Thực tập NASA là gì

"MỌI NGƯỜI HÃY NGẬM MỒM LẠI HẾT ĐI. TÔI VỪA ĐƯỢC NHẬN VÀO LÀM THỰC TẬP SINH TẠI NASA".

Thực tập NASA là gì

Bài đăng Twitter dù có hơi bậy bạ chút, nhưng hoàn toàn dễ hiểu. Cô nàng này vừa được nhận vào làm thực tập tại NASA cơ mà! Đó là mơ ước của bất kì cá nhân đam mê vũ trụ nào, và khác với những cá nhân trên, cô nàng kia thực hiện được mơ ước của mình.

Cho đến khi có một ông "Homer Hickham" nào đó comment vào bài đăng Twitter rằng:

"Dùng từ ngữ cẩn thận chút."

Thực tập NASA là gì

Niềm vui sướng của cô gái trẻ chưa dừng lại mà đã bị một ông ở đâu "xỉa xói" bài đăng Twitter của mình. Cô trả lời với giọng gay gắt, nhiều phần hỗn xược:

"Ngậm **** đi tôi đang làm việc tại NASA nhé".

Thực tập NASA là gì

Và ngạc nhiên chưa, cái "ông nào đó ở đâu" kia hóa ra là người có ảnh hưởng trong ngành.

"Và tôi thuộc Hội đồng Vũ trụ Quốc gia giám sát NASA nhé."

Thực tập NASA là gì

Bài đăng bùng nổ trên Twitter, chia cư dân mạng làm 2. Một bên ra sức bênh vực cô nàng "thực tập sinh NASA", còn một bên lên án những lời nói thô tục phát ra từ cái miệng xinh xắn (?) của cô với người lớn tuổi và tệ hơn, với người giám sát chính cái cơ quan mà cô sắp về làm thực tập.

Cộng đồng ủng hộ cô nàng trên đã có những lời lẽ không hay, tag cả NASA vào những bài đăng biện hộ của mình để làm cho ra lẽ. Theo nhiều nguồn tin, chính hành động này đã khiến cô nàng mất suất thực tập sinh tại NASA. Hiện cô gái đã xóa tài khoản Twitter của mình.

Mọi chuyện chưa hết. Homer Hickham không tỏ phật ý với lời nói lỗ mãng của con trẻ và bản thân ông cũng không hề tác động NASA để họ từ chối vị trí thực tập của cô gái. Ông viết trên blogspot cá nhân của mình rằng:

"Tôi biết rằng cô ấy đã mất vị trí thực tập tại NASA. Tôi không có tác động nào mà cũng không thể làm gì hơn bởi tôi không phụ trách việc tuyển và đuổi nhân viên, hay có thể có ý kiến về việc này. Hóa ra do bạn của cô đã tag NASA vào bài đăng nên cơ quan vũ trụ đã biết chuyện, rất lâu sau khi những bình luận của tôi biến mất".

Thực tập NASA là gì

Homer Hickham.

Ông cũng nói thêm rằng cô gái "xứng đáng có một vị trí trong ngành vũ trụ" và hiện ông "đang làm hết sức để có được một vị trí xứng đáng". Ông đã "nói với những người trong ngành làm việc liên quan tới mảng thực tập và đảm bảo không có ‘vết nhơ’ trong hồ sơ cô gái."

Thế nhưng chính Homer Hickham đã xóa bài đăng này trên blogspot của mình. Chưa rõ mọi chuyện tiến triển ra sao.

Dường như người ta quên rằng những gì mình nói trên mạng xã hội chẳng khác nào những cuộc giao tiếp ngoài đời thực, thậm chí còn ở mức cao hơn nữa. Lời tán gẫu của một người giữa một nhóm bạn tại một quán café nào đó thì chỉ có các bạn (và vài người xung quanh) nghe thấy, nhưng khi nói trên mạng xã hội và lời nói của bạn gây ấn tượng đủ mạnh, nó sẽ bay đi rất xa, được nhiều người chia sẻ. Ngay cả khi xóa bài đăng, vẫn sẽ có người chụp lại được để tiếp tục cho người khác xem nữa.

Trong trường hợp này, "ấn tượng đủ mạnh" là dùng từ ngữ thô tục với cá nhân nổi tiếng, có lịch sử dài trong ngành – Homer Hickham là cựu chiến binh và cựu kĩ sư NASA, là người huấn luyện những phi hành gia Nhật Bản đầu tiên. Hậu quả thì ai cũng đã thấy rõ.

Như Việt Nam ta có câu "tai vách mạch rừng". Mỗi tội cô nàng này dùng cả loa phóng thanh thì chẳng có tai nào không nghe được cả.

Bước vào năm thứ 4 ngành Vũ trụ và Hàng không, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) cũng là lúc Trương Ngọc nhận được suất thực tập 3 tháng tại trụ sở của NASA ở Sillicon Valley, Mỹ.

Hiện tại, Ngọc đang sống giữa đất Mỹ và hằng ngày làm việc cùng các nhà khoa học nước ngoài bằng tiếng Anh, nhưng ít ai biết cách đây 4 năm – khi còn học phổ thông, tiếng Anh của em rất tệ - như lời Ngọc thú nhận.

Thực tập NASA là gì

 Trương Ngọc - sinh viên năm thứ 4 ngành Vũ trụ và Hàng không, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thảo

ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (hay còn gọi là ĐH Việt Pháp) có quy trình tuyển sinh hoàn toàn khác với các trường công lập ở Việt Nam. Để dự tuyển vào trường Ngọc phải viết bài luận và phỏng vấn bằng tiếng Anh.

“Tiếng Anh của em tệ đến mức mở web của trường ra em không hiểu gì. Khi phỏng vấn, các thầy nói em nghe cũng chẳng hiểu gì. Cuộc phỏng vấn đó đúng là một thảm họa. Lúc đầu em dùng đủ mọi ngôn ngữ cơ thể, sau đó may mắn có một cô phiên dịch giúp”.

Ngọc kể lại, hôm đó đúng là một ngày may mắn với em. Khi em mô tả lại thí nghiệm đo gia tốc trọng lực của Trái Đất, em lấy bút dạ vẽ lên bảng, nhưng thực ra các thầy cũng chẳng hiểu gì.

“Cô phiên dịch nói, thực ra buổi hôm đó các thầy chẳng hiểu gì đâu. Nhưng có một “key answer” là: thầy hiệu trưởng hỏi em “thế tóm lại kết quả có ra 9,8 không?”. 9,8 là giá trị tiêu chuẩn mà các nhà khoa học đo được. Tất nhiên sinh viên đồ đạc dởm, đo thế nào được 9,8. Em trả lời “không, em chỉ đo được 8 phẩy mấy thôi”, thầy nói “ok, you pass”. Thực ra thầy chỉ muốn kiểm tra xem mình có làm thí nghiệm thật không”.

Ngọc chia sẻ, khi em quyết định học “science” cũng là lúc em nghĩ mình cần phải học tiếng Anh. Động lực của em xuất phát từ khoa học. Tài liệu tiếng Việt cũng rất nhiều và tốt nhưng không thỏa mãn hết đam mê, câu hỏi của chàng trai yêu Vật lý và Vũ trụ.

Video: Du học sinh Việt về hay ở: Bí thư Trung ương Đoàn đưa lời khuyên

“Nếu bây giờ mình có thể tự đọc được tiếng Anh nghĩa là mình có thể khám phá được một thế giới khác, không phải phụ thuộc vào ai dịch. Đó là động lực đầu tiên. Động lực thứ 2 là em nghĩ những người làm khoa học phải trao đổi với nhau rất nhiều. Mình muốn làm nhà khoa học thì mình phải có khả năng trao đổi”.

Thực tập NASA là gì

 Ngọc chụp tại mô hình nhà ga vũ trụ quốc tế. Ảnh: NVCC

Quá trình học tiếng Anh của Ngọc cũng đòi hỏi nhiều sự kiên trì. “Ban đầu em mua một cuốn luyện nghe. Em nghe không hiểu gì, sau đó em vừa nghe vừa nhìn phần “transcript”, nghe đi nghe lại, rồi đọc theo. Dần dần mình bớt nhìn đi. Quan trọng không chỉ là mình nghe được, mà mình học được cách sử dụng từ trong ngữ cảnh. Em nghe hết level này đến level khác. Nghe hết “advanced” rồi nghe đến IELTS”.

Mỗi ngày em dành khoảng 3 tiếng cho tiếng Anh, chia nhỏ ra nhiều lần, làm nó trở thành một thói quen hằng ngày giống như tập thể dục. Em cảm thấy rất sung sướng khi tự đọc được tài liệu, tự hiểu được những gì họ nói. Ngọc cho rằng, đôi khi mình phải thích và có động lực thì việc học tập sẽ hiệu quả hơn, giống như em lấy mục tiêu làm khoa học để buộc mình phải học tiếng Anh.

Ngọc cho biết, em chủ yếu tự học và có tham gia 2 khóa IELTS. Việc học ở trường hoàn toàn bằng tiếng Anh với những giảng viên người nước ngoài cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp em làm quen và dần thích nghi với môi trường nghe nói tiếng Anh.

“Bây giờ việc học tập và nghiên cứu của em dùng tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt. Ở trường, chương trình học của bọn em bằng tiếng Anh, thầy giảng tiếng Anh, tài liệu tiếng Anh. Bây giờ em sử dụng tiếng Anh thoải mái trong các hội nghị lớn mà không bị choáng ngợp. Mục tiêu của em là nói được tiếng Anh như người bản ngữ.”

Ngọc nói, “bây giờ mình còn trẻ, mình phải tận dụng thời gian”, đặc biệt là trước những cơ hội học tập rất rộng mở như hiện nay. “Em thấy các em cấp 3 vẫn hay kêu không biết học gì, hay ở Việt Nam thiếu tài liệu. Ngược lại, tài liệu học tập trên Internet bây giờ rất nhiều. Bạn có thể học từ các giáo sư nước ngoài, các khóa học online của các trường hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford…”

Được biết, cơ hội trở thành thực tập sinh ở NASA của Ngọc cũng là nhờ khả năng tự tìm kiếm cơ hội, học hỏi và kết nối của em với một giáo sư của NASA khi ông sang Việt Nam tham dự chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” của GS. Trần Thanh Vân vào tháng 7 năm ngoái.

Chính vị giáo sư này là người đã nhận em sang phòng thí nghiệm của ông để nghiên cứu về vấn đề mà cả hai cùng quan tâm. Ông cũng là người kêu gọi ngân sách cũng như bỏ tiền túi để chi trả cho 3 tháng thực tập tại NASA của Ngọc.