Thành phần trung bình của bã mía năm 2024

Bột bã mía và mật rỉ đường được xem là nguyên nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có tác hiệu quả trong việc kiểm soát các yếu tố chất lượng nước.

Bột bã mía Bã mía chiếm 20 – 30% trọng lượng mía đem ép. Đây là phụ phẩm có rất nhiều carbon hữu cơ; bã mía sau khi đem sấy khô, nghiền thành bột sẽ có các thành phần chính là: Cellulose (xơ): 45 – 55%, Hemicellulose: 20 – 25%, Lignin: 18 – 24%, tro: 1 – 4%, sáp < 1%. Tùy theo giống mía và thổ nhưỡng của nơi trồng mà thành phần hóa học trong mía sẽ thay đổi.

Đối với ao nuôi tôm, bột bã mía có tác dụng ổn định môi trường nước, giúp phát triển hệ vi sinh có lợi, cung cấp chất khoáng cho tảo, bổ sung các chất Fe, Zn cho tôm nuôi…

Thành phần trung bình của bã mía năm 2024

Cách sử dụng:

– Sau khi cải tạo ao, sẽ dùng bột bã mía để gây màu nước với liều lượng 1 kg/100 m3 nước. Đối với ao thuần thì bón 5 ngày/lần, riêng ao đã bị chai nền đáy thì cần bón 2 ngày/lần.

– Trong 2 tháng đầu, chỉ bón định kỳ bột bã mía 10 kg/1.000 m3 nước ao mà không cần sử dụng chế phẩm sinh học hay khoáng bổ sung vào nước. Cần phải kiểm tra các yếu tố môi trường nước (mật độ vi khuẩn trong nước, pH, kiềm…) trước khi bón 1 ngày và sau khi bón 2 ngày. Điều này, sẽ giúp ước lượng chính xác liều lượng bột bã mía cần sử dụng.

– Sau 2 tháng nuôi, tôm đã lớn, lượng chất thải cũng nhiều hơn, cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học để môi trường nước luôn ổn định.

Ngoài ra, trong suốt quá trình nuôi, cần theo dõi kỹ màu nước, các yếu tố môi trường, để có sự điều chỉnh hợp lý lượng bột bã mía bón cho ao.

Mật rỉ đường Mật rỉ đường chiếm 3 – 5% trọng lượng mía đem ép và có thành phần chính gồm: Nước 20%, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protetin 5%, sáp 1%, bột 4% và một số loại khoáng Fe, Al, Ca, Mg, P, K.

Tận dụng cơ chế hoạt động của các loại vi khuẩn dị dưỡng là sử dụng carbon và nitơ để tổng hợp protein, do đó, để loại bỏ NH3 và CO2 cần phải bổ sung nguồn carbon cho ao nuôi. Mật rỉ đường có thể được xem là biện pháp thích hợp trong trường hợp này.

Cách sử dụng: Hòa mật rỉ đường với nước và tạt đều khắp ao, có thể ủ với men vi sinh để xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản: ủ mật đường với men vi sinh 3 – 6 giờ, sục khí liên tục và tạt xuống ao.

Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo… Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía còn tạo nên các sản phẩm phụ như:

Thành phần trung bình của bã mía năm 2024

– Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan (đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế.

– Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại.

– Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy, vv…Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt.

  1. KỸ THUẬT CANH TÁC.
  2. Trồng, chăm sóc mía tơ.
  3. Thời vụ:

– Vụ 1: Trồng từ 15/4-15/5 (đầu mùa mưa) vụ này dễ trồng nhưng khi thu hoạch mía còn non, năng suất thấp.

– Vụ 2: Trồng từ 1/12-31/12 (cuối mùa mưa) mía thu hoạch 12 tháng tuổi, năng suất cao.

  1. Làm đất:

– Chọn đất trung bình, giàu dinh dưỡng dễ thoát nước.

– Đất cày sâu 30cm làm nhỏ đất.

– Rạch hàng sâu 25cm, đất được đập nhỏ.

  1. Chuẩn bị giống:

– Ruộng lấy làm giống phải đảm bảo độ thuần, hom giống sạch bệnh trước khi trồng.

– Ruộng mía để làm giống có khoảng 8-10 tháng tuổi. Nếu trên 10 tháng tuổi cần chặt ngọn trước khi lấy làm giống 1 tuần để kích thích các mắt mía phát triển.

– Nên chặt mía ra thành từng hom khoảng 3-4 mắt.

  1. Mật độ khoảng cách:

– Hàng cách hàng 1m – 1,2m.

– Các hom đặt nối đuôi nhau trên hàng.

– Lượng giống cần cho 1ha khoảng 30.000-40.000 hom, hoặc 6-8 tấn mía cây.

Thành phần trung bình của bã mía năm 2024

  1. Chuẩn bị phân:
  2. Lượng phân bón cho 1 ha như sau:

10 đến 20 tấn phân chuồng.

160-200 kg N tương đương 350-450 kg urê

100-200 kg P2O5 tương đương 500-1000 kg lân Văn Điển

160-200 kg K2O tương đương 320-400 kg kali Clorua

100-1500kg vôi bột bón ruộng.

25-30 kg thuốc trừ sâu bột hạt loại Basudin 10H hoặc Padan 3H.

  1. Cách bón và thời kỳ bón:

+ Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + toàn bộ lượng thuốc sâu bột hạt cần bón và một nửa lượng phân Kali với 1/3 lượng phân đạm. Đối với phân chuồng và phân lân bón trước khi cày bừa lần cuối còn với phân đạm phân Kali và thuốc trừ sâu bón sau khi rạch hàng.

+ Bón thúc:

– Bón thúc lần 1: Khi cây mía đẻ nhánh (cây mía có từ 5-7 lá thật) bón 1/3 lượng phân đạm cần bón. Bón cách gốc 3-5cm kết hợp với xới xáo và vun gốc.

– Bón thúc lần 2: Khi cây mía vươn lóng (sau trồng khoảng 4 tháng) bón lượng phân đạm và Kali còn lại cách bón như bón lần 1.

+ Lưu ý: Ngừng bón phân trước thu hoạch 6 tháng để không ảnh hưởng xấu đến phẩm chất của nguyên liệu.

  1. Chăm sóc:

– Dặm mía: Dặm lại các hốc không mọc bằng hom dự phòng hoặc lấy mầm từ chỗ dày.

– Làm cỏ sạch và sớm.

– Bón phân theo tỷ lệ ở trên nhưng kết hợp với xới xáo làm cỏ vun gốc

– Nếu mía còn non (nhỏ hơn 4 tháng tuổi) mà bị sâu đục thân thì có thể xử lý bằng thuốc Padan 95SP lượng dùng 1 kg/ha.

– Khi mía lớn hơn 5 tháng tuổi không nên phun thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp lên cây.

Thành phần trung bình của bã mía năm 2024

  1. Chăm sóc mía gốc:

– Sau khi thu hoạch, chặt các gốc còn cao chỉ để lại 3-4 mắt sát mặt đất. Băm lá mía và các xác thực vật rải đều trên mặt ruộng để tăng lượng mùn hữu cơ cho đất.

– Khi có mưa cày đất sát gốc để chăm sóc và bón phân theo liều lượng như sau:

160-200kg N 330-420kg phân đạm urê

100-150kg P2O5 600-900kg phânlân Văn Điển

160-200kg K2O 270-340kg Phân Clorua kali.

Thời kỳ bón:

+ Lần 1: Khi có mưa kết hợp với làm nhỏ đất và vun gốc ta bón toàn bộ lượng phân lân + 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng kali cần bón.