Tại sao gọi là lính lê dương

Kỳ 1: Con lai “vùng chè cọ”

Đến xã Yên Kiện [Đoan Hùng, Phú Thọ] hỏi “xóm con lai”, ai cũng biết. Trong xóm bây giờ, vẫn còn những người đàn ông Việt với vóc dáng khác thường. Cha họ là những người lính Ma Rốc tự nguyện bỏ súng, về với phía Việt Minh, khi bị thực dân Pháp đưa sang Việt Nam tham chiến. 

Mối tình hàng binh Ma Rốc

Có hơn 30 người thuộc thế hệ thứ 3 của dòng họ người Ma Rốc neo náu tại Yên Kiện, cách Hà Nội khoảng 127 km và thị trấn Đoan Hùng [Phú Thọ] với những cái tên thường gọi như Bình “tây”, Đường “tây”, Hùng “tây”...

 

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ Xã hội Phú Thọ, những năm đầu thành lập, Trung tâm có tới khoảng 300 người vợ lính lê dương cùng hàng trăm đứa trẻ lai có mẹ là người Việt. Nhưng sau thời kì đoàn tụ, nhiều người vợ Việt đã về quê chồng, nhiều người tản mát tới địa phương khác và hiện nay chỉ còn 3 gia đình con lai người Ma Rốc ở lại Việt Nam với con cái, và cháu chắt mang dòng máu này khoảng gần 30 người. 

Tìm đến ngôi nhà cấp 4, gặp ông Lê Văn Bình mới biết ông là "mẫu hiện sinh" của đời con lai thứ nhất, giữa một phụ nữ Việt Nam có tên Lê Thị Mùi và chàng trai Mzid Ben Ali, quốc tịch Ma Rốc.

Ông Bình kể lại chuyện đời mình từ những ký ức mà cha ông vẫn còn nhớ được: Trước 1954, cha ông tham dự lễ hội ném tuyết tại Ma Rốc và bị một nhóm người bịt mắt bắt đi, đưa lên máy bay. Khi người ta mở băng bịt mắt thì cha ông đã thấy mình ở nơi ì oàng tiếng súng, xa thẳm và chập chùng núi.

Sau thời gian bị khoác áo lính, Mazid Ben Ali tìm hiểu và được biết mình đang ở chiến trường Điện Biên Phủ. Thời gian có mặt của Mazid Ben Ali ở chiến trường Điện Biên Phủ là cuối năm 1953.

Nằm hầm, ăn đồ hộp từ tiếp tế, ông Mazid Ben Ali nhận thấy mình đang tham gia một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Một phần muốn bàn tay mình không nhuốm máu khi bắn giết người vô tội, phần muốn mình không bỏ xác tại chiến địa vì "mẫu quốc" mà ông cũng chẳng "yêu thương" gì, nên ông đã quyết định đầu hàng. 

Một đêm giáp Tết năm 1953, lợi dụng lúc tối trời, cùng với một số người khác, ông Mazid Ben Ali đào tẩu, được Việt Minh tiếp nhận.

Ông Mazid Ben Ali và những người bạn hàng binh sau đó được đưa về vùng Ba Vì [Hà Nội ngày nay] và được bố trí làm việc tại Nông trường Việt - Phi 1, chuyên sản xuất chè.

Cũng tại đây, ông có tình cảm với cô thanh niên xung phong có tên Lê Thị Mùi. Cô Mùi ngày ấy vốn là một người không rõ gốc tích, đi ở đợ tại Hải Phòng, vào thanh niên xung phong và lên với Nông trường Việt - Phi 1 theo sự điều động.

Ngày ấy, gặp Mazid Ben Ali, với ngoại hình của ông, cô Mùi không mấy ấn tượng. Nhưng được tổ chức vun vén và tác động nên cô Mùi đã lấy ông. Hai năm sau, cô Mùi đã sinh hạ cho ông một cậu con trai được chồng đặt tên là Mohamet Ben Larit [Lê Văn Bình sau này].

Từ cuộc hôn phối bất đồng ngôn ngữ này, các em trai có tên Mohamet Ben Barama [Lê Văn Chiến], Mohamet Ben Aptala [Lê Văn Đường] lần lượt được ra đời.

Ông Bình nhớ lại: "Gia đình tôi sống hạnh phúc, mặc dù cha tôi kiệm lời và ít biết tiếng Việt. Năm 1968, Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, để giữ an toàn cho những hàng binh, người ta chuyển gia đình tôi lên xã Việt Cường [Yên Bái], thành lập Nông trường Việt - Phi 2".

Gian khó mưu sinh

Ngày 23.8.1968, ông Mazid Ben Ali lâm bệnh nặng và qua đời. “Nhà tôi ở chỉ cách bệnh viện một quãng sông Hồng, nhưng lênh láng ngầu đỏ phù sa mùa nước lớn. Mẹ tôi gào thét, bất lực phía bên này, dõi mắt theo đám tang do cán bộ Nông trường Việt - Phi 2 và những người bạn tổ chức!”, ông Bình đỏ hoe mắt.

Sau đó mấy tháng, khi nước rút, nông trường tổ chức đưa mẹ con ông Bình sang mộ thắp hương. Năm 1971, Nông trường Việt - Phi 2 giải thể, ông Bình cùng mẹ và 2 người em được đưa về Trại Tự lập [nay là Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Phú Thọ] để sinh sống. Do cuộc sống mưu sinh, gia đình không có điều kiện lên thăm mộ cha và ngôi mộ thất lạc từ đó đến nay.

Ông Bình bảo: Sau khi cha ông chết, người mẹ cực khổ của ông đã phải bỏ thời gian để đi đăng ký lại tên tuổi cho các ông. Từ tên người cha đặt, các ông đã lần lượt được chuyển sang tên Việt, lấy theo họ mẹ.

Về Trại Tự lập, mẹ con ông Bình tham gia hợp tác xã, trồng rau. Do cuộc sống khó khăn, ông Bình chỉ học được hết lớp 3 và xin làm công nhân ở Nông trường chè Vân Hùng. Năm 1984, ông nhập ngũ, sang nước bạn Lào.

Năm 1987, ông Bình ra quân, nên duyên với bà Nguyễn Thị Tố Loan, sinh 2 con Lê Thị Minh Phượng [sinh năm 1988], Lê Tuấn Hùng [1991]. Ông tiếp tục làm công nhân Nhà máy chè Vân Hùng cho đến ngày nghỉ.

Hiện nay, tại xã Yên Kiện [Đoan Hùng, Phú Thọ], ngoài anh em ông Bình, còn 2 gia đình con lai có nguồn gốc Ma Rốc. Cả 3 gia đình Ma Rốc có 9 người con và số cháu chắt mang dòng máu này khoảng gần 30 người. 

Dằng dặc đường về quê

“Con người sinh ra, ai cũng muốn tìm về quê quán”, ông Bình nghèn nghẹn nói với chúng tôi vậy và kể: Năm 1972, Chính phủ Việt Nam có chính sách đưa hàng binh và con cháu của họ về quê hương và 3 anh em Bình cũng nằm trong diện được đi. Trước khi nhắm mắt, bố ông đã liên lạc về quê Ma Rốc thông báo cho ông nội và 2 bác gái biết mình còn có người vợ và 3 đứa con ở Việt Nam. Do vậy, ông nội của anh em Bình đã liên lạc sang Đại sứ quán Ma Rốc ở Việt Nam và nhờ họ đưa con dâu cùng mấy người cháu về nước.

Dẫu nằm trong diện đoàn tụ, nhưng bà Mùi cương quyết ở lại Việt Nam, chỉ đồng ý cho 2 người con là Bình và Chiến sang Ma Rốc. Từ Phú Thọ, Bình và Chiến được đưa xuống Trường Hành chính Trung ương [Hà Nội] cùng nhiều đứa trẻ khác, chờ thủ tục về Ma rốc. Tuy nhiên, đến phút cuối, cả 2 anh em phải ở lại với lý do “không có người đứng ra bảo lãnh”...

“Tôi đã làm hồ sơ giấy tờ, mong được quay trở lại quê hương từ 9 năm trước và 9 năm qua, không chỉ gia đình tôi mà hết thảy những con cháu mang dòng máu Ma Rốc đều chờ đợi ngày đoàn tụ giòng họ bên nội” - Ông Bình ngong ngóng vậy và buồn rầu: “Cậu em tên Đường vừa mất vì bệnh tật, nhưng trước khi nhắm mắt, chú ấy vẫn hỏi chuyện khi nào về được quê cha!”... [Còn nữa]

Thạch Lâm Sơn - Mai Thanh Hải

Kỳ 2: Những dòng họ cô đơn

Việt Minh giết bao nhiêu lính Đức ở Điện Biên?

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Bộ đội Việt Minh chuẩn bị nã pháo vào lòng chảo Điện Biên

Ngày 7/5/1954, tập đoàn cứ điểm Pháp đầu hàng chấm dứt cuộc chiến Việt Nam lần thứ nhất. Trong số quân phục vụ dưới lá cờ Pháp và bỏ mạng, con số không nhỏ đến từ quân đội Đức.

Có một bí ẩn vừa được các sử gia phát hiện.

Họ từng là lính dù của Đế chế Đức thứ III [Drittes Reich] hoặc lính thuộc các đơn vị đặc nhiệm chống chiến tranh du kích tại các khu vực chiếm đóng của Đức tại mặt trận phía Đông.

Tới Điện Biên, đây là những tay súng chiến đấu tại tuyến đầu.

Quảng cáo

Bàn tròn thứ Năm: Sức khỏe nền kinh tế và vụ bắt ông Đinh La Thăng

Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam

Voi VN lên tàu Ba Lan ra Bắc rồi đi đâu?

Ngoại giao Pháp và những cơ hội bị bỏ lỡ của VN

Trong 11.000 lính lê dương [legionnaire] bị giết trên toàn bộ chiến trường Đông Dương có 3000 là lính Đức.

"Ước tính 80% là lính Đức trong các tiểu đoàn lê dương phục vụ tại chiến trường Việt Nam", theo nhận định của Pierre Thoumelin, người nghiên cứu về hồ sơ này.

Tham chiến tại Điện Biên phía Pháp có 16.544 binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan.

Đến sáng sớm ngày 7/5, về phía Pháp ước tính có 2000 tử trận trên trận địa, cộng thêm 5400 binh sĩ bị thương, mất tích.

Trong đó con số 2000 bị giết tại trận có 1200-1300 lính Đức. "Thật là một con số khủng khiếp", Pierre Thoumelin đánh giá.

Phía Việt Minh hy sinh bao nhiêu?

Phía Việt Minh, theo sử gia Peter Macdonald trong cuốn sách 'Giáp' viết có 7900 bộ đội hy sinh. Riêng trận tấn công cứ điểm Gabrielle trên bản đồ quân sự Việt Nam có tên Độc lập chiếm giữ bởi 877 lính lê dương, bộ đội Việt minh mất 2000 chiến sĩ. Phía lính lê dương 501 bị giết, 41 mất tích, 221 bị thương và bắt làm tù binh.

'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào VN

''The Vietnam War’ và khi Đồng Minh tháo chạy

Phi công Việt-Mỹ: 'Kẻ thù xưa, anh em nay'

Cháu gái Tổng thống Diệm kể lại năm 1963

Đợt tấn công ngày cuối cùng 7/5/1954, 1000 bộ đội Việt Minh nữa hy sinh.

Kết thúc chiến dịch 11.720 binh lính, sĩ quan của quân đội Pháp bị bắt làm tù binh.

Lính Pháp bị áp giải về hậu cứ của Việt Minh cách xa 600 km. Mỗi ngày dưới thời tiết khắc nghiệt, họ xuyên rừng, lội suối, đi bộ hơn ba chục cây, qua những con đường mới phát.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Việt Minh đưa tù binh Pháp ra khỏi Điện Biên Phủ

Đúng 120 ngày sau khi đầu hàng tại Điện Biên, Pháp ký với Việt Nam Hiệp định đình chiến lập lại hòa bình, họ nhận lại 1/3 con số tù binh, chính xác 3290 người. Bệnh tật và điều kiện giam cầm đã cướp đi sinh mạng 7573 binh lính viễn chinh.

Điện Biên Phủ cũng là Stalingrad của lính SS?

Tuy số lính tham chiến viễn chinh tại Điện Biên chỉ chiếm 5% trong tổng số quân đồn trú tại Đông Dương. Song trong đó có tám tiểu đoàn tinh nhuệ nhất, xương sống của đạo quân chủ lực Pháp.

Điều an ủi mỏng manh cho nước Pháp là họ không phải là kẻ chiến bại cô đơn. Đằng sau sắc phục lính lê dương Đức là những binh sĩ SS, tinh hoa của những đạo quân Đức.

Nguồn hình ảnh, Hulton Archive

Chụp lại hình ảnh,

Heinrich Himmler và Adolf Hitler duyệt một đơn vị Vệ binh SS năm 1938

Lính SS vốn nổi tiếng thiện chiến. Các sư đoàn SS đáng sợ, bị nguyền rủa và căm ghét nhất trong Thế Chiến II.

Đơn vị Schutzstaffel gọi tắt là SS, gọi theo tiếng Đức là 'Đội Cận vệ" được thành lập ngay từ tháng 4/1925, rất lâu trước khi Hitler lên cầm quyền. SS vốn được coi là 'thành phần trung thành cốt cán' của Đảng Quốc xã, được coi là sự hợp nhất của các Hiệp sĩ Teuton, các tu sĩ Dòng tên và Samurai Nhật Bản.

Nguồn hình ảnh, Keystone/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tướng Francois De Linares [1897 - 1956], Tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương thanh tra hàng quân trước trận Hòa Bình, tháng 3/1953

Các cơ quan an ninh chính trị, tình báo, cảnh sát bảo an, cảnh sát trật tự, các trại tập trung đều nằm trong SS. Với mệnh lệnh ban trực tiếp từ Adolf Hitler, thống chế Heinrich Himmler đảm nhận chức vụ Reichsfuhrer tháng 1/1929 và biến lực lượng SS tiền thân bảo vệ các lãnh tụ của Đảng thành những sư đoàn chiến đấu Waffen-SS.

Tòa án Nuremberg xét xử tội ác chiến tranh2945, đặt sắc lính SS ra ngoài ứng xử thông thường với hải, lục, không quân Đức vì sự cuồng tín và tôi ác chống nhân loại của các binh đoàn vũ trang Waffen-SS.

Nguồn hình ảnh, Three Lions

Chụp lại hình ảnh,

Lính lê-dương của quân đội Pháp uống rượu cả chai khi đi nghỉ phép ở Sài Gòn trong cuộc chiến Đông Dương

Eckard Michels trong công trình nghiên cứu 'Deutsche in der Fremdenlegion 1870 bis1965' [Người Đức trong đạo quân lê dương từ 1870 đến 1965] có viết:

"Lính lê dương bị kiểm tra xem có vết xăm hay không trên khủy tai trái nhằm hạn chế việc đăng nhập của những cựu binh sĩ Waffen-SS, song việc này không được nói ra công khai."

Tuy nhiên con số 45% binh sĩ là người Đức trong những năm 1950 nói ra một sự thật khác.

Hai phần ba trong đội quân viễn chinh Pháp đánh nhau tại Điện Biên Phủ là binh sĩ của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ Đức Quốc xã.

Sau khi nước Đức đầu hàng, sĩ quan tuyển mộ Pháp đã đến các trại tù binh trên đất Đức để lôi kéo một số lượng lớn binh sĩ của binh chủng thiện chiến áo đen, mang huy hiệu đầu lâu với hai gióng xương chéo.

Họ được hứa hẹn sẽ có lý lịch trong sạch sau khi tại ngũ dưới lá cờ Pháp, tránh sự trừng phạt vì quá khứ đẫm máu.

Erich von dem Bach-Zelewski, kẻ có tên trong danh sách tội phạm chiến tranh khẳng định rằng, đồng sự Oskar Dirlewanger, trước đó từng phục vụ trong đơn vị đặc nhiệm SS đã gây nhiều tội ác, thảm sát tại mặt trận phía Đông, đã chiến đấu tại Điện Biên.

Không kiếm chứng được về Oskar Dirlewanger. Cũng như phần lớn binh sĩ Đức phục vụ trong mầu áo lính lê dương Pháp đều lẩn tránh nói đến vấn đề nhạy cảm này

Chụp lại hình ảnh,

Ở Điện Biên, có khoảng 1200-1300 lính Đức bị giết tại trận - Ảnh từ cuốn La Guerre Mortelle

Tờ 'Le Monde' cho con số chi tiết, 3500 lính dù nhảy xuống Điện Biên Phủ có 1600 lính gốc Đức. Lính dù thuộc biên chế các đơn vị phản ứng nhanh là lực lượng tinh nhuệ nhất của Pháp. Vậy có thể bỏ qua những chiến binh SS vốn cũng là từ các đơn vị thiện chiến dù, các tiểu đoàn sơn cước khét tiếng của nước Đức phát xít?

Tiểu đoàn 3 nhảy dù lê dương tiếp cứu cho Điện Biên với biên chế 390 lính, sĩ quan, hạ sĩ quan chiếm 55% là lính Đức, 10% lính Italy, 7% lính Thụy Sĩ và Bỉ, ngoài ra còn có lính người Áo, Ba Lan, Tây Ban Nha...

Cựu lính lê dương người Anh Colin John, sau 5 năm tại ngũ trong binh chủng Lê Dương trở về năm 1954 cũng đề cập đến sắc lính này vốn là nơi quần tụ của các cựu quân nhân SS. Thời điểm đó ít ai lưu ý đến hồi ức của Colin.

Không phải chỉ có người Đức mới là lính SS. Rất nhiều binh lính Pháp tình nguyện trong sư đoàn SS Charlemagne còn bám trụ điên cuồng đến ngày cuối cùng của Đế chế phát xít phòng thủ Berlin.

Nguồn hình ảnh, Fred Ramage/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một sỹ quan trong quân phục Waffen-SS của Đức dẫn đầu đoàn tù binh bị Đồng Minh bắt ở Brest tháng 9/1944

USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế

Thăm Bảo tàng Chiến tranh Triều Tiên ở Seoul

'Hòa giải phải trên cơ sở của sự thật'

Chiến tranh biên giới 1979 qua các con số

Sử gia Michels cũng viết, ngay trong tháng 8/1944, 650 lính gốc Ukraine thuộc sư đoàn 30 Waffen-SS đào ngũ, đã được chuyển giao cho tiểu đoàn 13 lê dương. Bài hát truyền thống của tiểu đoàn 'Dưới ánh mặt trời nóng bỏng Châu Phi', nhắc về chiến công Bir Hakem đã được cử hành ở Việt Nam từ năm 1946 đến ngày cuối cùng của chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất năm 1954.

Nguồn hình ảnh, Keystone/Hulton Archive/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Dưới hầm Điện Biên trước giờ thua trận: từ trái sang: André Botella thuộc tiểu đoàn nhảy dù Việt Nam số 5; Marcel Bigeard [1916 - 2010], tiểu đoàn dù 6; Pierre Tourret [1919 - 1991], tiểu đoàn dù số 8; Chỉ huy trưởng Pierre Langlais [1909 - 1986]; và Tham mưu trưởng Hubert de Séguin-Pazzis.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lính Pháp đóng tại Lào công bố bức hình về một lễ tưởng niệm đồng đội bị giết trong trận Điện Biên

Vậy bộ đội Việt Nam đã tặng cho binh chủng tinh nhuệ Waffen-SS một Stalingrad, mà quân sử của sắc lính thiện chiến này không muốn nhắc tới?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris, Pháp.

Video liên quan

Chủ Đề