Các loại thuốc bổ sung axit folic trước khi mang thai

Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu có vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên không mấy người thực sự hiểu acid folic là gì và vai trò của nó đối với cơ thể chúng ta.
​Bài viết này sẽ khái quát cho mẹ bầu hiểu rõ hơn về loại chất này.

Acid folic là dạng hòa tan trong nước của vitamin B9. Nó cũng được gọi là “folate”, có thuật ngữ này là bởi acid folic có nhiều trong các loại rau lá xanh như rau bina, xà lách…[xuất xứ từ folia – lá]. Ngoài ra axit folic còn có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như: gan, thịt nạc, cá...

Acid folic cần thiết cho dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể người để phục vụ các quá trình tạo tế bào mới. Đặc biệt là sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai.


 



Một số loại thực phẩm giàu acid folic .

Acid folic có vai trò sinh học quan trọng trong việc sản xuất các tế bào. Quan trọng nhất là các tế bào máu đỏ và các tế bào bạch cầu [liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể]. Có cơ chế này là do acid folic liên quan đến sự trao đổi chất của các acid amin [đơn vị cấu tạo của protein] và việc sản xuất DNA [yếu tố di truyền].
Do vậy axit folic đặc biệt quan trọng đối với quá trình phân chia của tế bào. Trong đó các tế bào có sự phân chia nhanh nhất như tế bào hồng cầu, tủy xương hay như ở trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai là chịu sự tác động lớn nhất. Cơ thể thiếu acid folic có thể dẫn đến 1 số bệnh nguy hiểm như thiếu máu nguyên hồng cầu to, dị tật thai nhi...

Xem thêm: Axit folic cho bà bầu.
Ngoài ra acid folic còn tham gia vào hoạt động của các tế bào thần kinh và việc sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh nên đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai. Acid folic giúp ống thần kinh của bé phát triển thành não và tủy sống. Thiếu acid folic ở phụ nữ có thai có thể gây dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Acid folic rất quan trọng trong thai kỳ đặc biệt là giai đoạn mang thai và giai đoạn 3 tháng đầu. Do đó, nhu cầu axit folic cho bà bầu trong 3 tháng đầu là cao nhất và cần được đảm bảo bổ sung đúng, đủ.


Bổ sung acid folic cho bà bầu là việc làm cần thiết

Acid folic cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào. Đối với phụ nữ có thai, quá tình phân chia tế bào diễn ra mạnh mẽ [tế bào máu, tử cung…] nên nhu cầu acid folic tăng cao. Ngoài ra acid folic là thành phần thiết yếu cho quá trình tạo máu.
Thiếu acid folic gây nên tình trạng thiếu máu ở cả mẹ và thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai thiếu quá nhiều acid folic sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non và dễ mắc các bệnh trầm cảm sau sinh. Do vậy việc bổ sung acid folic không chỉ giúp phòng ngừa các vấn đề sức khỏe ở thai nhi mà còn giúp nâng cao sức khỏe cho chính người mẹ. 

Bổ sung acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai hoặc có dự định mang bầu phải bắt đầu bổ sung đủ axit folic từ 3 tháng - 6 tháng trước thời điểm dự định có thai là tốt nhất. Nhu cầu acid folic tăng lên 400g hàng ngày.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung acid folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai sẽ giúp làm giảm nguy cơ tổn thương ống thần kinh ở trẻ nhỏ đến 70%. Và việc bổ sung axit folic cho bà bầu trong 3 tháng đầu đặc biệt quan trọng reong sự phát triển ống thần kinh, phòng chống dị tật ở trẻ.
Tham khảo: Thuốc axit folic cho bà bầu.
Tổn thương ống thần kinh ở thai nhi có thể gây ra 1 số bệnh lý nghiêm trọng như nứt đốt sống, vô não, thoát vị não… Các tổn thương ống thần kinh thường xảy ra sớm, trước khi nhiều phụ nữ biết rằng mình có thai. Đặc biệt trong 7 tuần đầu của thai kì. Chính vì để phòng tránh nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi, phụ nữ nên bổ sung acid folic ngay khi có ý định mang thai. Đặc biệt lưu ý bổ sung đầy đủ acid folic trong 3 tháng đầu
Tất cả các bà bầu cũng nên bổ sung acid folic trong thực đơn hàng ngày vì có khoảng ½ các trường hợp mang thai là nằm ngoài dự tính của bạn.



Bà bầu bổ sung đủ acid folic sẽ làm giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở trẻ em


Ngoài ra, bổ sung đầy đủ acid folic còn giúp làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Đây là một bệnh lý rất nghiêm trọng ở phụ nữ có thai, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Cách bổ sung axit folic cho bà bầu trong 3 tháng đầu và suốt thai kỳ

Có 2 cách chính để bổ sung acid folic cho cơ thể. Bà bầu có thể bổ sung axit folic từ bữa ăn hàng ngày hoặc uống thuốc bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai. Trong đó, các mẹ bầu nên kết hợp 2 cách này để bổ sung axit folic an toàn, hiệu quả.

Bổ sung axit folic cho mẹ bầu qua chế độ dinh dưỡng

Những thực phẩm chứa nhiều folate như các loại thịt đỏ, trứng, các loại rau xanh, trái cây, các loại đậu... Tuy nhiên, rất khó để có thể bổ sung đủ nhu cầu acid folic cần thiết cho bà bầu trong 3 tháng đầu nếu chỉ thông qua chế độ ăn.
Lý do là bởi acid folic là loại vitamin hòa tan trong nước, và dễ bị mất đi trong quá trình chế biến. Chưa kể đến folate tự nhiên còn có khả năng hấp thu kém hơn so với acid folic được tổng hợp nhân tạo. 

Uống thuốc, thực phẩm bổ sung acid folic cho bà bầu nhất là trong 3 tháng đầu

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung loại dưỡng chất này. Từ các chế phẩm bổ sung đơn chất cho đến những chế phẩm bổ sung đa vi chất.
Tuy nhiên người sử dụng nên kiểm tra kỹ thông tin về hàm lượng acid folic có trong sản phẩm. Mức acid folic cần nằm trong khoảng từ 400-600mg. Nếu hàm lượng cao hơn bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thực hiện các xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác về tình trạng thiếu acid folic của bản thân. Từ đó mới quyết định có nên sử dụng thuốc bổ sung acid folic với liều lượng cao hay không. Bởi bổ sung thừa acid folic cũng sẽ gây khó khăn cho việc xác định thiếu vitamin B12 ở mẹ bầu.  Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ không còn băn khoăn về việc acid folic là gì cũng như vai trò của acid folic đối với phụ nữ có thai là như thế nào. Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về quá trình mang thai cũng như cách chăm sóc mẹ bầu và bé, các bạn có thể tìm hiểu các bài viết khác trên avisure.vn hoặc gọi điện đến tổng đài 1800 0065 để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn có một thai kì khỏe mạnh và vượt cạn thành công!

Tổng đài tư vấn miễn phí:

1800.0065

Uống axit folic trước khi mang thai bao lâu sẽ có tác dụng phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi hiệu quả nhất? Và thực phẩm nào chứa nhiều axit folic cho bà bầu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên cho chị em chuẩn bị hành trình mang thai của mình.

Axit folic là một chất phục vụ các quá trình tạo mới tế bào. Là vi chất cần thiết cho sự phát triển bình thường và tránh các dị tật cho thai nhi. Thiếu axit folic trẻ có nguy cơ mắc dị tật tim ở trẻ sơ sinh, các dị tật bẩm sinh về miệng.


Uống axit folic trước khi mang thai bao lâu sẽ có tác dụng phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi


Người ta vẫn thường gọi là Vitamin B9, thuộc nhóm vitamin B. Đây là một vitamin tan trong nước.

Axit folic có vai trò trong việc tạo tế bào mới và duy trì chúng. Đặc biệt trong giai đoạn phân chia và lớn lên nhanh của tế bào ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai. Vì thế axit folic có thể được sử dụng để phục hồi các cơ quan sau mỗi lần thiếu máu hay tổn thương tế bào. Bởi vậy, việc bổ sung axit folic là cần thiết không chỉ với phụ nữ mang thai.

Bảng tổng hợp nhu cầu axit folic: 

Nam giới

Nữ giới

Trên 19 tuổi

Trên 19 tuổi

Mang thai

Cho con bú

400 µg

400 µg

600 µg

500 µg

1 µg thức ăn chứa axit folic = 0,6 µg axit folic trong thuốc bổ trợ

 

Uống axit folic trước khi mang thai bao lâu?

Các nghiên cứu cho thấy, đối với người bình thường cũng nên bổ sung axit folic hàng ngày bằng thực phẩm. Các trường hợp thiếu axit folic cần thiết thì bổ sung bằng viên. 
 

Bác sỹ khuyên nên bổ sung axit folic trước khi mang thai khoảng 3 tháng.

Với chị em có dự định mang thai, các bác sỹ khuyên nên bổ sung axit folic trước đó khoảng 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng. Liều dùng được khuyến cáo là 400mcg/ngày trước mang thai và 600mcg/ngày trong suốt thai kì.

Uống axit folic tốt nhất vào lúc nào?

  • Để tăng cường khả năng hấp thu của axit folic, các bạn nên bổ sung đều đặn vào sáng và tối trước hoặc sau ăn 2h.

  • Không uống thuốc với trà, cafe, rượu.

  • Để tránh tác dụng phụ như táo bón, nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.

Một số thực phẩm chứa axit folic và hàm lượng

Nguồn

thực vật

Hàm lượng

folate [μg / 100g]

Nguồn

thực vật

Hàm lượng

folate [μg / 100g]

Nguồn

Động vật

Hàm lượng

folate [μg / 100g]

Lạc [đậu phộng]

246

Bơ lạc

92

Gan gà

576

Hạt hướng dương

238

Hạt phỉ

88

Phô mai

20-60

Đậu lăng

181

Quả bơ

81

Trứng gà

44

Đậu gà

172

Củ cải đường

80

Cá hồi

35

Măng tây

149

Cải xoăn

65

Thịt gà

12

Rau chân vịt

146

Bánh mì

65

Thịt bò

12

Rau xà lách

136

Cải bắp

46

Thịt lợn

8

Đậu nành

111

Ớt chuông đỏ

46

Sữa chua

8-11

Súp lơ

108

Đậu phụ

44

Sữa

5

Hạt óc chó

98

Khoai tây

28

3

Các bạn nên lựa chọn cho mình thực phẩm hợp lý để bổ sung một lượng acid folic thích hợp. Đặc biệt là các chị em có ý định và đã mang thai bên cạnh bổ sung bằng thực phẩm hãy bổ sung cả bằng viên bổ sung. Việc này để đảm bảo đáp ứng đủ lượng axit folic cho cơ thể trước và trong khi mang thai. 

Video liên quan

Chủ Đề