Tại sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh sau năm 1973

Tư bản Mỹ và thị trường Nhật Bản

Sau chiến tranh, Nhật có khoảng 1,5 triệu lính chết trận, khoảng 8 triệu thường dân chết hoặc bị thương. Hàng chục thành phố lớn bị tàn phá nặng nề và 2,5 triệu ngôi nhà đã bị hư hại nặng hoặc bị phá hủy hoàn toàn khiến 30% dân số Nhật Bản không có nhà ở. Tại thủ đô Tokyo, 65% khu vực dân cư bị phá hủy hoàn toàn và dân số từ 6,75 triệu giảm xuống còn khoảng 3 triệu.

Tại sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh sau năm 1973
Nước Nhật hoang tàn sau chiến tranh

Về kinh tế, hầu hết các cơ sở sản xuất đều được chuyển sang sản xuất phục vụ chiến tranh và phần lớn bị phá hủy trong cuộc chiến. 6 triệu lính và dân thường Nhật Bản từ khắp các vùng chiến sự ở Thái Bình Dương quay trở về nước. Do đó, dù chiến tranh đã chấm dứt, người ta ước lượng rằng 10 triệu người Nhật có thể chết đói vì không đủ lương thực. Thất nghiệp trở thành gánh nặng của xã hội và trở thành lực cản trong quá trình khôi phục kinh tế.

Thế nhưng, việc khôi phục nhanh chóng lại kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh một phần là do các tập đoàn Mỹ khởi xướng. Bởi các tập đoàn Mỹ từng đầu tư vào Nhật Bản trước chiến tranh. Cuối năm 1941, tức là trước khi Mỹ tuyên chiến với Nhật sau vụ Trân Châu Cảng, mức đầu tư của Mỹ chiếm 3/4 tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Nhật Bản.

Trong đó nổi lên công ty General Electric, một công ty con của Ngân hàng Morgan. General Electric nắm 16% vốn cổ phần của Tokyo-Shibaura Electric, một hãng có liên kết tài chính chặt chẽ với Zaibatsu “Mitsui”. Những khoản đầu tư lớn khác là của Asociated Oil đầu tư vào Mitsubishi Electric Petroleum (dầu khí), của Westinghouse vào Mitsubishi Electric (điện), của Oweno – Libby vào Sumimoto (xe hơi), của American Can vào Mitsui (thực phẩm đóng hộp)...

Tại sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh sau năm 1973
 

Sau chiến tranh, các tập đoàn Mỹ được hưởng quyền bồi thường tổng cộng hơn 1 tỷ USD. Các tập đoàn này không những không bỏ qua việc đòi lại số vốn đầu tư của họ tại Nhật Bản mà còn muốn nắm lại hoạt động kinh doanh béo bở ở Nhật Bản. Đây là yếu tố quan trọng mà các ông chủ người Mỹ ra sức thúc giục Washington nhanh chóng thực hiện phục hưng nước Nhật.

Vì thế, Percy Johnson, Chủ tịch của Chemical Bank tuyên bố: “Cái mà nước Nhật cần, không phải là trừng phạt họ vì gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc, mà là phục hồi lại tiềm năng kinh tế Nhật Bản càng sớm càng tốt”.

Trong danh sách 325 công ty Nhật Bản phải được tổ chức lại vì có liên quan đến chủ nghĩa phát xít, trên danh sách của Draper-Johnson chỉ có trên 20 công ty là thực hiện điều này. Và không có một ngân hàng nào của Nhật phải “tái cấu trúc”. Để tránh tai tiếng, một số ngân hàng tiến hành đổi tên trong một thời gian. Ngân hàng Mitsubishi tạm thời mang tên Chiyoda, ngân hàng Sumimoto mang tên Fuji…

Thay vì những chủ tập đoàn tài chính-công nghiệp bị thanh trừng bởi tòa án quốc tế sau chiến tranh, thì Tổng hành dinh Bộ Tư lệnh quân đội đồng minh (SCAP) lại “phù phép” cho các ông chủ này thoát tội. Như vậy, các tập đoàn tài phiệt phần lớn vẫn giữ nguyên.

Tại sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh sau năm 1973
 

Bên cạnh đó, kế hoạch khôi phục kinh tế Nhật Bản được Mỹ khởi động theo kiểu “kế hoạch Marshall” ở châu Âu khi Chiến tranh Lạnh ngày càng sâu sắc như lời Bộ trưởng Quân lực Mỹ Royall tuyên bố trước công chúng Nhật Bản vào tháng 1/1946. Kế hoạch phục hưng kinh tế Nhật trong giai đoạn này được biết dưới tên Dodge, dưới sự hướng dẫn của Joseph Dodge, Chủ tịch Ngân hàng Detroit.

Ông này đã đến Nhật Bản dưới cương vị bộ trưởng vào tháng 2/1949 để làm cố vấn tài chính cho Douglas MacArthur, Tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh. Và do đó, Chính phủ Mỹ đã cho Nhật Bản vay những số vốn lớn để phục hưng nền kinh tế.

Bước sang thập niên 1950, khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, hệ thống tổ hợp tài chính - ngân hàng - công nghiệp Nhật Bản ra sức thu lợi nhuận bởi những đơn đặt hàng béo bở đã được người Mỹ dành cho. Nhật Bản trở thành khu vực hậu cần chính cho Mỹ vì nó nằm sát ngay lò lửa chiến tranh Triều Tiên. Với lợi ích to lớn như vậy, Thủ tướng Nhật Bản Yoshida gọi cuộc chiến này là “quà tặng của thần linh” cho nước Nhật.

Năm 1951 với việc ký hiệp “Hòa ước San Francisco”, Nhật Bản được Mỹ bảo trợ trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật. Nhờ đó, Nhật Bản tập trung vào phát triển kinh tế trong khi các cường quốc khác lo chạy đua về mặt vũ trang và bị sa lầy trong các cuộc chiến tranh.

“Viện trợ” đi đôi với “đầu tư”

Hiến pháp mới của Nhật Bản năm 1946 coi trong người phụ nữ hơn. Sau chiến tranh có thêm 26 trường đại học dành riêng cho phụ nữ. Trong Bộ Luật Lao động Nhật Bản đã đưa ra quy định trả lương công bằng cho phụ nữ. Nhờ thế mà một nửa sức lao động sản xuất của xã hội được giải phóng, tạo đà cho sự phát triển kinh tế.

Tại sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh sau năm 1973
Hiến pháp mới của Nhật Bản năm 1946 coi trọng người phụ nữ hơn, biến họ thành lực lượng sản xuất của xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển

Những khối tài sản được chôn giấu trước và trong Thế chiến II cũng được Nhật Bản sử dụng để khôi phục và phát triển kinh tế.

Tháng 12/1952, lần đầu tiên Nhật Bản đã chính thức tuyên bố chính sách của họ ở Đông Nam Á mang đậm màu sắc kinh tế. Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Yoshida đã nói “nhằm thúc đẩy mậu dịch, chính phủ sẽ thực hiện ngoại giao kinh tế… ký kết các hiệp ước thương mại, mở rộng và phát triển các cơ hội buôn bán, củng cố các ngành công nghiệp xuất khẩu”.

Dưới vai trò trung gian của Mỹ, từ thập niên 1950, Nhật Bản bắt đầu tiến hành xâm nhập thị trường Đông Á thông qua những khoản viện trợ “bồi thường chiến tranh”. Các khoản “bồi thường” này bắt đầu tăng mạnh vào những thập niên 1960, 1970.

Các nền kinh tế nhận được đầu tư của Tokyo ra sức phát triển kinh tế theo mô hình “đàn nhạn bay” với Nhật Bản là nước “đầu đàn”. “Viện trợ” đi đôi với “đầu tư” tại các thị trường hấp dẫn khiến kinh tế Nhật Bản tăng vọt.

Nhờ đó, chỉ trong vòng 15 năm (1958-1973), Nhật Bản lần lượt vượt qua Pháp, Anh, Đức vươn lên đứng thứ hai thế giới tư bản chủ nghĩa (sau Mỹ) về sức mạnh kinh tế. Nếu năm 1950, Tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản mới đạt 24 tỷ USD, nhỏ hơn bất kỳ một nước phương Tây nào và chỉ bằng vài phần trăm so với Mỹ, thì đến năm 1973, Tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản đạt khoảng 360 tỷ USD, chỉ thua Mỹ.

Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản đạt mức trung bình trên 10% (so với thời kỳ sau chiến tranh là 6%).

Nếu thập niên 1950, những sản phẩm điện tử như máy ảnh, sợi quang, các thiết bị bán dẫn không thể cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu, thì đến thập niên 1970 các sản phẩm điện tử này đã thống trị thị trường thế giới. Các hãng xe hơi, xe máy trở thành đối thủ khó chịu của Mỹ và Tây Âu, trong khi công nghiệp đóng tàu của Nhật Bản đứng đầu thế giới. Các lĩnh vực như hóa chất, vận tải, luyện thép cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Nguyễn Văn Toàn

Công ty CP Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.

Liên kết với nhiều thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ...trong những năm qua chúng tôi đã đồng hành cùng rất nhiều học sinh và thực tập sinh, tiếp bước cho các em có thể học tập và làm việc thật tốt bên nước bạn.

Chính sự tin tưởng của khách hàng là động lực rất lớn cho chúng tôi phát triển bền vững...

NAM CHAU IMS - trao niềm tin cho những ước mơ nối tiếp.

Liên hệ tư vấn: 0981 057 683 - 0981 628 599

Email:

31/05/2022

Tại sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh sau năm 1973

Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta đều nghĩ ngay đến những cụm từ như “ Nền kinh tế thứ 2 thế giới”, “Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế”. Không phải ngẫu nhiên mà nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973 lại được các nhà kinh tế học trên thế giới liệt kê vào diện Phát triển thần kỳ và tập trung khai thác những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó. Vậy, điều gì đã khiến một đất nước được coi là nghèo tài nguyên và đầy thiên tai như Nhật phát triển thần tốc và trở thành nền kinh tế thứ 2 của thế giới?

Tổng quan nền kinh tế Nhật giai đoạn 1952-1973

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với vị thế là kẻ thua cuộc, Nhật Bản phải chịu những tổn hại nặng nề về cả mặt kinh tế, con người. Tuy nhiên, nhờ công cuộc cải cách do Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Đồng minh – GHQ cùng với sự nỗ lực phi thường của chính phủ và người dân Nhật Bản.

Tăng trưởng chung

Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật trong thời kỳ phát triển thần tốc giai đoạn 1952-1958 tăng trung bình 6,9% mỗi năm. Đến năm 1959, tốc độ tăng trưởng đã lên 2 con số, vượt 10%. Tốc độ tăng trưởng GDP vẫn tiếp tục tăng và luôn trên 10% trong thập niên 1960.

Tại sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh sau năm 1973
Tỷ lệ tăng trưởng GDP danh nghĩa và thực chất (1955-1965)

Nhìn vào những con số trên, chúng ta sẽ không thể không trầm trồ ngưỡng mộ vì một đất nước hậu chiến tranh với số tài sản thiệt hại lớn lên đến 64,3 tỷ yên, lạm phát phi mã, nạn đói hoành hành… mà chỉ sau 10 năm đã có thể tăng trưởng thần tốc như vậy phải không?

So sánh với các nước Âu Mỹ, nếu năm 1950 GDP của Nhật chỉ bằng vài phần trăm so với Mỹ và thấp hơn so với các nước phương Tây (24 tỷ USD), thì tới năm 1960 đã vượt Canada, 1966 vượt Pháp, 1967 vượt Anh, 1968 vượt Tây Đức và rồi trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 sau Mỹ. Đây có thể coi là “sự chuyển mình kinh dị” ( theo nhận xét của PGS.TS Nguyễn Tiến Lực).

Theo cơ cấu ngành

Nông nghiệp

Nông nghiệp Nhật phát triển theo hướng điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và gia tăng năng suất. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp nhằm cải thiện năng suất đã có hiệu quả đáng kể. Chính phủ còn đưa ra Chính sách khuyến khích sản xuất lúa gạo, vì vậy mà sản lượng lúa ở Nhật thời kỳ đó luôn cao và ổn định. Có thể kể đến giai đoạn 1967-1969, sản lượng lúa đạt 14 triệu tấn/ năm. Ngành chăn nuôi cũng rất phát triển và nhanh hơn cả ngành trồng trọt do yếu tố địa hình và thời tiết. Cụ thể, chăn nuôi bò thịt và bò sữa đã rất phát triển ở vùng Hokkaido và Kagoshima. Nghề đánh bắt và nuôi cá cũng phát triển vào bậc nhất thế giới.

Tại sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh sau năm 1973
Ruộng lúa Nhật Bản

Công nghiệp

Thời kỳ này, ngành công nghiệp chế tạo ở Nhật phát triển vượt bậc, đặc biệt trong ngành chế tạo ô tô và đóng tàu biển.Năng lực sản xuất ô tô của Nhật tăng gấp 100 lần so với trước chiến tranh, và đã đạt vị trí thứ 2 (sau Mỹ) vào năm 1967. Ngành đóng tàu biển thì Nhật Bản vẫn liên tục dẫn đầu trên thế giới. Về ngành sản xuất máy móc và thiết bị điện tử, từ năm 1967, Nhật đã chiếm vị trí thứ 2 thế giới với giá trị sản lượng gần bằng ¼ của Mỹ. Ngành công nghiệp chế tạo tăng 118% vào thập niên 50-60.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1950-1960 của ngành công nghiệp Nhật Bản là 15,9%, gấp 6 lần Mỹ, gấp 5 lần Anh và gần gấp đôi Đức. Một con số đáng kinh ngạc thể hiện sự phát triển tuyệt vời của nền công nghiệp xứ Mặt trời mọc.

Tại sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh sau năm 1973
Núi Phú Sĩ và vành đai Công nghiệp (Chiêu Hòa năm 42 – năm 1967)
Nguồn: Ngoại thương

Trong vòng 21 năm (1950-1971), kim ngạch xuất nhập khẩi của Nhật Bản đã tăng gấp 25 lần. Cụ thể, từ 1,7 tỷ USD => 43,6 tỷ USD. Các đối tác thương mại lớn nhất của Nhật phải kể đến đó chính là: Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Trung Quốc,… Thời kỳ đó được coi là hoàng kim của ngành xuất khẩu Nhật Bản với câu nói truyền miệng: “ Chỉ cần sản xuất ra là lập tức có thể bán được”, ý chỉ Nhật chỉ cần sản xuất ra là đã có nơi đặt mua.

Nhờ vào thặng dư lớn trong cán cân thanh toán (xuất siêu nhiều hơn nhập siêu), xứ sở Mặt trời mọc đã thu về một lượng vàng và ngoại tệ dáng kể: từ 930 triệu USD (1951) => 12,1 tỷ USD (1973). Từ một đất nước từng phải đi vay nợ sau khi thất thế hậu chiến thứ 2, giờ đây Nhật đã trở thành chủ nợ của rất nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Lúc đó, Tokyo đã trở thành một trong những trung tâm tài chính- tiền tệ của thế giới, bởi đó là nơi tập trung các ngân hàng lớn và sàn chứng khoán lớn.

Như vậy, có thể thấy sự phát triển vượt bậc của Nhật tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nặng, sản xuất, và từ đó phát triển mạnh ngành thương mại xuất nhập khẩu.

Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật

Vậy nguyên nhân nào đã khiến Nhật phát triển vượt bậc và thần tốc như vậy? ONE-VALUE đã tham khảo nhiều tài liệu đánh giá của các chuyên gia kinh tế và sử học để đưa ra 2 nguyên nhân chính dưới đây.

Nguyên nhân quốc tế

Thị trường quốc tế ổn định, nhu cầu lớn

Thời gian hòa bình hậu chiến là một môi trường thuận lợi để các nước bắt tay vào khôi phục nền kinh tế. Có thể thấy không chỉ Nhật, từ 1950~ 1960, GDP của các nước trên thế giới cũng đều tăng với tốc độ cao hơn những năm trước thế chiến ( tầm 5% mỗi năm). Thương mại cũng phát triển với khối lượng buôn bán từ 1955 ~ 1970 là 7,6% so với 1,3% ( 1913~1950).

Hậu chiến, Nhật đã tích cực và nhanh chóng tham gia vào các tổ chức kinh tế và quỹ tiền tệ thế giới, ví dụ như Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng thế giới, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT),… Việc tham gia Quỹ tiền tệ và Ngân hàng thế giới đã khiến Nhật được hỗ trợ lớn về tài chính để phát triển ngành công nghiệp, và từ đó khi tham gia và GATT, Nhật càng có nhiều ưu thế trong hoạt động thương mại.

Nhật – Mỹ có chính sách ngoại tệ 360yen = 1 dolla lợi cho xuất khẩu

Việc Mỹ xác lập tỷ giá ngoại tệ 360 yên = 1 đô đã tạo nên lợi thế rất lớn cho ngành sản xuất và xuất khẩu Nhật. Điều này cũng tạo nên được lợi thế về giá khi các sản phẩm xuất khẩu của Nhật chủ yếu ở mảng công nghiệp nặng và chế tạo.

Chiến tranh Việt Nam làm tăng nhu cầu đặt hàng của Mỹ

Do chiến tranh tại Việt Nam mà Mỹ luôn phải bổ sung quân nhu phục vụ chiến tranh, và Nhật Bản chính là đất nước được Mỹ lựa chọn để nhập khẩu các sản phẩm cần thiết. Bên cạnh việc xuất khẩu sang Mỹ, Nhật còn xuất khẩu sang cả Hàn Quốc, Đài Loan Philippines,… Theo thống kê của Bộ METI Nhật Bản, năm 1966 Nhật xuất khẩu quân nhu hơn 100 triệu USD, quân dụng khoảng 500 triệu USD, chiếm khảong 6% kim ngạch xuất khẩu thời giờ của Nhật. Như vậy có thể thấy, chiến tranh cũng là một phần tạo ra “ thị trường” để Nhật xuất khẩu sản phẩm.

Nguyên nhân trong nước

Sự cải cách về chế độ

Hậu chiến, Nhật bị quản lý bởi quân đội Đồng minh và cơ quan chiếm đóng có tên gọi là Tổng tư lệnh chỉ huy quân đội cấp cao (GHQ). 3 chính sách có tác động lớn góp phần thay đổi Nhật Bản đó chính là: Giải tán các tập đoàn tài phiệt, Thành lập công đoàn lao động và Giải phóng đất nông nghiệp.

Sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật

Nhật Bản rất đầu tư cho nhập khẩu kỹ thuật, mua bằng phát minh và sáng chế của nước ngoài, và điều này được thể hiện qua những con số như: 15,289 hợp đồng nhập khẩu kỹ thuật (1950-1974), 11,606 bằng phát minh (1950-1969). Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) rất cao, 40,1 tỷ yên ~ 1,200 tỷ yên (1955- 1970).

Dân số trẻ, người Nhật chăm chỉ cần củ kỷ luật thép cùng chế độ đãi ngộ nhân viên hợp lý

Nhân lực trẻ chăm chỉ, cần cù, nỗ lực cầu tiến và có kỷ luật tốt cũng là nhân tố chính khiến kinh tế Nhật phát triển thần kỳ. Đầu tiên, thế hệ Baby Boom (1947-1949), hay còn gọi là Bùng nổ trẻ sơ sinh, đóng vai trò then chốt về nhân lực trong sự phát triển kinh tế của Nhật. Thứ 2, phương thức quản trị kiểu Nhật là chế độ làm việc suốt đời và chế độ lương thưởng thăng cấp theo thâm niên đã khiến cho các ông ty đảm bảo được số lượng nhân viên chất lượng gắn bó lâu dài với công ty, tạo động lực phát triển doanh nghiệp. Thứ 3 là về triết lý coi trọng giáo dục và đào tạo của Nhật Bản. Nhật Bản chi rất nhiều tiền cho sự phát triển giáo dục, đào tạo con người. Bên cạnh đó, tính cách ưu tiên tập thể hơn cá nhân cũng là một nhân tố tạo nên sự đoàn kết lớn trong cộng đồng người Nhật, và từ đó thúc đẩy sự phát triển không chỉ của một cá nhân mà là một tập thể, một cộng đồng lớn, và một đất nước.

Kết bài

Như vậy, có thể thấy Nhật Bản đã có thời kỳ phát triển kinh tế thần tốc, nguyên nhân cũng có thể nói là “Thiên thời, Địa lợi, Nhân Hòa”. Thời kỳ tăng trưởng thần tốc của Nhật đã qua đi, và chúng ta cũng không biết liệu Nhật có thể quay trở lại thời phát triển hoàng kim như xưa được không. Hậu thế chỉ có thể nhìn vào những kỳ tích trong lịch sử để rút ra bài học và áp dụng cho sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, với người Nhật Bản, những kỳ tích lưu danh lịch sử vẫn là niềm tự hào về thế hệ ông cha đã hy sinh, nỗ lực để đưa Nhật Bản lên tầm cao sánh bước với các cường quốc. Japanbiz tự hào là cầu nối kết nối các doanh nghiệp Việt Nam- Nhật Bản hợp tác cùng phát triển, cùng đưa ra những chiến lược hoạt động chi tiết cụ thể đóng góp cho sự hợp tác sâu rộng giữa doanh nghiệp hai nước nói riêng và hai quốc gia nói chung. Quý công ty có nhu cầu khai thác thị trường Nhật Bản, tìm kiếm đối tác, xuất nhập khẩu sang thị trường Nhật,… vui lòng liên hệ tới ONE-VALUE theo địa chỉ mail:

Nguồn: Tham khảo thông tin cuốn sách “ Nhật Bản – Những bài học từ lịch sử” của PGS.TS Nguyễn Tiến Lực, thông tin trên trang của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, cùng với tư liệu lịch sử của Nhật Bản.