoạn sớm nhất của thai kỳ khiến nhiều người lầm tưởng có thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Tại thời điểm này, có khi bạn còn chưa làm xét nghiệm và không biết mình đã có thai. Đây là loại máu xuất hiện khi trứng được thụ tinh cấy vào tử cung, thường là vào đúng chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Đôi khi một số phụ nữ nhầm máu thai với máu kinh nguyệt mặc dù nó thường nhạt màu hoặc ra lốm đốm.

Ngay sau khi mang thai, bạn cũng có thể có đốm máu do sự thay đổi bên trong tử cung. Ngoại trừ việc bị nhiễm trùng, hiện tượng này không đáng quan ngại.

Màu máu thai là màu hồng nhạt hoặc đỏ nâu.

3.2. Những nguyên nhân khác

Các nguyên nhân gây chảy máu ở đầu thai kỳ có thể là cảnh báo của tình hình sức khỏe khẩn cấp bao gồm: viêm nhiễm, mang thai ngoài tử cung, mang thai giả, sảy thai.

Nếu là các nguyên nhân trên, hiện tượng chảy máu có thể đi kèm với: Đau bụng hoặc co rút dữ dội, đau lưng, choáng váng hoặc mất ý thức, mệt mỏi, đau vai, sốt, thay đổi lượng dịch tiết âm đạo, nôn không kiểm soát, máu chảy nhiều giống như hành kinh chứ không ra kiểu lốm đốm.

Tóm lại là không thể có kinh nguyệt khi đang mang thai nhưng nhiều mẹ bầu vẫn trải qua các triệu chứng tương tự chu kỳ như: chảy máu âm đạo [nhạt màu và nhanh hết], bị co rút nhẹ, mệt mỏi, cáu gắt, đau lưng dưới.

Nguồn gốc những triệu chứng trên là cơ thể đang chuẩn bị cho việc mang thai. Nếu bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc không biến mất khi bạn đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nhiều người ra máu thai khi còn chưa biết mình có thai. Cho nên họ dễ nhầm đó là kỳ kinh nguyệt.

Sau tuần 20 của thai kỳ, nếu bạn còn ra máu âm đạo, hãy đi khám ngay bởi đó là dấu hiệu của:

Bệnh nhau tiền đạo: xảy ra khi nhau thai bám ở vị trí thấp nhất của tử cung, bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây xuất chảy máu khi mang thai.

Sinh non: khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở rộng, tử cung sẽ có lại để đẩy thai nhi xuống. Điều này có thể gây chảy máu.

Quan hệ tình dục: trong khi hầu hết phụ nữ có thể tiếp tục sinh hoạt vợ chồng khi mang thai, một số trường hợp được khuyến cáo không nên làm bởi điều đó làm tăng sự nhạy cảm của các mô âm đạo và tử cung gây chảy máu.

>> Tìm hiểu: Quan hệ khi mang thai nên hay không?

Vỡ tử cung: đó là khi tử cung bị vỡ trong quá trình chuyển dạ, phải cấp cứu. Bệnh này có khả năng xảy ra với trường hợp trước đó từng sinh mổ hoặc phẫu thuật trên tử cung.

Bong nhau thai: là hiện tượng nhau thai bong ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời. Trường hợp này phải cấp cứu.

Đôi khi rất khó để biết việc ra máu có phải là dấu hiệu phải đi cấp cứu hay không. Theo nguyên tắc chung, nếu bạn ra máu trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, bạn nên đến ngay bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về sức khỏe, bạn hãy đến trực tiếp bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tại 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc gọi đến đường dây nóng 1900 55 88 96 để được tư vấn nhé.

Tin liên quan

  • Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú và những lưu ý
  • Mang thai có được uống trà sữa
  • Mang thai 3 tháng đầu có nên đi bơi

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Video liên quan

Chủ Đề