Tập Nghi thức Đội lớp 4

GIÁO ÁN SINH HOẠT ĐỘI
Tuần 27
Ngày soạn: 02/03/2010
Ngày dạy: 13/03/2010
Người hướng dẫn: Triệu Cảo Kía
Người dạy: Nguyễn Thị Hồng Gấm
CÁC ĐỘNG TÁC TẠI CHỖ
(NGHỈ - NGHIÊM – QUAY TRÁI – PHẢI – ĐẰNG SAU –
DẶM CHÂN – CHẠY TẠI CHỖ)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được 7 kỉ năng nghi thức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Học sinh thực hiện được kỉ năng “ Các động tác cá nhân tại chỗ và di chuyển”.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
- Giáo án kỉ năng nghi thức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
2. Học sinh:
- Tập hợp theo phân đội.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
Chỉ huy Đội tập hợp toàn chi đội, ổn định điểm số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại 7 kỉ năng nghi thức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh.
- HS: Nhắc lại 7 kỉ năng.
3. Dạy bài mới:
Thế nào là động tác tại chỗ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu.
Thời
gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh các
động tác nghỉ, nghiêm:

- GV cho học sinh ngồi.
- GV: Hướng dẫn vừa thực hiện động
tác cho HS quan sát.
- HS ngồi xuống.
Trang 1
- Đứng nghỉ: Người ở tư thế đứng, khi
có lệnh “Nghỉ” 2 tay để thẳng thoải
mái, chân trái hơi trùng xuống, trọng
tâm dồn vào chân phải, mỏi có thể đổi
chân.
- Đứng nghiêm: Người ở tư thế đứng,
khi có lệnh “Nghiêm” – người đứng
thẳng, mắt nhìn thẳng, 2 tay khép sát
thân người, bàn tay nắm tự nhiên, hai
chân thẳng khép sát, hai bàn chân tạo
thành hình chữ V (góc 60
0
).
- GV: Cho học sinh đứng lên và thực
hiện động tác.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh
thực hiện động tác quay trái – quay
phải – quay đằng sau:
- GV: Cho HS ngồi xuống.
- GV vừa hướng dẫn động tác quay trái
vừa thực hiện:
- GV: Khi nghe khẩu lệnh:
+ Bên trái – quay, bên trái là dự
lệnh, quay là động lệnh, sau động lệnh
“quay”. Người tư thế đứng nghiêm lấy

gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm
điểm đỡ, quay người sang phía trái 1
góc 90
0
, sau đó rút chân phải lên, trở về
tư thế đứng nghiêm.
- GV vừa hướng dẫn quay phải – quay
đằng sau vừa thực hiện:
+ Bên phải quay – sau động lệnh
“quay”. Người đang ở tư thế đứng
nghiêm, lấy gót chân phải làm trụ, mũi
chân trái làm điểm đỡ, quay người sang
phía phải 1 góc 90
0
, sau đó rút chân trái
lên, trở về tư thế đứng nghiêm.
+ Đằng sau quay, đằng sau là dự
lệnh, quay là động lệnh. Sau động lệnh
“quay” lấy gót chân phải làm trụ, mũi
chân trái làm điểm đỡ, quay người sang
phía trái 1 góc 180
0
, sau đó rút chân trái
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS đứng lên và thực hiện.
- HS: ngồi xuống.
- HS: quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.

Trang 2
lên, trở về tư thế đứng nghiêm.
* Lưu ý: Người vẫn ở tư thế đứng
nghiêm tư thế đứng nghiêm quay về sau
1 góc 180
0
, chứ không đặt chân trái ở
phía sau quay bằng 2 gót như trước đó.
- GV: Cho học sinh thực hiện động tác.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh
động tác dậm chân tại chỗ - chạy tại
chỗ:
- GV vừa hướng dẫn động tác dậm chân
– chạy tại chỗ vừa thực hiện:
+ Khi có khẩu hiệu “dậm chân,
dậm”. Dậm chân là dự lệnh, dậm là
động lệnh. Sau động lệnh “dậm” bắt
đầu bằng chân trái, dậm theo nhịp hoặc
hô còi, trống nhưng không chuyển vị
trí, khi đặt chân xuống, mũi chân đặt
trước rồi đến gót chân, tay vung cao về
phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng,
tay trái vung về sau.
+Khi nghe khẩu lệnh “ đứng lại,
đứng” (động lệnh đứng – rơi vào chân
phải). Đội viên dậm chân thêm 1 nhịp,
kéo chân phải về tư thế nghiêm.
- GV: Cho học sinh thực hiện.
+ Khi có khẩu hiệu “chạy tại chỗ,
chạy”. Chạy tại chỗ là dự lệnh, chạy là

động lệnh. Sau động lệnh “chạy”, chân
chạy đều bắt đầu bằng chân trái, theo
nhịp còi hoặc lời hô, không chuyển vị
trí. Khi chạy 2 cánh tay khép sát người,
đánh như ở tư thế thoải mái và vùng
dọc theo hướng chạy. Khi có lệnh “
Đứng lại, đứng”, đội viên chạy thêm 3
bước nữa mới dừng hẳn. Chân phải
dừng ở nhịp cuối và trở về đứng tư thế
nghiêm.
- GV cho học sinh đứng lên và thực
hiện động tác.
- HS thực hiện động tác.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS đứng lên thực hiện động
tác.
Trang 3
4. Củng cố:
• HS thực hiện lại các động tác
Nghỉ - Nghiêm – quay trái – quay phải – đằng sau.
Dậm chân – chạy tại chỗ.
• Nhận xét học sinh thực hiện động tác.
5. Dặn dò:
- Về nhà cố gắng luyện tập lại các kỉ năng đã học ngày hôm nay.
Sóc Trăng, ngày tháng năm 2010
GVHD duyệt
Trang 4


1. CỜ ĐỘI

- Nền đỏ.

- Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài.

- Ở giữa có hình huy hiệu Đội.

- Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ.

Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh chỉ quy định chung để thống nhất trong tổ chức của mình. Trong điều kiện hiện nay, các cơ sở và tập thể Đội sử dụng cờ theo đúng quy định trên. Không gọi là cờ chi đội, cờ liên đội mà chỉ gọi là cờ Đội. Các liên đội có cờ truyền thống của mình phải may đúng quy định của Điều lệ Đội và có thể ghi tên liên đội ở trong cờ, dưới huy hiệu Măng non và có tua vàng ở ba cạnh.

2. HUY HIỆU ĐỘI

Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hình tròn; ở trong có hình Măng non trên nền cờ đỏ sao vàng. Ở dưới có băng chữ: "Sẵn sàng".

3. KHĂN QUÀNG

Khăn quàng bằng vải màu đỏ (gọi là Khăn quàng đỏ), hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy.

- Khăn quàng đội viên có kích thước tối thiểu :

Đường cao: 0,25 m

Cạnh đáy: 1,00 m

- Khăn quàng phụ trách có kích thước tối thiểu:

Đường cao: 0,30 m

Cạnh đáy: 1,20 m

Đội viên quàng khăn đỏ khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội.

4. ĐỘI CA

Bài hát: “Cùng nhau ta đi lên”

Nhạc và lời: Phong Nhã

5. KHẨU HIỆU ĐỘI

Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại

Sẵn sàng!

6. CẤP HIỆU CHỈ HUY ĐỘI

Cấp hiệu chỉ huy Đội hình chữ nhật đứng, khổ 5cm x 6cm, hai góc ở dưới tròn, nền màu trắng, ở trong có sao đỏ và vạch đỏ. Mỗi sao đỏ có đường kính 0,8cm, mỗi vạch đỏ có kích thước 0,5cmx4cm.

Phân biệt các cấp Chỉ huy Đội bằng số lượng sao và vạch được qui định như sau:

- Liên đội trưởng

- Liên đội phó

- Ủy viên Ban Chỉ huy (BCH) liên đội

- Chi đội trưởng

- Chi đội phó

- Ủy viên Ban Chỉ huy chi đội

- Phân đội trưởng

- Phân đội phó

: Hai sao ba vạch

: Một sao ba vạch

: Ba vạch

: Hai sao hai vạch

: Một sao hai vạch

: Hai vạch

: Hai sao một vạch

: Một sao một vạch

7. CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN

Chứng nhận hoàn thành Chương trình rèn luyện đội viên của từng hạng được cấp cho đội viên sau khi kiểm tra và đạt tiểu chuẩn theo quy định trong Chương trình rèn luyện đội viên.

8. ĐỒNG PHỤC CỦA ĐỘI VIÊN

- Đồng phục đội viên:

+ Áo sơ mi màu trắng.

+ Quần âu hoặc váy (đối với đội viên nữ) màu sẫm.

+ Đi giày hoặc dép có quai hậu.

- Đồng phục nghi lễ của Đội (Đội cờ, kèn, trống):

+ Áo màu trắng, viền đỏ.

+ Quần âu (hoặc váy) màu trắng, viền đỏ

+ Mũ ca lô màu trắng, viền đỏ.

+ Giày ba-ta màu trắng.

+ Băng danh dự dành cho hộ cờ (đeo vắt qua vai phải)

9. TRỐNG, KÈN

Mỗi liên đội có ít nhất một bộ trống (gồm một trống cái và ít nhất 2 trống con), một kèn (nếu có điều kiện).

- Các bài trống: Chào cờ, hành tiến và chào mừng

- Các bài kèn: Kèn hiệu, chào mừng và tập hợp.

10. SỔ SÁCH CỦA ĐỘI GỒM

10.1- Sổ:

- Sổ Nhi đồng.

- Sổ Chi đội.

- Sổ Liên đội.

- Sổ Truyền thống.

- Sổ Tổng phụ trách Đội.

10.2- Sách:

- Điều lệ và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Nghi thức và hướng dẫn thực hiện Nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Cẩm nang thực hiện Chương trình Rèn luyện phụ trách Đội.

- Hướng dẫn thực hiện Chương trình Rèn luyện đội viên.

- Búp măng xinh.

- Các loại báo, tạp chí của Đoàn, Đội.

11. PHÒNG TRUYỀN THỐNG, PHÒNG ĐỘI

Mỗi liên đội có phòng truyền thống, phòng Đội là nơi trưng bày các hình ảnh, hiện vật truyền thống, thành tích của Đội và sinh hoạt Đội.

12. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỘI VIÊN

- Thuộc, hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống, sinh hoạt tập thể của Đội.

- Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ.

- Chào kiểu đội viên.

- Thực hiện các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ.

- Hô, đáp khẩu hiệu Đội.

- Thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ và di động, các động tác trong đội hình, đội ngũ và nghi lễ của Đội.

- Biết 3 bài trống của Đội.

13. ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ CỦA ĐỘI

Đội hình hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn.

14. NGHI LỄ CỦA ĐỘI

Bao gồm Lễ Chào cờ, Diễu hành, Duyệt Đội, Kết nạp đội viên, Công nhận chi đội, Trưởng thành đội viên, Thành lập Liên đội tạm thời và Đại hội Đội, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ.

15. NGHI THỨC DÀNH CHO PHỤ TRÁCH

- Phụ trách quàng khăn đỏ khi tổ chức sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội.

- Đồng phục:

+ Áo màu xanh hòa bình, theo mẫu thống nhất của Hội đồng Đội Trung ương.

+ Quần màu sẫm.

+ Giày hoặc dép có quai hậu.