Tại sao đỉnh đầu bị lõm

Thóp trẻ như thế nào là bình thường?

Các vấn đề về thóp trẻ sơ sinh

Các điểm mềm được gọi là cái thóp. Có hai cái thóp trên đầu em bé và chúng có thể thay đổi kích thước một chút.

Điểm mềm ở phía sau đầu của em bé được gọi là thóp sau, thường nhỏ hơn các thóp khác và có hình tam giác. Điểm mềm trên đỉnh đầu là thóp trước, lớn hơn và có hình kim cương.

Trẻ sơ sinh đầu bị lõm phía sau có ảnh hưởng gì đến sức khỏe em bé sơ sinh không?

Xương sọ của trẻ sơ sinh mềm và dễ dàng biến dạng để giúp bé chui qua kênh sinh nở. Quá trình này được gọi là tạo khuôn.

Đầu là phần lớn nhất của trẻ sơ sinh, vì vậy, tạo khuôn là cách tự nhiên nhất để tạm thời làm cho nó nhỏ hơn.

Cuối cùng, xương sọ sẽ gặp nhau và hợp nhất do các điểm mềm đóng lại. Thóp sau thường khó cảm nhận và thường biến mất sau sáu tuần, khi xương sọ phát triển.

Thóp trước rõ ràng hơn và có thể dễ dàng cảm nhận một vùng da hơi mềm trên đỉnh đầu và thường biến mất khi trẻ từ 10 tháng đến 18 tháng hoặc lâu hơn.

Vì thóp được bao phủ bởi một lớp màng bảo vệ cứng nên chạm hoặc rửa sẽ không vấn đề gì.

Tuy nhiên, hãy để ý đến những cái thóp vì nó có thể tiết lộ những dấu hiệu quan trọng về tình trạng sức khỏe của bé. Thóp chìm có thể là một dấu hiệu mất nước. Thóp phồng lên có thể là triệu chứng của một bệnh gì đó nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não. Tuy nhiên, mọi phán đoán đều không chính xác 100%, vì vậy, tốt nhất hãy đưa bé đi thăm khám.

Sau khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra các thóp. Đây là kiểm tra định kỳ và không có khả năng tìm thấy bất kỳ vấn đề nào.

Trong quá trình phát triển, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra xem xương đầu của bé có phát triển bình thường hay không.

Mời mẹ tham khảo thêm bài viết: Đầu trẻ sơ sinh bị lệch thì có bị làm sao không?

Thóp trẻ như thế nào là bình thường?

Có thể mẹ chưa biết rằng thóp đầu là tên gọi phần đỉnh đầu, có một phần xương chưa được khép hoàn toàn của trẻ. Thóp đầu có 2 phần là thóp trước và thóp sau. Thóp trước thường có hình thoi, chúng là khe hở của xương đỉnh đầu và xương trán. Còn thóp sau là hình tam giác, chúng là khe hở giữa xương chẩm và xương đỉnh đầu.

Trẻ sơ sinh dù sinh đủ tháng hay sinh non đều có thóp như nhau. Thóp sau gần như sẽ được khép lại khi trẻ chào đời [chúng có thể rất nhỏ và chậm nhất là 4 tháng sau sinh sẽ được khép lại]. Thóp trước lại được trải qua một quá trình thay đổi.

Kích thước trung bình của thóp trước là 2.1cm [dao động trong khoảng 0.6 đến 3.6cm]. Sau 2-3 tháng thì thóp rộng ra theo sự lớn lên của đầu bé và dần thu nhỏ về sau. Khoảng đến tháng 12-18 thì khép lại.

Đầu trẻ sơ sinh là một bộ phận nhạy cảm, mẹ tuyệt đối phải cẩn thận khi chăm sóc. Nếu như va chạm mạnh vào thóp trẻ sơ sinh sẽ để lại hậu quả không tốt, ví dụ như gây tổn thương cho não hay nhiễm trùng mô… Nếu như mẹ muốn gội đầu cho trẻ hãy gội từ từ và nhẹ nhàng.

Các vấn đề về thóp trẻ sơ sinh

Hầu hết các trường hợp, thóp trẻ sơ sinh sẽ phập phồng và nhô cao hơn một chút nếu như so với đỉnh đầu. Vấn đề đầu trẻ sơ sinh lồi lõm quá mức so với bình thường khiến mẹ hoang mang, thóp trẻ bị lõm phải làm sao.

Nếu như mẹ sờ tay lên thóp trẻ, sẽ cảm thấy mềm và rỗng tại vùng da bảo vệ thóp. Nếu mẹ thấy thời gian này thóp trẻ chưa đến lúc khép và đã phồng lên thấy rõ, chúng có thể biểu hiện các bệnh hiểm nghèo như não úng thủy, viêm màng não….

Nếu như phần thóp trước lõm xuống là biểu hiện trẻ đang mất nhiều nước, có thể có các biểu hiện đi kèm như nôn ói, tiêu chảy… mẹ cần đưa trẻ đến viện để trao đổi với bác sĩ.

Hiện tượng xuất hiện vết lõm sau đầu trẻ sơ sinh, nhưng mẹ đảm bảo bé được chăm sóc kỹ càng và cẩn thận, không có bệnh lý gì thì hoàn toàn không có vấn đề nào xảy ra cả. Có thể đầu bị lõm phía sau do thóp sau chưa đóng. Sau 4 tháng thóp sẽ tự đóng lại.

Thóp của em bé sơ sinh sẽ tự đóng lại sau một khoảng thời gian nhất định

Trong trường hợp thóp của trẻ sơ sinh rất nhỏ hoặc khép kín là do mẹ dùng nhiều thuốc canxi. Mẹ nên bổ sung canxi qua các thực phẩm như hạt hướng dương, bắp cải, súp lơ, tránh lạm dụng thuốc…

Những thói quen có thể gây ảnh hưởng đến thóp của trẻ đó là cho trẻ nằm gối sớm [khiến xương có thể bị biến dạng theo tư thế nằm và ảnh hưởng đến thóp]; giữ ấm quá mức ở phần đầu [khiến cho trẻ toát mồ hôi nhiều gây ốm sốt]; cắt tóc quá sớm cũng có thể khiến da đầu bé bị tổn thương ba mẹ cũng nên chú ý nhé.

Nguồn: Babycenter

Bệnh đái tháo nhạt [DI] không phải là một dạng của đái tháo đường. Thay vào đó, đây là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi thận của trẻ sơ sinh không thể giữ nước, tạo ra hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa trị khác nhau cho loại bệnh này.

>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ sơ sinh méo đầu phải làm sao & cách giúp đầu bé tròn lại

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, nếu nhận thấy thóp em bé bị lõm, bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Đây là tình trạng cảnh báo nguy hiểm, bạn không thể tự ý điều trị cho bé tại nhà.

Khi tiến hành chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất của bé trước tiên. Điều này bao gồm quan sát và chạm vào khu vực thóp bị lõm. Bác sĩ cũng có thể sẽ đánh giá độ đàn hồi làn da của bé. Độ đàn hồi kém đôi khi là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thiếu nước. Mức ẩm trong mắt và miệng của bé cũng có thể cung cấp manh mối về mức độ mất nước.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bé, tình trạng thóp bị lõm xuất hiện khi nào. Việc bạn cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt và rất quan trọng bởi có thể sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ của tình trạng của bé. Do vậy, hãy lưu ý những đặc điểm như gần đây bé bị ốm, nôn mửa hay tiêu chảy… hay không. Thêm vào đó, tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, thường xuyên khát nước [trẻ sơ sinh bị môi khô, đòi bú liên tục,…], kém tỉnh táo… cũng là vấn đề nên được quan tâm và ghi chép lại cẩn thận.

Cuối cùng, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm liên quan đến việc lấy mẫu máu hoặc nước tiểu. Các xét nghiệm cụ thể có thể bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn bộ [CBC]. Xét nghiệm máu nhằm mục đích đo số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu cũng như các thành phần của chúng để phát hiện nhiễm trùng hoặc thiếu máu xảy ra do mất nước gây nên. Xét nghiệm nước tiểu có tác dụng kiểm tra tình trạng bất thường mà bé có thể gặp phải.

Một xét nghiệm khác mà bé có thể cần phải thực hiện là làm xét nghiệm chuyển hóa toàn diện nhằm đánh giá mức độ các hóa chất trong cơ thể phân hủy, cơ thể bé sử dụng thực phẩm khác nhau như thế nào.

>>> Bạn có thể quan tâm: “Hé lộ” cách trị cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh đơn giản nhưng “siêu” hiệu quả

Phương pháp điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Vậy thóp trẻ bị lõm phải làm sao? Để điều trị tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện một số biện pháp, chẳng hạn như:

  • Giúp bé tăng cường hấp thu chất lỏng: Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cho con bú thường xuyên hơn
  • Bổ sung chất điện giải: Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn sử dụng chất điện giải có công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chất điện giải sẽ bổ sung kali và đường cho cơ thể bé nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng cho bé đang thiếu nước do hàm lượng đường và muối trong hỗn hợp điện giải sẽ gây mất nước thêm.

Ngăn ngừa tình trạng thóp đầu lõm của trẻ sơ sinh

Bạn thắc mắc cách tốt nhất để ngăn chặn hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm là gì? Để chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh tốt nhất, cha mẹ cần phải:

Trước giờ các ông bố bà mẹ đều thấy lo lắng khi phát hiện ở đầu con mình có những vết lõm, mềm khi mới sinh ra và không biết những vết lõm ở đầu đó có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ có thể hiểu rõ hơn về các vết lõm ở trên đầu của con mình cũng như là có thể rõ hơn về vết lõm phía sau đầu của trẻ sơ sinh.

Thóp ở trẻ sơ sinh là gì?

Thóp là các điểm mềm trên đầu của trẻ. Thóp đầu là tên gọi phần đỉnh đầu, có một phần xương chưa được khép hoàn toàn của trẻ. Đó là khe hở giữa xương chẩm và xương đỉnh đầu.

Điểm mềm ở phía sau đầu gọi là thóp sau, có hình tam giác và thường bé hơn các thóp khác. Điểm mềm ở trên đỉnh đầu gọi là thóp trước lớn hơn thóp sau và có hình kim cương.

Trẻ sơ sinh nào cũng có thóp và thóp sau sẽ khép lại khi trẻ vừa chào đời hoặc chậm nhất là sau 4 tháng chào đời. Còn thóp trước cần trải qua một thời gian thay đổi lâu hơn.

Đầu của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, cần được chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ, không được để va chạm mạnh tác động vào đầu của trẻ nếu không sẽ gây hại cho bé. Đồng thời  không nên cho trẻ nằm gối sớm [khiến xương có thể bị biến dạng theo tư thế nằm và tác động đến thóp]; giữ ấm quá mức ở phần đầu [khiến cho trẻ toát mồ hôi nhiều gây ốm sốt]; cắt tóc quá sớm cũng có khả năng làm cho da đầu nhỏ xíu bị tổn thương.

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau có sao không?

Việc đầu của trẻ bị lõm ở phía sau nếu như không tự khép lại sau 4 tháng khi sinh, hoặc không phải bị lõm do cho trẻ nằm gối sớm thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám nhằm xác định nguyên nhân gây ra vết lõm phía sau đầu của trẻ để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh gây ra biến chứng ở trẻ.

Các nguyên nhân khiến cho thóp của trẻ sơ sinh bị lõm.

Thiếu nước

Thiếu nước là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thóp ở trẻ sơ sinh bị lõm. Vì trong cơ thể trẻ không đủ chất lỏng để cho các cơ quan hoạt động bình thường. Do đó khi cơ thể trẻ rơi vào tình trạng thiếu nước thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời, vì tình trạng này có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ. 

Thiếu nước ở trẻ sơ sinh có thể do sốt cao, tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi.

Suy dinh dưỡng

Khi mà trẻ bị thiếu nước thì kéo theo đó là tình trạng suy dinh dưỡng vì cơ thể không được hấp thu hoặc hấp thu kém các chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển như calo. Tình trạng suy dinh dưỡng còn có biểu hiện khác như thiếu cân, tóc khô và dễ rụng, bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, khô da…

Viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính

Tình trạng nhiễm độc cấp tính thường là do biến chứng của bệnh viêm ruột và nhiễm trùng ruột gây ra. Nếu không phẫu thuật sớm có thể gây hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên thì bệnh này hiếm khi gặp phải ở trẻ.

Đái tháo nhạt

Là tình trạng xảy ra do thận của trẻ sơ sinh không có khả năng giữ nước, khiến thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Tình trạng này khác với bệnh đái tháo đường. Và tùy tình trạng bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau.

Bệnh Kwashiorkor

Còn được gọi là triệu chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do thiếu protein ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh này trẻ thường không có khả năng phát triển đầy đủ. Đặc biệt khi phát hiện và điều trị muộn trẻ có thể sẽ gặp khiếm khuyết vĩnh viễn về thể chất và tinh thần. Còn nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến hôn mê, sốc hoặc tử vong.

Phương pháp điều trị thóp ở trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Bổ sung chất điện giải cho bé: sử dụng các chất điện giải với công thức dành riêng cho bé giúp bổ sung kali và đường cho cơ thể trẻ để tránh và nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Chú ý: cách này không áp dụng cho những trẻ đang bị thiếu nước vì hàm lượng đường và muối trong chất điện giải sẽ gây ra tình trạng mất nước.

Tăng cường hấp thu chất lỏng cho bé: thường xuyên cho trẻ bú và uống sữa để trẻ có thể hấp thu các chất dinh dưỡng.

Mát xa nhẹ nhàng cho bé mỗi ngày vùng đầu.

Biện pháp ngăn chặn hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Tránh để cho trẻ mất nước. Vì vậy mà cần cho con bú đủ, bú khi trẻ có nhu cầu và đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu bất thường.

Khi trẻ bị nôn, tiêu chảy cần cho trẻ bú nhiều hơn.

Hy vọng thông qua bài viết này các bậc lần đầu tiên lên chức cha mẹ có thể có nắm được những thông tin hữu ích về những vết lõm ở trên đầu của trẻ sơ sinh và biết cách chăm sóc tốt cho phần đầu của trẻ. Đồng thời phát hiện kịp thời những bất thường xảy ra ở vùng đầu [ thóp] của trẻ để kịp thời chữa trị.

Video liên quan

Chủ Đề