Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth wiki

When HMS Queen Elizabeth becomes operational in 2020, her ship’s company will number around 1,600 personnel which is a mix of the ships company and embarked forces including her Air Wing. Between them, this highly trained crew will have an extraordinary range of skills, including but not limited to:

  • Delivering airpower
  • Air traffic control 
  • Hospitality
  • Aircraft operations
  • Communications
  • Maintenance 
  • Patrolling
  • Diplomatic receptions
  • Humanitarian assistance

"Được ở trên một con tàu sân bay của Anh như HMS Queen Elizabeth là một điều vô cùng tuyệt vời. Có lẽ đó là chiến hạm đẹp nhất tôi từng được lên, nhưng đừng nói với ai ở quê nhà Mỹ của tôi nhé", đại tá thủy quân lục chiến Mỹ Simon Doran phát biểu với truyền thông ngày 22/5, trước khi chiến hạm Queen Elizabeth rời căn cứ Portsmouth của Anh thực hiện hải trình đầu tiên vòng quanh thế giới.

Doran chỉ huy khoảng 250 quân nhân Mỹ tham gia cùng thủy thủ đoàn Anh trên tàu Queen Elizabeth thực hiện hành trình dự kiến kéo dài 28 tuần này.

Đại tá Mỹ cho biết ông chưa từng đi trên một chiến hạm của hải quân Anh trước đây, song đã tham gia các hoạt động chung với hải quân nước này trong 25 năm qua.

"Đợt triển khai cùng chiến hạm Anh là một điều gì đó rất đặc biệt", Doran nói. "Với tư cách là sĩ quan Mỹ cao cấp trên tàu, tôi nói rằng tất cả thủy thủ và lính thủy đánh bộ Mỹ rất vinh dự khi tham gia đợt triển khai với những người con của nước Anh".

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth wiki

Đại tá thủy quân lục chiến Mỹ Simon Doran đứng trước tàu sân bay Queen Elizabeth tại căn cứ Portsmouth của Anh ngày 22/5. Ảnh: Portsmouth.

Tàu sân bay Queen Elizabeth thuộc lớp cùng tên, khởi đóng tháng 7/2009 và hạ thủy sau đó 5 năm với chi phí hơn 4,5 tỷ USD. Hải quân Anh biên chế tàu sân bay Queen Elizabeth tháng 12/2017. Queen Elizabeth là chiến hạm đầu tiên và duy nhất trên thế giới được thiết kế chuyên cho vận hành tiêm kích tàng hình F-35B.

Đại tá Doran cho biết Queen Elizabeth là tàu sân bay yêu thích nhất của các phi công thủy quân lục chiến Mỹ và họ "háo hức được cất cánh" từ chiến hạm trong đợt triển khai. "Họ thích chiến hạm với sàn đáp rất lớn và nói rằng thật thú vị khi được triển khai từ con tàu được thiết kế để vận hành tiêm kích F-35", Doran nói.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth wiki

 

 

Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth lên đường tới châu Á

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth rời căn cứ Portsmouth ngày 22/5. Video: Navy Lookout.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth rời cảng Portsmouth để khởi hành đến châu Á hôm 22/5, dự kiến đi qua Địa Trung Hải, Biển Đỏ, khu vực Ấn Độ Dương, Biển Đông rồi tới Biển Philippines.

Chiến hạm được hộ tống bởi một khu trục hạm, một hộ vệ hạm, một tàu ngầm và hai tàu hỗ trợ của Anh, cùng khu trục hạm Mỹ USS The Sullivans và hộ vệ hạm Hà Lan HNLMS Evertsen.

Tàu sân bay Anh sẽ thăm 40 quốc gia gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, tham gia hơn 70 đợt phối hợp trên biển, bao gồm chuyến đi cùng tàu sân bay Pháp Charles De Gaulle ở Địa Trung Hải.

Tổng cộng 3.700 thủy thủ, phi công và binh sĩ thủy quân lục chiến tham gia vào đợt triển khai với hành trình lên tới 25.000 hải lý (46.300 km) trong 28 tuần.

Tàu sân bay Queen Elizabeth sẽ mang theo 8 tiêm kích F-35B của Anh và 10 chiếc F-35B của Mỹ, 14 trực thăng hải quân cùng 1.700 thành viên thủy thủ đoàn, kể cả các binh sĩ Mỹ.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth wiki

Lực lượng và hành trình dự kiến của nhóm tàu sân bay Anh. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Tàu Queen Elizabeth có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 280 m, có thể chở theo khoảng 65 máy bay các loại gồm tiêm kích F-35B và trực thăng hải quân, được trang bị 3 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx và 6 cụm súng 6 nòng xoay 7,62 mm.

Chiến hạm mang tên nữ hoàng Elizabeth I, sống vào thế kỷ 16-17, người từng lãnh đạo hải quân Anh đánh bại hạm đội Tây Ban Nha trong trận hải chiến Gravelines.

Hãng tin CNN dẫn lời Bộ Quốc phòng Anh hôm 22/5 cho biết, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ được hộ tống trong hải trình dài gần 51.900 km bởi hai khu trục hạm, hai tàu hộ vệ, một tàu ngầm và hai tàu có nhiệm vụ hỗ trợ. Ngoài ra, nhóm tàu chiến này sẽ có thêm sự tham gia của một tàu khu trục Mỹ và một tàu hộ vệ Hà Lan.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth wiki
Tàu HMS Queen Elizabeth. Ảnh: Wikipedia

HMS Queen Elizabeth là một trong hai tàu sân bay thuộc lớp Queen Elizabeth được nước Anh chế tạo và đưa vào biên chế từ năm 2014. Tàu có chiều dài 280m; sườn ngang rộng nhất là 73m; mớn nước 11m. Trọng tải tối đa tàu này lên tới 65.000 tấn.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth wiki
Bản thiết kế tàu HMS Queen Elizabeth. Ảnh: Hải quân Hoàng gia Anh

Tàu cần tới 2 động cơ tuabin khí Rolls-Royce MT-30 và 4 động cơ diesel để hoạt động. Vận tốc tàu có thể đạt 59 km/h với tầm hoạt động lên tới 19.000km.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth wiki
Động cơ Rolls-Royce MT-30. Ảnh Marine Log

Do tác chiến trên biển, nên HMS Queen Elizabeth được trang bị nhiều loại radar tầm xa có thể phát hiện các mục tiêu trên biển, trên không hoặc dưới mặt biển. Chẳng hạn, loại radar S1850M được trang bị trên tàu có thể theo dõi được 1.000 mục tiêu đối phương ở khoảng cách 400km, cũng như phát hiện các mục tiêu sử dụng công nghệ tàng hình tiên tiến. 

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth wiki
Radar S1850M lắp trên HMS Queen Elizabeth. Ảnh: Navyrecognition

Ngoài ra, HMS Queen Elizabeth được lắp đặt radar giám sát không phận Type-997 Artisan có khả năng theo dõi đến 900 mục tiêu ở khoảng cách 200 km.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth wiki
Radar Type-997 Artisan. Ảnh: Wikipedia



Hệ thống vũ khí phòng thủ được lắp đặt trên HMS Queen Elizabeth khá đa dạng, với nhiều loại vũ khí như hệ thống Phalanx CIWS bao gồm pháo sáu nòng M61A1 Vulcan cùng radar điều khiển hỏa lực, pháo DS30M Mk2 cỡ đạn 30mm và súng máy nhiều nòng M134 Minigun.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth wiki
Hệ thống Phalanx CIWS. Ảnh: Sputnik

Tuy nhiên điều làm nên sức mạnh của HMS Queen Elizabeth lại nằm ở số lượng máy bay tàu này có thể mang theo, khi khoang thân trong của tàu có thể chứa từ 24-36 tiêm kích F-35 và 14 trực thăng các loại.