Tixocortol pivalate là gì

Thông Tin sản phẩm

Tên gốc: Tixocortol pivalate, pivalone
Tên biệt dược:  Pivalone®
Phân nhóm: Thuộc nhóm thuốc corticosteroid tại chỗ
I. Thông tin về thuốc Pivalone
Nắm rõ một số thông tin về công dụng, thành phần, chống chỉ định, hướng dẫn sử dụng và liều dùng để dùng thuốc đúng mục đích và đúng cách.

1. Thành phần chính
Trong 10 gam Pivalone có chứa các thành phần:

Tixocortol pivalate: 1 g
N-cetylpyridinium Cl: 0,02 g
Tá dược khác: rượu Benzyl, natri clorua , natri photphat monobasic, natri hydroxit (E524), nước tinh khiết
2. Công dụng
Thuốc Pivalone được chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi theo mùa, viêm mũi sung huyết cấp và mạn tính, viêm mũi vận mạch…

Pivalone cũng có thể được dùng cho những mục đích điều trị không được liệt kê bên trên.

3. Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng Pivalone cho những đối tượng sau đây:

Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người bị nhiễm virus ENT
Người bị nhiễm nấm tai
Người bị chảy máu cam.
4 Dạng và hàm lượng
Pivalone có dưới dạng thuốc xịt, hàm lượng 10 ml.

5. Liều dùng
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà liều dùng Pivalonen cho từng đối tượng có thể có khác biệt. Người bệnh nên đọc kĩ thông tin được in trên nhãn dán về liều dùng hoặc hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi dùng thuốc trị bệnh.

Dưới đây là liều dùng tham khảo do nhà sản xuất chỉ định:

Liều dùng cho người lớn: Nhỏ 1 – 2 giọt Pivalone vào mỗi bên cánh mũi, ngày thực hiện 2 – 4 lần.
Liều dùng cho trẻ em: Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu hay qui định cho đối tượng trẻ em. Bạn nên hỏi thăm ý kiến của chuyên gia trước khi dùng cho trẻ.
6. Hướng dẫn sử dụng
Nên dùng thuốc Pivalone như thế nào?

Người bệnh lưu ý đọc kĩ hướng dẫn được in trên nhãn dán hoặc hỏi ý kiến  bác sĩ về cách dùng.
Lắc đều thuốc trước khi dùng.
Dùng đúng liều lượng, không dùng quá liều hoặc thiếu liều.
Không dùng thuốc quá thời gian quy định.
Nên làm gì khi thiếu liều?

Thiếu liều không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, bạn hãy nhanh chóng dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu như liều bị bỏ lỡ quá gần với liều tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua và dùng thuốc đúng như kế hoạch.

7. Bảo quản
Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ phòng.
Tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.
Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
II. Một số lưu ý khi dùng Pivalone
Để dùng thuốc Pivalone đúng cách và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:

1. Cảnh báo và phòng ngừa khi sử dụng
Cảnh báo đặc biệt

Dùng corticosteroid tại chỗ liều cao trong một thời gian dài có thể gây tác dụng toàn thân (dù mức mức độ ảnh hưởng cơ thể không nghiêm trọng như corticosteroid đường uống).

Các tác dụng toàn thân thường gặp đó là hội chứng Cushing, suy tuyến thượng thận, chậm phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên, giảm mật độ xương, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và hiếm gặp hơn là chứng rối loạn tâm lý (rối loạn giấc ngủ, lo lắng, trầm cảm).

Thận trọng khi sử dụng

Chỉ dùng thuốc khi làm vệ sinh mũi cẩn thận.
Trong trường hợp có dấu hiệu của việc nhiễm khuẩn, cần cân nhắc cẩn thận khi dùng thuốc điều trị.
Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ ảnh hưởng của thuốc lên đối tượng phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Do đó, nên hỏi thăm ý kiến chuyên gia nếu như bạn có ý định dùng thuốc.
2. Tác dụng phụ
Trong quá trình dùng Pivalone trị bệnh, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

Ngứa mũi
Khô niêm mạc mũi
Phù nề mặt
Đục thủy tinh thể
Tăng nhãn áp
Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushingoid
Mỏng da
Người bệnh cũng có thể xuất hiện triệu chứng không dung nạp thuốc tại chỗ như ngứa ran tại vùng da tiếp xúc với thuốc trong quá trình điều trị.

Lưu ý không phải ai dùng Pivalone trị bệnh cũng xuất hiện những biểu hiện trên. Hầu hết các tác dụng phụ (khô niêm mạc mũi, dị ứng, phù nề) thường biến mất sau khi ngưng dùng thuốc điều trị. Rất hiếm trường hợp bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp do dùng Pivalone.

3. Tương tác thuốc
Hiện tại, chưa có ghi nhận về tình trạng tương tác thuốc khi dùng Pivalone điều trị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên nói cho bác sĩ, dược sĩ những loại thuốc điều trị khác đang dùng, kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin…

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Pivalone. Mọi thắc mắc về việc dùng thuốc trên trị bệnh vui lòng liên hệ với người có chuyên môn để được giải đáp rõ ràng và cụ thể hơn.

Pivalone 1% có thành phần chính chứa tixocortol pivalate, được bào chế dưới dạng hỗn dịch xịt mũi, quy cách đóng gói hộp 1 lọ nhựa 10ml. Tuân thủ chỉ định, liều dùng Pivalone 1% sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1.1 Dược lực học thuốc Pivalone 1%

Thành phần Tixocortol pivalate có trong Pivalone 1% là 1 corticosteroid không có bất kỳ tác dụng toàn thân nào ngoài tác dụng tại nơi dùng thuốc.

Pivalone 1% sẽ được hấp thu thông qua các tế bào biểu mô tiết nhầy tại niêm mạc mũi nhờ nhu động của các pili trên bề mặt tế bào.

1.2 Dược động học thuốc Pivalone 1%

Các nghiên cứu được thực hiện trên động vật và người cho thấy hoạt chất tixocortol pivalate có trong thuốc Pivalone 1% chuyển hóa cực nhanh, nên sẽ không gây ra bất kỳ tác dụng toàn thân nào.

Hoạt chất Tixocortol pivalate có thể hấp thu tốt qua đường uống. Tuy nhiên, ngay cả khi người bệnh uống 1 lượng lớn (2g) thì cũng chỉ có các chất chuyển hóa không có hoạt tính, chứ không có tác dụng Glucocorticoid được tìm thấy trong hệ tuần hoàn. Nguyên nhân là do tốc độ phân hủy rất nhanh của hoạt chất tixocortol pivalate chủ yếu là ở gan.

2. Chỉ định của thuốc Pivalone 1%

Thuốc Pivalone 1% được chỉ định trong trường hợp điều trị các bệnh viêm và dị ứng ở vùng mũi họng như:

  • Viêm mũi dị ứng;
  • Viêm mũi xung huyết cấp và mãn tính;
  • Viêm mũi vận mạch.

3. Chống chỉ định của thuốc Pivalone 1%

Thuốc Pivalone 1% chống chỉ định với:

  • Người bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc Pivalone 1%;
  • Người bị chảy máu cam.
  • Người bị bội nhiễm nặng tại chỗ.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Pivalone 1%

Cách dùng: Thuốc Pivalone 1% dùng bằng cách xịt vào mũi. Người bệnh nên lắc mạnh chai thuốc Pivalone 1% trước mỗi lần sử dụng. Sau đó mở nắp bảo vệ của chai thuốc ra và xịt thử theo phương thẳng đứng vào mũi, đồng thời ấn mạnh vào van. Nhớ đóng nắp lại sau khi sử dụng thuốc.

Liều dùng: Người bệnh xịt từ 1 - 2 lần vào mỗi bên mũi. Mỗi ngày xịt từ 2-4 lần.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Pivalone 1%:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Pivalone 1% thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Pivalone 1% đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Pivalone 1% quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Pivalone 1%

Khi dùng thuốc Pivalone 1%, người bệnh có thể gặp tác dụng không mong muốn như:

  • Dị ứng;
  • Phù mạch;
  • Khô niêm mạc mũi;
  • Đau mũi;
  • Phù mặt.

Mặc dù các tác dụng phụ này sẽ hết khi ngừng thuốc Pivalone 1% nhưng nếu gặp phải thì người bệnh cũng cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

6. Lưu ý khi dùng thuốc Pivalone 1%

  • Cần vệ sinh mũi thật sạch trước khi dùng thuốc Pivalone 1%.
  • Nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân thì cần cân nhắc điều trị bằng 1 kháng sinh toàn thân thay vì thuốc thuốc Pivalone 1%.
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Pivalone 1% cho người bị suy gan, suy thận nặng.
  • Phụ nữ cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn dùng thuốc Pivalone 1%.
  • Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Pivalone 1% có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Pivalone 1%, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Pivalone 1% điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng MyVinmec. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Công dụng thuốc Kodemin
  • Xét nghiệm Fructosamine và bệnh tiểu đường
  • Công dụng thuốc Inbacid 10