Tóm tắt ý nghĩa thị trường marketing của honda

Tóm tắt ý nghĩa thị trường marketing của honda

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM

ĐỖ VĂN TÍNH – KHOA QTKD

Xe máy là phương tiện đi lại cơ động và thuận tiện nhất đối với hệ thống giao thông của Việt Nam. Với một chiếc xe máy bạn có thể dễ dàng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: đi làm, đi chơi, vận chuyển…. Người Việt Nam đã có thói quen sử dụng xe máy để đi lại trong khoảng cách ngắn và thường xuyên.

Bất cứ người nào cũng có thể sở hữu một chiếc xe máy với giá cả hợp lý, trong khi ô tô vẫn nằm ngoài khả năng tài chính của đại bộ phận dân cư. Cũng chính vì thế mà thị trường xe máy Việt Nam là một thị trường sôi động và giàu tiềm năng với cuộc chiến tranh giành thị phần của các hãng như: Honda, Yamaha, Suzuki, Piagio, SYM… Honda là một thương hiệu xe máy có lịch sử phát triển lâu dài, vững chắc và tạo lập được uy tín trên thị trường. Nó quen thuộc đến nỗi cứ khi nhắc tới xe máy là người ta lại nghĩ tới Honda. Honda cũng là công ty đầu tiên có mặt tại Việt Nam và đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, đạt được những thành công đáng kể với các sản phẩm đa dạng hướng tới nhiều đối tượng có các mức thu nhập khác nhau. Bên cạnh đó, Honda Việt Nam(HVN) còn đưa đến cho người dân Việt Nam cái nhìn hiểu biết hơn về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường thông qua các chương trình tuyên truyền trong thời gian dài. Qua đó, HVN đã gửi gắm thông điệp của mình "Tôi yêu Việt Nam" tạo nên cái nhìn thiện cảm đối với người dân Việt Nam.

Là một công ty của Nhật Bản đã rất thành công tại thị trường Mỹ, Châu âu trước khí thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Honda đã từng bước chiếm lĩnh được thị phần tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thị phần ô tô và xe gắn máy. Những kinh nghiệm, bài học về chiến lược kinh doanh của Honda trên các thị trường quốc tế mà đặc biệt là tại thị trường Việt Nam rất đáng để chúng ta xem xét, đánh giá và học tập.

Địa chỉ        : Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Điện thoại  : (84)-211-868888

Fax               : (84)-211-868910

Website      : www.honda.com.vn

Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh gồm 03 đối tác: Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%), Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%).

Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948 bởi Soichiro Honda, ban đầu chỉ là cơ sở sản xuất pít-tông. Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền. Sau chiến tranh, cơ sở sản xuất pít-tông Honda gần như bị phá hủy. Soichiro Honda lập một công ty mới mà tiếng Nhật gọi là "Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda". Công ty Honda Hoa Kỳ được thành lập năm 1958. Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga. Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới.

Ở Việt Nam, Honda mới chỉ hình thành và phát triển được 17 năm (tính từ năm 1996-2012).

1996Xuất xưởng chiếc xe Super Dream đầu tiên

1999  Ra mắt xe Future 

2004 Ra mắt xe Wave ZX và Future II

2006  khánh thành nhà máy ô tô và Giới thiệu xe tay ga CLICK ra thị trường

2007 Ra mắt xe Air Blade – kiểu xe tay ga hoàn toàn mới và xe Future Neo FI – với công nghệ phun xăng điện tử, thân thiện với môi trường.

2009  Ra mắt xe Wave 110 hòan toàn mới ra mắt xe SH – dòng xe tay ga cao cấp đầu tiên

2010  Ra mắt xe PCX công nghệ thân thiện với môi trường

2011 Ra mắt xe tay ga Vision – Xe ga tiêu chuẩn dành cho mọi người

2012  Giới thiệu CR-V phiên bản Đặc biệt (Tháng 7  Honda Việt Nam ra mắt SH 2012, Tháng 8 Giới thiệu Honda Civic 2012 thế hệ 9).

Tính đến nay, Honda đã xây dựng 2 nhà máy với tổng công suất sản xuất là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới.

Các mặt hàng của Honda

Các sản phẩm xe máy của Honda Việt Nam hiện nay khá đa dạng bao gồm: xe Wave 110, Air Blade, Wave RS, Wave S, SH, Lead, Click, PCX... sử dụng công nghệ phun xăng điện tử, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Cùng với việc phát triển sản phẩm, Honda Việt Nam còn mở rộng mạng lưới với 437 các cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm trên toàn quốc (Head). Hệ thống Head là sự kết hợp của 4 dịch vụ: bán hàng - phụ tùng - dịch vụ - hướng dẫn lái xe an toàn với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề.

Không chỉ thành công trong lĩnh vực xe máy, mà sản phẩm ôtô mang nhãn hiệu Civic, CR-V... của Honda cũng đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Năm 2006, nhà  máy sản xuất ôtô với công suất 10.000xe/năm cho ra đời mẫu xe đầu tiên. Chỉ sau hơn 3 năm Honda Việt Nam là hãng sản xuất ô tô đứng thứ nhất về mức độ thỏa mãn khách hàng đối với dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại thị trường Việt Nam (kết quả khảo sát đánh giá do J.D Power châu Á - Thái Bình Dương tiến hành năm 2009).

Ngoài ra còn Sản phẩm công nghệ như robot, asimo và máy bay phản lực như Honda zet.

Bên cạnh đó, công ty Honda Việt Nam còn rất chú trọng tới các hoạt động xã hội như thành lập Trung tâm Lái xe an toàn nhằm góp phần phổ cập kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn cho người dân. Ngoài ra, Honda Việt Nam còn chú trọng tới các hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ giáo dục và từ thiện như “Tôi yêu Việt Nam”, “Be U-nik”, “Be U with Honda”, “Ý tưởng trẻ thơ”... đã đưa tên tuổi Honda gắn bó với từng người dân Việt Nam trong suốt 15 năm qua. Trong tương lai Honda Việt Nam phấn đấu trở thành “Công ty xã hội mong đợi”

Viễn cảnh và sứ mệnh

Viễn cảnh: “Trở thành tập đoàn sản xuất ô tô, xe máy và các sản phẩm công nghệ hàng đầu Thế Giới”.

Sứ mệnh: Honda duy trì một quan điểm toàn cầu là cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất nhưng ở mức giá hợp lý tạo ra sự hài lòng cho khách hàng trên toàn thế giới. Nhiệm vụ của Honda là :

Tiếp tục tạo ra những tham vọng.

Tôn trọng những nguyên tắc cơ bản, phát triển ý tưởng mới, và sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất.

Khuyến khích một môi trường làm việc cởi mở, năng động.

-    Tập trung vào các giá trị của việc nghiên cứu và phát triển.

Nhãn hiệu:

Tên gọi:  HONDA – vừa mạnh mẽ, vừa độc đáo, font chữ được thiết kế chữ in hoa màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ và sáng tạo

Logo: Nhìn vào logo này tất cả mọi người đều biết đây là logo của hãng xe Honda Việt Nam. Logo cánh chim quen thuộc này đã để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tâm trí người dân Việt.

Sologan: “The Power Of Dream”.

Mỗi người đều có một giấc mơ, một mục tiêu hoạt động làm cho cuộc sống của chúng ta thêm sâu sắc và có ý nghĩa hơn. Khi chúng tôi theo đuổi ước mơ, chúng tôi cảm thấy được sức mạnh.

Một sologan thành công thường mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi dậy được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm. Với Honda thay vì phải nói dài dòng về tiêu chí của công ty muốn hướng đến. công ty đã dùng sologan “The Power Of Dream”. Nói lên tiêu chí mà công ty muốn mang tới cho người tiêu dùng. Honda Việt Nam muốn mang đến cho mỗi người dân Việt Nam sự an toàn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Câu sologan này như một thông điệp mà Honda muốn gửi đến mọi khách hàng: “trở thành một công ty được xã hội mong đợi, nỗ lực hết mình vì sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam ”.

Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 3 đối tác:

- Công ty Honda Motor ( Nhật Bản - 42%)

- Công ty Asian Honda Motor ( Thái Lan – 28%)

- Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (Việt Nam – 30%)

Tiềm năng phát triển thị trường của Honda tại Việt Nam

Môi trường vĩ mô

* Yếu tố về văn hóa xã hội

Xe máy là phương tiện phổ biến. Người Việt Nam đã có thói quen sử dụng xe máy để đi lại trong khoảng cách ngắn và thường xuyên, nhu cầu về xe máy ở Việt Nam là rất lớn.

Dân số: đông dân thứ 13 thế giới.

Tâm lý chuộng hàng ngoại của người dân Việt Nam.

Ngoài ra Honda cũng tích cực tham gia các chương trình văn hóa, xã hội như tài trợ cho giải bóng đá U21, sao mai điểm hẹn, con đường âm nhạc......Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” là một trong những chương trình được yêu thích nhất trên VTV3, VTV1  

Đài truyền hình Việt Nam.Chương trình này đã tạo ấn tượng cực kỳ tốt trong tâm lý của người dân Việt Nam, giúp  người dân hiểu được Honda là đơn vị có trách nhiệm xã hội rất cao.

* Yếu tố về địa lý

xe máy rất thích hợp với những con đường nhỏ với nhiều ngóc nghách từ thành thị đến nông thôn.

Đường bờ biển dài, giao thông đường biển thuận lợi

Tuy nhiên cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nạn kẹt xe trở thành vấn đề với chính phủ do đó chính phủ Việt Nam đã quy định về xe rất chặt chẽ, dùng các loại thuế với mục đích hạn chế lượng xe cộ.

* Yếu tố về công nghệ

Xe máy rất phổ biến tại Việt Nam, hầu hết người dân đều có thể sử dụng xe máy.

Ngành công nghiệp chế tạo và lắp ráp là ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng kĩ thuật cao. Vì thế mà cạnh tranh trong môi trường này là rất quyết liệt. Honda với lợi thế về quy mô, cùng với nền tảng công nghệ của mình đã đầu tư công nghệ hiện đại, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, mặc khác bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm hiện đại, tiện nghi nhưng lại thân thiện.

Sự phát triển của khoa học nổi trội là internet. Honda xây dựng các trang quảng cáo riêng với tất cả các thông tin. Người mua tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại. Honda tiết kiệm chi phí quảng cáo và dễ thành công trong giao dịch.

* Yếu tố chính trị

Nền chính trị Việt Nam ổn định, tạo ra sự an tâm cho các nhà đầu tư khi tiến hành kinh doanh tại Việt Nam.

Nghành xe máy chịu tác động của thuế, luật thương mại, luật kinh doanh.

Xe máy được nhập nguyên chiếc từ nước ngoài phải chịu thuế suất 30-40%, những linh kiện được nhập khẩu về lắp ráp trong nước cũng phải chịu thuế suất 20-25% thì rõ rang, những chiếc xe nội địa hóa sẽ có ưu thế lớn trong cạnh tranh về giá cả, đặc biệt là những dòng xe có giá vừa phải.

Luật pháp Việt Nam quy định đủ 18 tuổi mới được sử dụng xe máy làm hạn chế về độ tuổi sử dụng xe máy

* Yếu tố về kinh tế

So với các nước trong khu vực, có lợi thế về chi phí nhân công, chi phí sử dụng tài nguyên thấp. Chính phủ có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Quy mô thị trường hấp dẫn, GDP đứng thứ 42 thế giới.

Môi trường vi mô (môi trường ngành):

Theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter:

* Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Honda trên thị trường xe máy là: Yamha, Suzuki, SYM, piggo.

Yamaha: gia nhập thị trường xe máy sau HVN một năm nhưng Yamaha đã chiếm được vị trí tương đối vững chắc trong thị trường xe máy Việt Nam. Yamaha có lợi thế hơn Honda ở chủng loại, chủng loại của hãng này rất phong phú đa dạng, rất hợp thời trang. Các loại xe cạnh tranh cao với Honda như xe Mio Classical, nouvo, Jupiter, Sirius, noza, ….

SYM: năm 2009 SYM chiếm 9% thị trường xe máy Viêt Nam. SYM sử dụng kênh phân phối qua các đại lý trên toàn quốc, khuyến mãi tặng mũ bảo hiểm cho khách hàng và tổ chức sự kiện “10 năm thành lập SYM”. Với chất lượng và uy tín cũng như sụ tiềm tòi, cải tiến không ngừng với những sản phẩm mẫu mã đẹp chất lượng cao như xe cub  (angel, magic, star, amigo, bonus, husky…) xe scooter (Attila, excel, HD, GTS). SYM ở Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nhãn hiệu được người Việt Nam ưa dùng và tin tưởng.

Suzuki: hệ thống  đại lý có mặt rộng khắp cả nước( trong đó có hơn 16 đại lý và trung tâm bảo hành tại Hà Nội), Suzuki còn đưa ra thị trường các kiểu xe mới như shogun R125(giá 23,5vnd/xe) smash 110 (giá 15,7vnd/xe) revo 110cc, hayate …người Việt Nam đã dần chấp nhận và ủng hộ sản phẩm của công ty.

Piago: vào thị trường khá muộn nhưng hãng xe này tập trung vào thị trường xe tay ga cao cấp như vespa, Beverly, liberty, zip, fly…

Bên cạnh các hãng xe trên còn các hãng xe trung quốc tuy không có thương hiệu nhưng giá cả lại rẻ có thể cạnh tranh trên phân khúc xe số theo thu nhập.

Cạnh tranh là rất mạnh vì vậy thường xuyên phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh. luôn thay đổi chiến lược để cạnh tranh hơn nữa.

* Sức ép từ nhà cung cấp :   không đáng kể Là những công ty ở nhật Bản.

* Sức ép từ khách hàng:

Honda Việt Nam là một công ty hướng về khách hàng. Người Việt Nam ưa chuộng những màu sắc nổi bật như màu đỏ, nâu, xanh, tím than đã nhận ra điều này và có thể thấy các mẫu xe của họ sản xuất chủ yếu là những màu sắc như thế (xe dream màu nâu, các dòng xe wave, future có màu đỏ và xanh).

Áp lực cạnh tranh lớn vì nhiều đối thủ cạnh tranh nên sự lựa chọn của khách hàng phong phú. Nhưng đa số người tiêu dùng chưa có những đòi hỏi quá khắt khe về 1 số đặc tính chuyên biệt của sản phẩm.

Chiến lược khách hàng của Honda họ giải quyết bất kỳ khiếu nại nào.

Phải nâng cao hơn nữa dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình để có thể tạo nên nhiều khách hàng trung thành và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: chưa xuất hiện nhưng với một thị trường được nhận định là rất tiềm năng nên đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là có trong tương lai. Lớn nhất là nhà sản xuất xe điện, xe đạp điện, xe đạp hoặc các nghành khác như sản xuất robot, điện tử…..

* Sản phẩm thay thế: ôtô, xe đạp điện, xe đạp. Rõ ràng vào thời điểm khi Honda xâm nhập thị trường Việt Nam còn đang mới phát triển, các sản phẩm thay thế chưa phải là một sức ép lớn. Thị trường Việt Nam đang là nước tiêu thụ xe máy nhiều trên Thế giới.

Hình thức thâm nhập của Honda tại thị trường Việt Nam

Ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam Honda đã chú tâm tới việc xây dựng các cơ sở phân phối và bán hàng của hãng tại các trung tâm thành phố lớn từ từ len lỏi tới các cơ sở cấp huyện và thị trấn. Honda có hai loại kênh phân phối chính: Các sản phẩn xe máy đến với người tiêu dùng qua các đại lý được Honda ủy nhiệm còn gọi là Head.

Tùy từng giai đoạn phát triển, và từng loại hình sản phẩm, Công ty Honda đã đưa ra chiến lược kinh doanh cấp công ty khác nhau.

- Trước năm 1996: Công ty Honda thâm nhập thị trường Việt Nam bằng hình thức xuất khẩu xe Super Cub và Dream. Honda sử dụng hình thức thâm nhập này vì khi đó hành lang pháp lý của Việt Nam đối với công ty nước ngoài còn cao, rườm rà. Trong khi đó nhu cầu xe máy ở thị trường Việt Nam bắt đầu phát triển. Đây chính là chiến lược quốc tế - International Strategy của Honda.

- Năm 1996: Honda đã mở Công ty liên doanh và đã đưa ra thị trường Việt Nam xe máy Super Dream. Đây chính bước chuyển sang một chiến lược mới của Honda tại thị trường Việt Nam, đó chính là áp dụng chiến lược đa quốc gia – Multidomestic strategy. Honda đã dự đoán trong tương lai không xa, thị trường tiềm năng Việt Nam sẽ xuất hiện rất nhiều các đối thủ cạnh tranh, tất yếu sẽ xuất hiện một cuộc cạnh tranh về chi phí thấp. Do đó nếu ngay từ lúc này xây dựng một nhà máy sản xuất liên doanh tại Việt Nam chính là bước đi tiên phong và là lợi thế trong cuộc đua về giảm chi phí sau này.

Các chiến lược Honda áp dụng tại Việt Nam:

Chiến lược chi phí thấp 

Mục tiêu của Honda là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất. Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho sản phẩm là xe máy. Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt Nam để tận dụng được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam. Bên cạnh đó, Honda cũng chú trọng đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng sản phẩm nhắm tới các khách hàng mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc giá rẻ đến dòng xe phân khúc cao cấp. Điển hình là năm 2002, Honda đưa ra dòng xe máy Wave anpha có giá 13.690.000 VND, chất lượng bền, kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp nhu cầu người tiêu dùng nông thôn – thu nhập thấp. Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp này đã giúp Honda chiếm lĩnh được thị trường nông thôn 70% dân số Việt Nam.

Thành công:

Honda Việt Nam đã thành công với các dòng xe giá thấp nhưng chất lượng khá tốt như Super Dream, Wave α. Các dòng xe này đã mang lại sự thỏa mãn cao cho người tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu kinh doanh tại Việt Nam Honda đã vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ xe máy giá rẻ của Trung quốc nhưng thông qua chiến lược chi phí thấp Honda đã cho ra đời sản phẩm xe lắp ráp tại Việt Nam là Wale α với giá tương đương so với xe máy trung quốc nhưng chất lượng thì cao hơn, qua đó giúp Honda giành lại thị phần và ngày càng lớn mạnh tại VN.

Hạn chế:

Chiến lược chi phí thấp đã mang lại thành công lớn cho Honda Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện chiến lược. Mức giá Honda đưa ra cho một số sản phẩm vẫn còn cao, công ty vẫn có thể giảm hơn nữa mức giá thông qua việc nâng cao quản lý chi phí nguồn nhân lực và sự chênh giá giữa giá công ty đề xuất và giá thị trường.

Chiến lược khác biệt hóa

Sản phẩm của Honda được biết đến bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm nhiên liệu. Với bất kì dòng sản phẩm nào, Honda luôn cách tân kiểu dáng, kĩ thuật để phù hợp với người tiêu dùng.

Ngoài ra Honda còn đưa vào thị trường Việt Nam dòng sản phẩm chất lượng cao như xe máy SH và mới đây nhất là CPX. Đây là dòng sản phẩm cao cấp với nhiều tính năng được trang bị riêng, vượt trội để nhằm hướng đến lượng khách hàng có thu nhập cao, giới trẻ, thích sản phẩm thời thượng, đẳng cấp.

Thành công:

Honda đưa ra một tiêu chí khác biệt hóa rất thuyết phục để khách hàng mua sản phẩm là “tiết kiệm nhiên liệu”. Với việc đưa ra thị trường công nghệ FI, phun xăng điện tử, Honda Việt Nam đã đánh trúng tâm lý khách hàng khi mà giá xăng tăng liên tục, góp phần tăng nhanh thị phần.

Bên cạnh đó công ty đưa ra chiến lược hướng vào giới trẻ, phần dân số đang chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dân số, Honda lấy khẩu hiệu rất trẻ trung là “Be U with Honda” cùng với đó là chiến lược quảng cáo rầm rộ trên báo đài, tạo nên một hình ảnh mới trẻ trung cho Honda vốn được coi là sản phẩm cho những người thuộc thế hệ trước. Sản phẩm của Honda luôn cải tiến về mẫu mã, màu sắc bắt mắt để bắt kịp sự năng động của giới trẻ.

Hạn chế:

Công nghệ tạo ra sự khác biệt hóa của Honda không có sự đột phá chỉ là cải tiến công nghệ hiện có do đó sự cải tiến của Honda nhanh chóng bị các công ty khác đưa ra các sản phẩm tương tự.

Chiến lược trọng tâm 

Ngoài dòng sản phẩm trên, Honda còn đưa ra 1 số dòng sản phẩm phù hợp với khách hàng là nữ  như tính tiện dụng và thời trang trong khi giá thành chỉ ở mức trung bình. Đây là loại xe sử dụng rất dễ dàng, không cần đến côn, số, Box đựng đồ lớn có thể chứa được nhiều thứ quan trọng... loại xe này có nhiều thiết kế phong phú, độc đáo, sang trọng, phù hợp với cá tính của lớp trẻ, đặc biệt phụ nữ. Vì vậy mà xe tay ga của Honda ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Công ty Honda Việt Nam đã tung ra thị trường loại xe tay ga mới mang tên Click, và sau đó lần lượt là: Air Blade( 4-2007), Click Play( 9- 2008), Lead( 12- 2008)

Thành công:

Một thành công khác trong chiến lược kinh doanh của Honda có thể nói đến là chiến lược trọng tâm. Nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng của nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng tay ga với nhiều yêu cầu cao, công ty đã nhanh chóng đưa ra các sản phẩm xe tay ga cho phân khúc cao cấp: SH, Spacy, @. Dòng xe này được Honda liên tục cải tiến đế đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài dòng xe cao cấp SH Honda Việt Nam cũng đưa ra những sản phẩm như PSi, @,... Tại đây Honda đã tạo lập một phân khúc mới cho thị trường xe ga cao cấp, qua đó cạnh tranh trực tiếp để giành được rất nhiều thị phần xe ga của Piagio và các hãng xe khác.

Hạn chế:

Bên cạnh đó chiến lược trên cũng xuất hiện nhiều hạn chế: Giá luôn đặt mức cao như xe SH, Spacy, @, PS, … khiến cho doanh số bán hàng thấp, xe thường xuyên bị tồn kho gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Hình ảnh về Honda đã bị ảnh hưởng xấu khi để giá quá cao, tạo sự khan hiếm giả tạo để luôn đẩy giá lên. Chất lượng các dòng xe trong chiến lược trọng tâm không có nhiều sự cải tiến, thường chỉ có sự thay đổi về kiểu dáng.

Hiệu quả chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam

Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty nói chung và Honda nói riêng thường phải điều chỉnh hoạt động và sản phẩm của họ cho phù hợp với những điều kiện thực tế. Do đó đối với mỗi giai đoạn, mỗi phân đoạn thị trường khác nhau Honda Việt Nam lại có các chiến lược kinh doanh khác nhau.

Như đa số công ty kinh doanh hiện đại, kể cả trong nước cũng như thế giới, việc nhà bán hàng bán sản phẩm qua trung gian phân phối (được gọi là nhà phân phối, đại lý, hoặc đại lý ủy quyền) là rất phổ biến. Việc này có những ưu điểm vượt trội so với mô hình bán hàng trực tiếp từ chính hãng. Bằng mô hình này, Honda VN tận dụng được nguồn lực sẵn có của các trung gian, từ tiền vốn, con người, quản lý đến dịch vụ khách hàng và cả mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng cũng như các cơ quan công quyền tại thị trường ở các địa phương. Hơn ai hết, Honda hiểu rằng nhà phân phối là cánh tay nối dài của họ trên thị trường, họ đã biết tận dụng sức mạnh của các Head để thâm nhập và chinh phục thị trường Việt Nam với những con số sau ta có thể thấy được đều này với: Công suất 2 nhà máy sản xuất xe máy là 1,5 triệu xe/năm và nhà máy lắp ráp ô tô là 10.000 xe/năm. Doanh thu hàng năm trên 1 tỷ USD, Honda Việt Nam là doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam.

Tóm lại, Honda kinh doanh tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nhưng sản phẩm chủ yếu của Honda là xe máy và xe hơi cá nhân. Mỗi sản phẩm lại gồm nhiều phân khúc, như: Phân khúc xe bình dân, phân khúc xe hạng trung và phân khúc xe hạng sang. Vì vậy để kinh doanh tốt tại thị trường Việt Nam Honda cần sử dụng và kết hợp nhiều chiến lược.

Chiến lược cạnh tranh

Chiến lược chi phí thấp

Giai đoạn 1998-2000 là giai đoạn khó khăn nhất của Honda khi một loạt các thương hiệu xe máy của Trung quốc tràn ngập vào Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nông thôn và khách hàng thu nhập thấp. Honda đã có những phản ứng kịp thời bằng việc cho ra đời các sản phẩm xe máy Wave Alpha, RS, RSX với giá chỉ từ 14 đến 17 triệu đồng/ xe và đã lấy lại được khoảng 70% thị phần trong phân khúc này. Tuy nhiên, theo G2, Honda cần phải xác định lại mức “chi phí thấp” đối với các sản phẩm của mình cũng như “nhà thu nhập thấp” nhưng chỉ những người có thu nhập trung bình hoặc cao mới có thể mua được.

Nếu chúng ta làm một phép tính với mức lương tối thiểu hiện tại của người dân Việt Nam là 730.000 đồng / tháng tương đương khoảng 8.760.000 đồng/ năm và nếu chỉ làm và không ăn uống gì thì phải mất ít nhất 2 năm thì một người lao động bình thường mới có thể mua được một chiếc xe máy của Honda. Trong khi đó, nếu chọn sản phẩm của Trung quốc, người tiêu dùng chỉ phải trả 6 triệu đồng cho một lô 3 chiếc. Giải pháp cho vấn đề giảm chi phí cho các sản phẩm xe máy của Honda là Honda cần phải đa dạng hóa và nội địa hóa đối với các linh kiện xe để đảm bảo rằng sản phẩm của Honda giá thấp, chất lượng tốt nhưng Honda vẫn thu được lợi nhuận.

Chiến lược khác biệt hóa

Nếu so với các sản phẩm của Honda thi các sản phẩm của Trung quốc có mẫu mã không kém gì các sản phẩm của Honda vì mẫu mã sản phẩm là thứ có thể bắt chước rất dễ dàng. Để khác biệt hóa Honda cần tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật như công nghệ phun xăng điện tử PGI và công nghệ PCX “xe dừng, động cơ cũng ngừng theo”. Những khác biệt này Honda cần áp dùng rộng rãi cho các dòng xe để người tiêu dùng được hưởng lợi và bản thân Honda cũng tăng được doanh thu nhờ tăng được doanh số bán xe.

Chiến lược trọng tâm

Ngoài phân khúc xe cho khách hàng nữ, Honda có thể áp dụng chiến lược trọng tâm vào một số phân khúc khác nữa như xe phân khối lớn, xe thể thao. Đây là phân khúc tiềm năng nhưng các hãng xe khác như Suzuki, SYM chưa có sản phẩm.