Tại sao mèo bị đổ ghèn

Tình trạng này chúng ta có thể thấy biểu hiện là việc mắt mèo chảy nhiều nước mắt một cách bất thường. Nguyên nhân gây bệnh do hình dạng mắt ở nhiều giống mèo hoặc có thể do bẩm sinh bị lông mi kép hoặc quặm mi, ảnh hưởng đến mi trên hoặc mi dưới. Bệnh này có thể gây ra kích ứng ở mắt mèo. Không có mí mắt cũng là một nguyên nhân gây chảy nhiều nước mắt ở giống mèo lông ngắn.

Triệu chứng và các dạng bệnh

Triệu chứng hay gặp nhất của bệnh là mắt mèo chảy nhiều nước và nước mắt chảy giàn giụa trên mặt. Các triệu chứng của bệnh khác bao gồm:

  • Nheo mắt
  • Viêm mắt
  • Mắt đỏ tấy
  • Mắt có ghèn
  • Loét giác mạc
  • Da quanh mắt bị lỏng ra hoặc chảy xệ

Ở những giống mèo đầu ngắn thì mí mắt thường mở lớn thì sẽ làm tăng tiếp xúc của nhãn cầu nên mèo dễ mắc bệnh hơn. Bên cạnh đó thì các dị tật bẩm sinh cũng dễ khiến mèo mắc bệnh như:

  • Tật quặm mi: thường xuất hiện do sẹo mí sau chấn thương hoặc tê liệt thần kinh mặt ở mèo.
  • Các khối u ở mí mắt: đặc trưng bởi một mảng nhỏ nổi lên trên mí mắt. Các khối u mí mắt rất hiếm ở mèo, loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy [SCC], và mèo thường bị ảnh hưởng nhất là mèo lông trắng do có viền mí mắt không có sắc tố.

Nguyên nhân

Mèo bị mắc bệnh sẽ dẫn tới biểu hiện một số tình trạng như: viêm mũi /viêm xoang, sưng phù đường thoát nước mắt; chấn thương hoặc gãy xương ở mặt; có dị vật trong mắt [cỏ, hạt, cát, ký sinh trùng]. Các khối u của mí mắt thứ ba, kết mạc của mắt, mí mắt, khoang mũi, xương hàm trên mặt, hoặc trong xoang nằm quanh mắt cũng sẽ được xem xét. Nhưng cho dù là do mắc phải, hay dị tật bẩm sinh thì cũng có thể khiến ống dẫn nước mắt của mèo bị tắc nghẽn gây chảy nhiều nước mắt.

Do thiếu hụt bẩm sinh lỗ hở trên mí mắt trong hệ thống thoát nước ở mắt sẽ gây nên việc tắc nghẽn tuyến nước mũi. Việc mở thêm lỗ hở cũng có thể tạo ra các vị trí bất thường ở hệ thống thoát nước mắt, như mở lỗ dọc theo khuôn mặt dưới góc mắt, ở gần mũi.

Các bệnh như lây nhiễm hoặc miễn dịch trung gian có thể gây nên các bệnh viêm mí mắt và viêm kết mạc. Rối loạn giác mạc thường đặc trưng bởi tình trạng trầy xước hoặc loét, viêm hoặc không viêm giác mạc. Hay bệnh tăng nhãn áp là tình trạng áp lực trong mắt tăng lên. Những con mèo hay hoạt động ngoài trời và những con mèo già thì mí mắt thường dễ bị những khối u.

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện cho mèo, bác sĩ cũng tính đến các triệu chứng và những sự cố trước đó để có thể dẫn đến tình trạng hay chảy nước mắt của mèo nhà bạn.

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X quang bên cạnh đó dùng thuốc quản quang để giúp phân biệt các cấu trúc để kiểm tra các tổn thương ở mũi hoặc vùng xoang. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ [MRI] hoặc chụp cắt lớp vi tính [CT]. Ngoài ra, một ít mô trong mắt của mèo sẽ được lấy để phân tích trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, phẫu thuật thám sát có thể là cách duy nhất để xác định chẩn đoán. Có thể cần rửa ống dẫn nước mắt để loại bỏ dị vật có ở trong mắt của mèo.

Nếu mèo nhà bạn có dấu hiệu bị kích ứng, bác sĩ sẽ sử dụng chất nhuộm fluorescein đây là thuốc nhuộm không xâm lấn thể hiện chi tiết của mắt dưới ánh sáng xanh, để kiểm tra xem mắt bị trầy xước hoặc có dị vật không.

Điều trị

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị là bạn cần phải giải quyết nguyên nhân gây kích ứng mắt của mèo nhà bạn. Ví dụ như: loại bỏ các dị vật ở mô ẩm của mắt hoặc giác mạc / màng cứng mắt. Nhưng nên điều trị ưu tiên các bệnh phát sinh về sau của mắt như viêm kết mạc, loét giác mạc kèm viêm hoặc không, hay viêm mống mắt và các khu vực khác ở phần trước của mắt mèo. Điều trị thành công tổn thương ở mắt cũng là một việc giúp nước mắt chảy bình thường. Mèo bị viêm ống thoát nước mũi có thể cần một ống thông đặt nằm trong ống dẫn nước mắt để giữ nó mở và ngăn ngừa hình thành sẹo sau này.

Nếu nguyên nhân gây bệnh do việc mí mắt hình thành một cách bất thường thì có thể cần phải phẫu thuật. Đây thường là một thủ thuật đơn giản, trong đó các mí mắt được đặt lại vào một vị trí bình thường. Mèo thường hồi phục nhanh và bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.

Phẫu thuật bằng điện phân để cắt bỏ mi hoặc loại bỏ lông mi cũng có thể được sử dụng để điều trị tật lông mi kép ở mèo.

Các khối u mí mắt sẽ được bác sĩ sẽ điều trị tích cực để ngăn chặn việc xâm nhập vào các khu vực khác của đầu như mí mắt thứ ba hoặc các hạch bạch huyết. Trong trường hợp xấu nhất, khối u có thể mở rộng dọc theo dây thần kinh thị giác và xâm nhập vào não. Nếu phẫu thuật được thực hiện sớm thì bệnh có khả năng khỏi hoàn toàn.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp dựa trên chẩn đoán và kế hoạch điều trị cho mèo nhà bạn, thuốc có thể bao gồm thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ và thuốc mỡ giảm đau. Bạn nên sử dụng loa chống liếm cho mèo trong thời gian phục hồi để ngăn mèo liếm vào vết thương khiến khó hồi phục nhanh.

Chăm sóc

Nếu mèo bị viêm đường nước mũi, bác sĩ sẽ phải kiểm tra tình hình của mèo bảy ngày một lần cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị sẽ được tiếp tục trong ít nhất bảy ngày sau khi hết các triệu chứng để ngăn ngừa bệnh tái phát. Nếu triệu chứng kéo dài hơn 7-10 ngày điều trị, hoặc tái phát ngay sau khi ngừng điều trị, thì có thể đang có dị vật trong mắt chưa lấy ra hết hoặc mèo đang bị nhiễm trùng, khi đó bác sĩ sẽ cần thực hiện chẩn đoán thêm.

Nếu thực hiện phẫu thuật để tạo ra một đường thoát nước mắt vào khoang mũi, ống dẫn – được gọi là canula, sẽ được kiểm tra sau mỗi 7 ngày để đảm bảo rằng nó không bị ảnh hưởng và vẫn còn nguyên vẹn. Canula có thể cần phải được thay nếu nó trở nên lỏng lẻo hoặc bị rời ra. Sau khi ống đã được tháo ra, mèo nhà bạn sẽ được kiểm tra lại một lần nữa liên tục trong vòng 14 ngày.

Biến chứng thường thấy nhất của bệnh này thường do nguyên nhân : mắt bị kích ứng; tái phát viêm đường nước mũi; đường thoát nước mắt vào khoang mũi bị chặn lại.

Mèo là loài vật có sức khỏe tốt, tuy nhiên đôi mắt của mèo thường xuyên sẽ có hiện tượng đổ ghèn, chảy nước mắt, đau mắt.

Mèo bị đau mắt thường có nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là bụi bẩn, vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Gia Đình Pet sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý khi mèo bị đau mắt chi tiết tại nhà.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Mèo Bị Đau Mắt

Bất cứ một căn bệnh nào cũng phải có những tác nhân gây bệnh. Để có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh, việc đầu tiên phải làm chính là tìm hiểu tác nhân gây bệnh.

Mèo bị đau mắt thông thường

Đau mắt thông thường, nguyên nhân chính là do tác nhân từ bên ngoài môi trường.

Có thể là do thay đổi thời tiết đột ngột, mèo chưa kịp thích nghi với môi trường sống – đây còn được gọi là hiện tượng dị ứng thời tiết.

Do môi trường sống quá bụi, bụi và cát dính vào mắt của mèo gây ra những tổn thương bên ngoài và dị ứng.

Khi chú mèo của bạn đang mắc cúm, hiện tượng chảy nước và đau mắt cũng sẽ xuất hiện.
Nếu như để quá lâu, bệnh đau mắt thường sẽ biến chứng sang sưng tấy và loét giác mạc.

Khi mèo của bạn xuất hiện hiện tượng này, chúng thường có xu hướng dùng chân để gãi, điều này sẽ càng làm bệnh thêm nặng.

Mèo bị đau mắt đỏ

Hiện tượng đau mắt đỏ cũng là một thể của tình trạng viêm mắt dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng của bệnh này nặng hơn so với đau mắt rất nhiều.

Chính vì vậy, sau khi xác định rõ nguyên nhân các bạn nên đi chữa trị ngay lập tức cho mèo. Nguyên nhân chính là do bụi bẩn bám vào con ngươi mắt của mèo.

Khi mèo thấy ngứa sẽ gãi rất nhiều, điều này gây ra những vết xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Từ đó dẫn đến hiện tượng kéo màng mắt, viêm nhiễm kết mạc và đau mắt đỏ ở mèo.

Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, nó không những làm ảnh hưởng đến việc bài tiết ở mắt mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mèo. Cho nên các bạn cần có biện pháp chữa trị kịp thời.

Triệu Chứng Của Mèo Bị Đau Mắt

Xin khẳng định với các bạn đây không phải là căn bệnh lây truyền, chúng chỉ gây ra những khó chịu cho mèo cưng.

Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ biến chuyển nhanh chóng và gây hại cho sức khỏe của mèo thâm chí sẽ dẫn tới mù lòa.

Một số triệu chứng dễ nhận biết khi mèo bị đau mắt

Mắt mèo đột nhiên đỏ lên so với bình thường và liên tục chảy nước mắt. Nước mắt của mèo thường có màu vàng xanh và sệt dính.

Xước mắt do dùng chân gãy, tình trạng gãi mắt cũng xảy ra thường xuyên hơn. Có gỉ mắt nhiều hơn mức bình thường.

Chỉ cần bạn theo dõi mèo cưng hàng ngày và chú ý tới đôi mắt của chúng, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt khi mắc bệnh.

Cách Chữa Trị Mèo Bị Đau Mắt

Trước tiên, bạn cần đảm bảo chính xác xem mèo cưng của mình bị đau mắt do nguyên nhân nào gây ra.

Nhẹ nhất là mèo bị đau mắt do bụi bẩn tác động, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc nhỏ mắt.

Khi bạn không biết mèo bị đau mắt nhỏ thuốc gì thì không nên tùy tiện mua đại ở nhà thuốc, bạn cần hỏi bác sĩ thú y để họ tư vấn cho bạn.

Trong thời gian điều trị tránh cho mèo phải tiếp xúc chỗ đông người và môi trường không đảm bảo.

Nếu bệnh do vi khuẩn hoặc các loại virus gây ra thì bạn nên đưa mèo đến các cơ sở y tế có uy tín để các bác sĩ thú y chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Không nên để mèo bị đau mắt quá lâu bởi tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc dẫn đến mù lòa.

khắc phục tình trạng mèo bị đau mắt đỏ

Một dạng nhẹ của bệnh đau mắt đỏ là viêm kết mạc huyết thanh. Nó được gây ra bởi những chất dị ứng nhưng không hề gây nhiễm trùng mắt.

Viêm kết mạc huyết thanh có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp như: rửa mắt mắt dung dịch rửa mắt vô trùng và dùng khăn bông vệ sinh quanh mắt.

Tuy nhiên, một chuyến viếng thăm bác sĩ thu y là điều được khuyến khích bởi bệnh tình sẽ được bác sĩ chuẩn đoán chính xác hơn.

Dạng nặng hơn ở bệnh đau mắt đỏ là viêm kết mạc mủ, dạng bệnh này gây nguy hiểm cho đôi mắt mèo, có thể gây mù.

Biểu hiện của bệnh là tiết dịch nhầy và đặc khắp mí mắt, dịch này có thể là mủ. Nếu dịch mủ tiết ra nhiều cho thấy mèo của bạn đã nhiểm khuẩn thứ phát.

Bệnh này sẽ lây từ mắt này sang mắt còn lại chỉ trong một vài ngày. Nếu thấy hiện tượng trên, nhanh chóng đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y để có hướng điều trị đúng và kịp thời.

Để điều trị thành công bệnh đau mắt đỏ ở mèo, cần phải đưa chú mèo đến gặp bác sĩ thú y để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Những rối loạn lớn gây ra cho đôi mắt mèo cần được loại trừ sớm. Nếu chậm trễ sẽ gây nguy hiểm đối với đôi mắt mèo, thậm chí gây mù lòa.

Vậy nên, đây chính là nguyên nhân nhiều bác sĩ thú y khuyến cáo nên đưa mèo đến thăm khám khi thấy dấu hiệu bệnh lý về mắt.

Việc điều trị đầu tiên của các bác sĩ là vệ sinh mắt, lấy đi phần dịch nhầy và mủ trong mắt mèo. Sau đó, sẽ có loại thuốc kháng sinh đặc trị loại nhiễm trùng gây ra ở giác mạc này.

Các loại kháng sinh có thể dạng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc nhỏ mắt cho mèo. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh cần dùng đủ liều, tránh trường hợp bệnh chưa khỏi hẳn.

Điều trị bệnh sẽ hơi khó khăn và tốn thời gian khá dài. Bởi bệnh này làm cho những chú mèo cảm thấy ngứa ở mắt, khó kiểm soát được trong việc dùng chân dụi. Tuy nhiên, cần kiên trì ít nhất 2 tuần để giúp đôi mắt chú mèo cưng của bạn hồi phục.

Chăm Sóc Khi Mèo Bị Đau Mắt

Đảm bảo không gian sống của mèo luôn sạch sẽ, thoáng đãng. Vệ sinh thường xuyên khu vực nuôi mèo.

Không để bụi bẩn, chất thải dính vào ổ và lông của mèo, ảnh hưởng tới cuộc sống. Nếu không phù hợp, bạn có thể bắt buộc phải thay đổi chỗ ở cho mèo.

Sau khi điều trị cho mèo xong cần lưu ý tới tất cả những dặn dò của bác sĩ thú y. Nhỏ mắt cho mèo khá khó nhưng bắt buộc phải thực hiện vì sức khoẻ của mèo cưng.

Mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian chăm sóc, quan sát mèo xem có biểu hiện thay đổi nào không. Cẩn thận hơn, bạn có thể hẹn lại bác sĩ thú y để mèo được kiểm tra cụ thể hơn.

Bài viết trên Gia Đình Pet vừa chia sẻ những thông tin giúp bạn đọc nhận biết và có hướng xử lý nhanh chóng khi mèo bị đau mắt.

Mong rằng sau khi tham khảo những lưu ý này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc mèo cưng của mình tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề