Tết âm lich của singapore kéo dài bao lâu

tết Singapore

Tết truyền thống của Singapore

Singapore ăn tết âm hay dương? giống như Việt Nam, tết của Singapore được tính theo âm lịch. Người dân Singapore rất coi trọng Tết cổ truyền, nó được xem là ngày lễ quan trọng nhất của trong năm của người dân Singapore.

Lịch nghỉ tết Singapore chỉ có 2 ngày nhưng người dân Singapore ăn mừng Tết khoảng nữa tháng, không hề giống với Tết của người Việt. Nếu như Việt Nam trưng mâm ngũ quả thì người Singapore chỉ trưng quýt trên bàn thờ tổ tiên mà thôi. Theo quan niệm của người Sinagpore quýt tượng trưng cho phú quý, thường được biếu, tặng trong ngày tết, lì xì đầu năm.

Tết cổ truyền Singapore là dịp sum họp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bữa cơm tất niên. Theo quan niệm “giàu 3 ngày Tết” tức là bữa ăn này phải làm thật nhiều, để thừa thì mới được. Tuy nhiên hiện này phong tục đó đã dần bị thay thế bởi các nhà hàng, vì không ai đủ sức làm bữa ăn dư thừa như thế. Sau bữa ăn trẻ em sẽ nhận được lì xì, và điều đặc biệt ở đây là những ai chưa lập gia đình đều là trẻ em hết cho dù bạn có 40,50 tuổi.

Người dân Singapore vốn coi trọng công việc nên ngày tết của người Singapore chỉ diễn ra trong 2 ngày, mùng 1,2 tháng giêng. Mừng 1 dành cho cha mẹ, người thân, mùng 2 dành cho phụ nữ đã có chồng về thăm cha mẹ ruột.

Các lễ hội đặc sắc

Những con phố được trang trí lồng đèn đỏ, những bản nhạc đón mừng năm mới vang lên khắp mọi nơi, mọi người hối hả mua sắm chuẩn bị cho năm mới,…là những điều bạn sẽ thấy khi trải nghiệm du lịch đón Tết ở Singapore.

Ngày Tết của Singapore diễn ra với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Trước khi chính thức đến Tết Âm lịch cổ truyền từ 15 – 2- ngày sẽ diễn ra lễ hội Hoa Đăng, nhộn nhịp nhất là Chinatown. Trên khắp đường phố sẽ trưng bày các hình ảnh tượng trưng của con vật trong năm đó. Tết ở âm lịch Singapore thường kéo dài khoảng 15 ngày với nhiều hoạt động sôi động.

Tiếp là lễ hội Singapore River Hongbao được tổ chức tại công viên Esplanade, với nhiều hoạt động giải trí, cùng với đó là màn bắn pháo hoa rực rỡ tại vịnh Marina.

Lễ hội đường phố Chingay diễn ra vào thứ bảy đầu tiên của năm mới tại vịnh Marina và kết thúc vào ngày rằm tháng Giêng.

Sau ngày rằm tháng Riêng các gia đình người Singapore lại tụ họp ăn bữa cơm gia đình lần nữa, cả nước kết thúc ngày Tết truyền thống của Singapore bằng sự kiện tắt đèn, tháo các công trình trang trí, bắt đầu một năm mới với công việc chính của mỗi người.

Món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán Singapore

Nếu du lịch Singapore trong dịp Tết Nguyên Đán bạn sẽ có dịp thưởng thức các món ẩm thực truyền thống, nổi tiếng nơi đây. Trong quan niệm của người Singapore các nguyên liệu khải xuân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các món được làm từ hạt sen rất được ưa chuộng vì người dân cho rằng hạt sen như của cải 1 năm trong nhà. Bánh nếp gà bọc hạt sen tượng trưng cho trời đất, sự liên kết gia đình. Các loại bánh có nhân thịt và rau cùng tương tự.

Món không thể thiếu trong mối dịp Tết truyền thống Singapore nữa là Yumcha được làm thành nhiều món dimsum khác nhau như: sủi cảo, bánh cuốn, bánh bao, bánh ngọt, chân gà trưng và cháo, các loại thịt viên.  Gỏi Yusheng cũng là món ăn truyền thống, nó còn được gọi là gỏi thịnh vượng, tượng trưng cho sự thăng hoa, phú quý, trường tồn. Trong ngày đầu năm tất cả các buổi tiệc đều chuẩn bị món gỏi này tiếp khách. Gồm có 7 nguyên liệu chính: cá hồi, khoai môn bào, các loại rau, đủ đủ,…ăn kèm nước sốt và gia vị mang ý nghĩa may mắn cho năm mới.

Năm nay 2022, trên 2 tỷ người trên thế giới [vốn đón năm mới theo lịch âm] sẽ đón chào Tết Nhâm Dần.

Tết Nguyên đán [hay Tết Âm lịch] là lễ đón năm mới truyền thống của các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.... Cộng đồng Việt kiều, Hoa Kiều, người gốc Hàn,... ở khắp nơi trên thế giới như ở Mỹ, ở châu Âu,... cũng đón Tết Nguyên đán như một phần linh hồn, quốc túy không thể thiếu, như ngày để nhớ về cội nguồn tổ tiên của mình.

Tết Nguyên đán là ngày lễ mừng năm mới theo Âm lịch [lịch mặt trăng] của hơn 2 tỷ người trên hành tinh.

Năm Nhâm Dần 2022 tượng trưng cho con Hổ trong 12 con Giáp của người Á Đông.

Người tuổi Dần [tuổi Hổ] sinh vào các năm bao gồm 1938, 1950, 1962, 1974, 1986, 1998, 2010 và 2022.

Năm 2022 Nhâm Dần là mệnh Thủy. Màu sắc may mắn cho năm Nhâm Dần là tím, xanh lá, cam, xanh dương, đỏ và vàng.

Tết Nguyên Đán thường kéo dài khoảng 15 ngày, mọi người đón mừng năm mới với những bữa cỗ linh đình được bày biện hoành tráng và phong bao lì xì. Người lao động khắp mọi nơi sẽ được nghỉ 1 tuần để trở về nhà đón Tết bên gia đình và người thân.

Vào ngày lễ mừng năm mới Âm lịch, người Á Đông thường có các món ăn truyền thống cũng như phong tục gìn giữ từ ngàn đời qua được xem như mang lại may mắn cho năm mới. Cùng tìm hiểu một số nước trên thế giới đón Tết Nguyên đán như thế nào nhé!

1. Nhật Bản: Tất niên chúc cha mẹ hưởng phúc, trường thọ

Ở Nhật Bản, họ dọn dẹp nhà cửa trước Tết Nguyên Đán. Thêm vào đó, họ sẽ mở cửa sổ và cửa ra vào với niềm tin rằng để may mắn tràn vào nhà.

Người Nhật sẽ đến thăm họ hàng của họ, và những người lớn sẽ tặng trẻ em và thanh niên chưa lập gia đình những phong bao lì xì đỏ chứa tiền. Trong bữa tất niên của người Nhật có các món cuốn như sushi, cá và bánh nếp.

Món ăn ngày Tết của người Nhật Bản, trong đó có tôm, củ sen, trứng cá hồi,....

Mâm cơm truyền thống ngày Tết của người Nhật Bản với tôm, món sushi cuốn và bánh nếp.

Các món ăn như tôm, củ sen theo quan niệm của người Nhật Bản cũng là món ăn mang đến may mắn và trường thọ.

Sau bữa tất niên, mọi người sẽ cố gắng thức khuya nhất có thể, họ quan niệm rằng thức càng lâu cha mẹ càng được hưởng phúc, trường thọ.

Ngày hôm sau, họ sẽ đốt pháo hoa và pháo, múa lân và mở nhạc sống tưng bừng.

2. Hàn Quốc: Làm nhà mặt trăng để điều ước thành hiện thực

Tết Nguyên Đán ở Hàn Quốc kéo dài 3 ngày. Dịp lễ này thường kéo dài trong vòng 3 ngày tính từ ngày giao thừa, mùng 1 và mùng 2. Cũng giống như các nước trên, người Hàn Quốc trở về quê để sum họp với người thân. Các món ăn truyền thống ngày Tết của họ có canh bánh gạo [tteokguk], bánh chiên [jeon] hoặc bánh xèo [buchimgae].

Vào ngày Tết Nguyên đán, trẻ em Hàn Quốc diện trang phục truyền thống Hanbok.

Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Hàn Quốc thực hiện nghi thức thờ cúng tổ tiên, đó là một nghi lễ bày biện hoa quả, các loại đồ ăn lên bàn thờ để tỏ sự tôn kính với tổ tiên và cầu cho năm mới hạnh phúc, bình an. Vào ngày Tết, người dân Hàn Quốc sẽ diện trang phục truyền thống Hanbok.

Không giống như các nước khác, những người lớn ở Hàn Quốc sẽ tặng trẻ em những chiếc chiếc túi lụa đựng tiền.

Món canh bánh gạo truyền thống của người Hàn Quốc.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng có rất nhiều trò chơi dân gian rất thú vị trong dịp này như yutnori [một trò chơi trên bàn cờ] và jegichagi [tương tự như hacky sack], neolttwigi [nhảy bập bênh], chiêngginori [trò chơi đá] và paengi [quay vòng].

Ở Hàn Quốc, một số nơi còn lưu giữ phong tục làm nhà mặt trăng vào năm mới. Vào ngày trăng tròn đầu năm, người dân làng chất đầy củi trong ngôi nhà mặt trăng rồi đốt để xua đuổi tà ma và mong những điều ước của họ trở thành hiện thực trong năm tới.

Hàn Quốc dựng Nhà Mặt Trăng vào ngày rằm tháng giêng, trăng rằm đầu tiên của năm để cầu phúc an lành.

Lễ hội Trăng rằm Daeboreum thường được tổ chức vào dịp Trăng rằm đầu tiên của năm [Rằm tháng Giêng]. Vào đêm trước Rằm tháng Giêng, các bà nội trợ Hàn Quốc mua sứa và thả ra sông để cầu chúc một năm mới tràn ngập may mắn.

3. Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc không thể thiếu mỳ trường thọ

Người Trung Quốc sẽ lau dọn nhà cửa thật sạch sẽ bởi vì họ tin rằng việc dọn dẹp nhà tại thời điểm này của năm sẽ "quét sạch những điềm xấu, không may" đã tích lũy trong cả năm cũ. Họ trang trí nhà bằng màu đỏ vì đây là màu may mắn để xua đưởi tà ma.

Người Trung Quốc ăn mỳ trường thọ vào dịp đầu năm.

Vào đêm giao thừa, các gia đình sẽ tổ chức một bữa tiệc. Các thành viên trong gia đình tụ họp để ăn bữa cơm tất niên, mọi người cùng nhau tận hưởng khoảnh khắc đón chào năm mới. Những món ăn trong bữa cơm phải gồm có cá, bánh bao, bánh gạo, mì trường thọ và chả giò.

Những người lớn sẽ tặng trẻ em những phong bao lì xì đỏ chứa đầy tiền. Số tiền thường kết thúc bằng 8 hoặc 6 vì đây là những từ đồng âm với "phát lộc" và "suôn sẻ". Người lớn thì tặng nhau trà, rượu, bánh kẹo, trái cây.

Vào dịp này người ta sẽ đốt pháo, họ quan niệm đốt pháo để xua đuổi tà ma. Ngoài ra họ còn múa lân và rồng khắp mọi nơi.

4. Singapore: Cây quất tượng trưng cho vàng và tài lộc vào nhà

Bạn sẽ thấy hình ảnh quen thuộc với những hoạt động đón Tết Nguyên Đán 2022 của Singapore. Rất nhiều màu đỏ được trang trí khắp mọi nhà và trên mọi nẻo đường. Họ trồng cây quất trước cửa nhà vì quả trông giống như vàng và tượng trưng cho tài lộc.

Ngoài ra các loại hoa quả có màu vàng khác cũng được người Singapore rất ưa chuộng vì biểu trưng cho tài lộc và rước vàng về nhà.

Cây quất mang tài lộc, thịnh vượng vào nhà theo quan niệm của người Singapore.

Người Singapore sẽ về nhà, sum họp bên gia đình và trẻ em được tặng phong bao lì xì đỏ giống như những văn hóa của các nước Châu Á khác. Sau bữa cơm đoàn viên, người Singapore sẽ đi ngôi chùa và dâng lời cầu nguyện lên các vị thần.

Vào ngày đầu năm, người Singapore sẽ đến thăm nhau và sẽ tặng nhau những cặp cam Mandarin được đựng trong các thùng giấy. Theo quan niệm của người Trung Quốc thì chỉ nên tặng một cặp, hoặc ít hơn, tặng hai cặp được coi là điều cấm kị.

Hàng năm, trung tâm thành phố Singapore tổ chức lễ hội Chingay Parade, lễ hội có rất nhiều hoạt động, nhảy múa và bắn pháo hoa.

Vào cuối Tết Nguyên Đán, một buổi lễ cuối cùng được tổ chức tại River Hongbao. Triển lãm ngoài trời này có các màn trình diễn, pháo hoa và những chiếc đèn lồng lớn, đẹp mắt.

5. Múa lân ở Malaysia

Cũng như các quốc gia khác ở Châu Á, Malaysia cũng đón Tết Nguyên đán bằng cách dọn dẹp nhà cửa, quây quần sum họp, phát phong bao lì xì và múa lân sư rồng.

Điều độc đáo của đất nước này là người Malaysia còn tặng tiền lì xì cho các tổ chức từ thiện địa phương. Ngoài ra, họ cố gắng xóa hết nợ trước Tết Nguyên Đán để có tài vận tốt hơn trong năm tới.

Malaysia đón Tết nguyên đán với đèn lồng và các điệu múa lân.

Điều đặc biệt ở Malaysia là sẽ có "nhà mở" [tiệc ngoài trời]. Khi đại dịch chưa diễn ra, vào dịp Tết Nguyên đán, cộng đồng người gốc Hoa ở Malaysia thường tụ tập để chào đón năm mới ở "nhà mở", cùng nhau tiệc tùng và đốt pháo bông.

Khu Phố Tàu những này Tết rực rỡ màu sắc lễ hội. Ở Malaysia, vào dịp Tết Nguyên đán người gốc Hoa không chỉ đốt pháo hoa, múa lân mà còn đến các ngôi chùa để cầu nguyện. Trên đảo Penang, các ngôi chùa luôn sáng đèn vào dịp Tết Nguyên đán tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bác sĩ tình nguyện mang Tết ấm lên vùng cao

Nguyễn Văn Ninh

[Theo trip.com, wiki,...]

Video liên quan

Chủ Đề