Thuốc trị táo bón cho người già

 - Táo bón là một căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, vì các cơ quan trong cơ thể của họ cũng bị già hóa theo thời gian. Chính vì vậy nếu dùng thuốc tây chữa trị táo bón cho người già thì sẽ không mang lại hiệu quả tuyệt đối bằng các sản phẩm tự nhiên.

Mẹo hay chữa táo bón chỉ 3 ngày, bệnh trĩ chỉ 6 ngày là khỏi
Chất xơ tự nhiên “thổi bay” chứng táo bón ở trẻ

Các bài thuốc chữa trị bệnh táo bón hiệu quả

Người ta vẫn thường nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì vậy trước khi bị bệnh,có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước,hoặc  xoa bụng hay dùng bài thuốc sau:

Bài thuốc thứ nhất: Mật ong 25ml, vừng đen 20g. Vừng đen co vào giã dập cùng mật ong, thêm 150ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. sau khi chín chia hai lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền bảy ngày.

Bài thuốc thứ hai: Đậu xanh 40g, đường đỏ 30g. Đậu xanh để cả vỏ giã và dập cùng với đường đỏ, cho vào nồi thêm 350ml nước đun sôi kỹ. Khi nhừ chia hai lần ăn trong ngày và ăn liền bảy ngày.

Bài thuốc thứ ba: Hoa kim ngân 30g, mật ong 20ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250ml nước đun sôi kỹ rồi chắt lấy 150ml, cho mật ong vào quấy đều chia ba lần uống trong ngày, cần uống liền từ 7-10 ngày, để nhằm đảm bảo hiệu quả trị bệnh táo bón được tốt nhất.

Bài thuốc thứ tư: Cà rốt 50g, mật ong 25ml. Cà rốt rửa sạch, cho xay nhỏ, thêm vào mật ong và 150ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia hai lần, ăn lúc đói, ăn liền bảy ngày.

Bài thuốc thứ năm: Đậu đen 50g, mật ong 25ml. Đậu đen ninh nhừ, thêm mật ong vào quấy đều cho bệnh nhân ăn như bài trên.

Bài thuốc thứ sáu: Hà thủ ô 150g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, và giã nhỏ. Khi  cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia thành hai lần, uống với nước sôi để nguội.

Bài thuốc thứ bảy: Khoai lang 50g, mía đỏ 60g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch sau đó  xay nhỏ; mía ép lấy nước. Cho hai thứ này trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia hai lần ăn trong ngày và ăn liên tục từ 5-7 ngày.

Trên đây là bảy bài thuốc dân gian điều trị bệnh táo bón rất hiệu quả và an toàn. Các nguyên liệu của thuốc hoàn toàn gần gũi và xung quanh chúng ta có rất nhiều.  Chính vì việc tìm kiếm và chế biến các bài thuốc này hết sức đơn giản. Chỉ cần chăm chỉ một chút là bệnh táo bón hoàn toàn có thể đươc loại bỏ. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người thân trong gia đình, vẫn đặc biệt cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của gia đình.

Dương Uyên[tổng hợp].

Táo bón không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng bệnh gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nguy hiểm hơn theo thời gian những người bị táo bón mạn tính có nhiều nguy cơ bị trĩ, viêm đại tràng mạn…

Táo bón là vấn đề thường gặp. Bệnh nhân thường quên đi tiêu với số lần đi tiêu ít hơn 3 lần trong 1 tuần, hoặc đi tiêu mỗi ngày với cảm giác tiêu khó khăn, phân cứng và đôi khi kèm đau bụng dưới.

Bệnh táo bón ở người cao tuổi là vấn đề thường gặp. [Ảnh: Internet]

Nguyên nhân gây táo bón thường do:

– Chế độ ăn ít chất xơ

– Bệnh nhân uống không đủ nước.

– Tác dụng phụ của một số dược phẩm [các loại thuốc giảm đau chứa codein, thuốc trung hoà acid chứa nhôm, thuốc chống trầm cảm amitriptyline, viên sắt…].

– Liên quan với một số bệnh lý [suy giáp, hội chứng ruột kích thích thể táo bón…].

– Đang mang thai [do thay đổi nội tiết tố và chèn ép cơ học của bào thai làm giảm nhu động ruột].

– Nhịn do bận việc.

Ngoài ra có một số trường hợp, táo bón không rõ nguyên nhân và được xếp vào nhóm táo bón chức năng với tỉ lệ mắc bệnh ưu thế ở nữ.

Đa số trường hợp, bệnh nhân có thể tự mua thuốc nhuận tràng uống để điều trị.

Bệnh nhân bị táo bón được khuyến cáo đi khám bệnh để thầy thuốc chỉ định làm các xét nghiệm [xét nghiệm phân, nội soi trực đại tràng bằng ống mềm…] giúp xác định nguyên nhân trong các tình huống sau:

– Tình trạng táo bón mới xảy ra trong vòng 6 tuần mặc dù bệnh nhân tuân thủ lối sống đúng [thể dục đều đặn, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ…].

– Táo bón nặng không đáp ứng với thuốc nhuận tràng.

– Đi tiêu kèm theo nhày mũi, máu, sụt cân, tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh ung thư đại tràng, hoặc bệnh viêm đại tràng mạn [viêm loét trực tràng, bệnh crohn].

Cách phòng ngừa táo bón như thế nào?

Để phân mềm tạp phản xạ đi tiêu rõ ràng, bạn hãy tạo thói quen đi tiêu đúng giờ, tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước và ăn nhiều chất xơ [20-35g/ngày]. Có một số loại trái cây giúp dễ đại tiện mà bạn nên biết như đu đủ, thanh long, xoài, mận, cam, chanh, quýt,… Lưu ý là nếu ăn đột ngột một lượng chất xơ quá nhiều, bạn có thể bị đầy bụng, trung tiện nhiều. Để tránh tác dụng phụ này, bạn nên tăng dần lượng chất xơ ăn vào.

Có thể uống thêm sorbitol [một loại đường tự nhiên, không hấp thu vào máu và có tính rút nước vào lòng ruột giúp phân mềm]. Sorbitol có nhiều trong trái cây táo, nho, lê, đậu, mận và dâu tây.

Nếu sau tất cả những cố gắng trên mà chứng táo bón vẫn không giảm thì bạn có thể dùng thêm thuốc nhuận tràng.

Điều trị táo bón

Thuốc nhuận tràng có 3 nhóm chính sau:

– Nhóm giúp tăng lượng phân là các thuốc cung cấp chất xơ, sợi như Psyllium, Methylcellulose, calcium Policarbophil, wheat dextrin. Khi dùng thuốc cần uống kèm nhiều nước [1-2 lít]. Dùng lâu thường gây tình trạng trướng hơi và đầy bụng.

– Nhóm kích thích [bisacodyl, dantron, doccusate, glycerol, senna và sodium picosulfate], thuốc kích thích sự tăng co bóp của ruột giúp đẩy phân ra ngoài, tác dụng phụ có thể làm đau bụng và gây tình trạng lệ thuộc khi kéo dài.

– Nhóm thuốc tạo lực thẩm thấu: Macrogol được lựa chọn phổ biến vì hiệu quả an toàn và không gây đầy bụng, khó tiêu, trung tiện. Lactulose có thể gây đầy bụng, trướng hơi. Thuốc có tác dụng hút nước vào trong lòng ruột làm phân mềm. Một số loại muối magie như Hydroxyt magie, Citrat magie [hoạt động theo cơ chế tăng áp lực thẩm thấu] có tính nhuận tràng mạnh, thường dùng trước hi phẫu thuật.

Nên dùng loại thuốc nhuận tràng nào và dùng bao lâu?

Tuỳ thuộc vào nhu cầu bệnh nhân [thời gian, tiện lợi, kinh tế] hoặc theo chỉ định của thầy thuốc.

Nguyên tắc chung:

– Nên dùng thuốc làm tăng lượng phân trước tiên.

– Nếu không hiệu quả, dùng thuốc tăng áp lực thẩm thấu có thể kết hợp thêm thuốc tăng lượng phân.

– Nếu bệnh nhân còn cảm giác tiêu khó có thể dùng nhóm thuốc kích thích nhuận tràng.

Thuốc nhuận tràng chỉ nên dùng thời gian ngắn, ngay khi tái lập được tình trạng đi tiêu bình thường, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa táo bón như đã nêu ở trên.

Tuy nhiên hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng lâu dài các thuốc nhuận tràng nêu trên gây ra ung thư hay làm tổn thương đại tràng. Điều cần lưu ý là việc sử dụng thuốc phải chỉnh liều theo từng cá thể sao cho đại tiện dễ nhưng không gây ra tiêu chảy [mất nước, rối loạn điện giải, mất kali…]

Thuốc nhuận tràng được bào chế dưới nhiều dạng: viên uống, viên đặt hậu môn hay dạng thụt tháo cho hiệu quả nhanh chóng nhưng hơi bất tiện.

Không nên sử dụng các loại thuốc nhuận tràng nào?

Các dạng thuốc làm mềm phân sản xuất từ dầu khoáng [mineral oil] vì tác dụng phụ nhiều trong khi hiệu quả không tốt hơn các thuốc nhuận tràng đã đề cập ở trên.

Sản phẩm tự nhiên: có nhiều và được quảng cáo là tự nhiên nhưng không nên dùng vì một số các thuốc đó có chứa các chất nhuận tràng đã đề cập ở phần trên. Không những vậy, liều và độ tinh  khiết của sản phẩm này không được quản lý.

Một số thuốc nhuận tràng tự chế tại nhà như nước xà phòng, Hydrogen peroxide, thuốc tẩy… rất có hại với viêm mạc ruột và do đó không được dùng.

Các trường hợp nghi bán tắc ruột, tắc ruột.

Ts.Bs Lê Thành Lý

Trưởng khoa Nội tiêu hoá – Bệnh viện Chợ rẫy

[Visited 7.936 times, 1 visits today]

  • Tags:
  • dai trang
  • nguoi cao tuoi
  • nhuan trang
  • tao bon
  • ung thu

Táo bón là tình trạng chung xảy ra ở mọi lứa tuổi, táo bón có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc ở trẻ em. Bên cạnh đó, tình trạng táo bón cũng xảy ra khá phổ biến ở những người cao tuổi trên 65. Theo một nghiên cứu có tới 1/3 người già ở độ tuổi này than phiền về tình trạng táo bón đang ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và một nửa trong số họ cần phải tới cơ sở y tế để điều trị căn bệnh thông thường này.

Từ nhỏ tới lớn chúng ta đã không ít lần trải qua tình trạng bị táo bón, và chúng ta thường định nghĩa, táo bón là tình trạng khó đi ngoài và thường thì vài ngày mới đi đại tiện được 1 lần.

Tuy nhiên trong thực tế thì có những người vẫn đều đặn 2-3 ngày mới đại tiện 1 lần và điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của họ.

Vậy không nhất thiết phải ngày nào cũng đi đại tiện một lần mới được coi là bình thường. Nói chung táo bón là tình trạng khó đại tiện, phân bị rắn lại và kéo dài từ 1-2 lần trong tuần.

Quá trình hấp thụ thức ăn sẽ theo hành trình là thức ăn sau khi được co bóp, nhào nặn và nghiền nát tại dạ dày sẽ nhờ các chất enzyme tại đây đưa xuống ruột non. Ruột non có chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ lượng thức ăn được đưa xuống này. 

Sau đó các chất cặn bã còn lại sẽ được tống xuống ruột già. Tại đây ruột già sẽ hấp thu nốt chút dinh dưỡng còn lại trong thức ăn và sau đó tạo phân, ruột già có nhiệm vụ đóng phân thành khuôn.

Theo quá trình bình thường, sự co bóp trong của thành ruột sẽ tạo ra lực và nhẹ nhàng đẩy khối phân lên phía trước, hoạt động này được gọi là nhu động ruột. Trong lúc này, thành ruột sẽ hấp thu nước có chứa trong phân và để lại một lượng nước vừa đủ để phân được tạo thành khuôn và được đẩy ra ngoài dễ dàng khi phân tới trực tràng và hậu môn. 

Theo đó táo bón xảy ra khi có một nguyên nhân nào đó khiến việc phân di chuyển chậm lại khiến thành ruột rút cạn nước trong phân và khiến phân bị rắn lại khi bị đẩy tới hậu môn quá trình thải phân ra rất khó khăn. Hoặc bản thân phân đã thiếu nước do một số nguyên nhân khác.

Và có thể liệt kê một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên khi phân không được tống ra ngoài:

– Uống ít nước hoặc không đủ nước cũng khiến cho phân bị thiếu nước.

– Ở người cao tuổi, nguyên nhân gây táo bón chủ yếu đến từ chế độ ăn uống không khoa học như chế độ ăn uống quá ít nước, thiếu chất xơ trong bữa ăn.

– Lười vận động thể chất, ít đi lại

– Việc người già phải sử dụng nhiều thuốc cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.

– Một số căn bệnh thường xảy ra ở người già cũng có thể khiến tình trạng táo bón xảy ra như tai biến mạch máu não, suy tuyến giáp và thậm chí là ung thư đại trực tràng.

– Một số loại thuốc có kèm tác dụng phụ gây ra táo bón như thuốc an thần, giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc dành cho người trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc trị đau dạ dày, thuốc ho có chứa codeine,…

Nếu không điều trị táo bón kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng đối với người cao tuổi:

  • Khi táo bón, phân bị nêm chặt ở đại trực tràng khiến người cao tuổi phải rặn nhiều dẫn đến tim đập nhanh, mệt mỏi, nguy hiểm hơn là bất tỉnh hoặc đột tử do nhồi máu cơ tim. 
  • Gắng sức nhiều khi đi vệ sinh có thể làm vỡ các phế nang
  • Người cao tuổi bị táo bón sẽ dẫn đến tình trạng phân chèn lên bàng quang gây bí tiểu tiện, thận ứ nước và trong thời gian dài có thể biến chứng suy thận.
  • Rặn nhiều khi đi đại tiện còn kéo theo bệnh sa trực tràng, nguy cơ cao bị trĩ nội và trĩ ngoại, nếu bị táo bón lâu kinh niên còn làm tăng nguy cơ ung thư ruột già và trực tràng

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên, thông thường sẽ điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó việc thay đổi chế độ ăn uống và tăng mức độ hoạt động thể chất là cách dễ nhất và nhanh nhất để điều trị và ngăn ngừa táo bón

Tư thế giúp đi đại tiện dễ dàng

  • Xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước để đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, kích thích hoạt động của tế bào dịch nhầy và làm tăng nhu động ruột. 
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không căng thẳng, lo âu
  • Hạn chế tiêu thụ rượu và đồ uống chứa cafein, gây mất nước.
  • Cắt giảm thực phẩm ít chất xơ, chẳng hạn như thịt, sữa, phô mai và thực phẩm chế biến.
  • Nếu cảm thấy muốn đi đại tiện, cần đi ngay vì nếu nhịn sẽ khiến phân rắn lại càng khó đi hơn. 
  • Tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp đại tiện dễ dàng hơn
  • Nên rèn thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng và ngồi đúng tư thế [kê ghế nhỏ dưới hai bàn chân, phần bụng và đùi tạo góc 45 độ

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề